TextBody
Huy chương 2

Nghiên cứu xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu sông Đắk Bla

05/01/2018

Trong những năm gần đây, lũ lụt ở Việt Nam xảy ra thường xuyên với những diễn biến phức tạp. Lưu vực sông Sê San nằm trong vùng khí hậu phức tạp, mưa lũ lớn cùng với việc có nhiều hồ chứa thượng nguồn làm cho việc quản lý lũ và vận hành hệ thống hồ chứa trên lưu vực sông Sê San trở nên phức tạp hơn.

Việc xây dựng các bộ bản đồ ngập lụt sẽ giúp cho các nhà quản lý, vận hành trong việc quản lý lũ và vận hành hồ chứa. Bộ mô hình tính toán thủy văn thủy lực của viện thủy lực Đan Mạch DHI đã được nhiều đơn vị nghiên cứu ở Việt Nam sử dụng trong các nghiên cứu về tài nguyên nước và xây dựng bản đồ ngập lụt. Trong nghiên cứu này, bộ mô hình MIKE được ứng dụng để tính toán dòng chảy trên sông Đăk Bla là một nhánh chính của sông Sê San chảy qua thành phố Kon Tum. Kết quả tính toán cho thấy mô hình MIKE phù hợp để tính toán thủy văn thủy lực trên sông Đắk Bla với chỉ tiêu Nash đạt từ 0.65 đến 0.92. Nghiên cứu cũng đã sử dụng trận lũ năm 2009 để mô phỏng ngập lụt vùng hạ lưu sông Đăk Bla và sử dụng ảnh vệ tinh năm 2009 để kiểm tra kết quả bản đồ ngập lụt. Nghiên cứu cũng đã xây dựng chuỗi bản đồ ngập lụt ứng với các cấp báo động 1, 2, 3 + 1m và 3+2 m tại trạm thủy văn Kon Tum.

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Sông Đak BLa là nhánh trái của sông Sê San có diện tích lưu vực 3507 km2, bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Cơ Rinh cao 2025m, phía Bắc giáp với hệ thống sông Thu Bồn, phía Đông giáp với hệ thống sông Ba, phía Nam là hạ lưu sông Sê San. Sông Đắk Bla chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và hợp với sông Sê San cách Ya Ly 16 km về phía hạ lưu. Từ phần trung lưu đến chỗ hợp lưu với Prông Pôkô sông chảy trên cao nguyên cổ Kon Tum với độ dốc khoảng 1,3%, lòng sông uốn khúc, nhiều ghềnh, thung lũng có nhiều lòng cũ và bãi bồi, mang nét điển hình của sông đồng bằng. Tốc độ chảy trung bình của sông vào khoảng 0,2 - 0,5m/s với độ rộng lòng sông thay đổi từ 15 - 20m trong mùa kiệt và 1,5-3m/s với độ rộng lòng sông thay đổi từ 100 - 200m trong mùa lũ, với những năm lũ lớn mặt nước rộng đến trên 400m.

Độ cao nguồn sông là 1650m, tại vị trí nhập lưu vào Sê San có độ cao là 1100m. Đổ vào Đắk Bla có 18 nhánh sông suối chính, có độ dài đa số từ 10 - 70km. Những suối lớn nhất là Đắk Akol, Đak Pơ Ne, Ia Krom với tổng diện tích lưu vực chiếm 60% diện tích lưu vực sông Đắk Bla. Mật độ lưới sông Đắk Bla là 0,49km/km2 với hệ số uốn khúc 2,03, độ dốc trung bình lòng sông chính là 4%0.

Trên sông Đăk Bla đoạn từ làng Kon ChDri đến giáp ngã ba sông Sê san - Sông Krông Pôkô, dòng sông Đăk Bla  chảy theo hướng Tây trên cao nguyên cổ Kon Tum, sông có nhiều đoạn uốn khúc và thung lũng có nhiều lòng cũ, bãi bồi mang nét điển hình của sông đồng bằng. Vì vậy hàng năm khi có lũ lớn, thường bị ngập lụt ở vùng bãi bồi ven sông Đăk Bla thuộc thành phố Kon Tum gây thiệt hại mùa màng, tính mạng và tài sản của nhân dân. Diện tích ngập hàng năm khoảng 1000 ha, thời gian ngập tương đối ngắn khoảng nửa ngày đến 1 ngày [...]

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

II.1. Tổng quan về các nghiên cứu ứng dụng thủy văn thủy lực xây dựng bản đồ ngập lụt

II.2 Mô hình thủy lực MIKE 11

III. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN

III.1 Xây dựng sơ đồ thủy lực mạng lưới sông

III.2. Kết quả tính toán mưa dòng chảy bằng mô hình NAM

III.3. Kết quả tính toán thủy lực bằng mô hình MIKE 11

III.4. Kết quả xây dựng bản đồ ngập lụt

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]        Bull., J. L. (1997), Magnitude and variation in the contribution of bank erosion to the suspended sediment load of the River Severn. UK. Earth Surf. Process. Landforms, Vol 22., 1109-1123.

[2]        Chow, V.T, và nnk. (1998), Applied Hydrology, McGraw-Hill, ISBN 0-07-010810-2

[3]        Đặng Đình Đoan, Nguyễn Hoàng Sơn, Ngô Anh Quân, (2013), Ứng dụng viễn thám và GIS nghiên cứu nguy cơ xói lở trên sông Sê San, tuyển tập Báo cáo khoa học công nghệ toàn quốc năm 2013, trang 114-121

[4]        DHI (2007), MIKE 11, A Modelling System for Rivers and Channels, Reference Manual, 516 pp

[5]        DHI (2007), MIKE 11 A modelling system for Rivers and Channels User Guide, 460 pp

[6]        Hà Văn Khối - Đỗ Cao Đàm và NNK (1993), Thuỷ văn công trình, NXB Nông nghiệp,.

[7]        Hoàng Thanh Tùng, L. V. Nghinh, (2006), Các giải pháp phòng chống lũ lụt giảm nhẹ thiên tai ở Miền Trung, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường số 14 - 2006.

[8]        Lê Văn Nghinh và nnk, (2006), Giáo trình cao học Thủy lợi Mô hình toán Thủy văn, do nhà xuất bản Xây dựng

[9]        Maidment D.R. (1993). Handbook of Hydrology. 1st Edition. NewYork. McGraw Hill, Inc. p3.19.\Danish Hydraulic Institute (DHI). NAM Technical Reference and Model Documentation.

[10]      Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Lại, Phạm Phò, (1973)., Thuỷ văn công trình, NXB Nông thôn, Đại học thuỷ lợi, Hà nội

[11]      Vũ Minh Cát, và nnk, (2007). Hợp tác nghiên cứu xây dựng công nghệ dự báo lũ trung hạn kết nối với công nghệ điều hành hệ thống công trình phòng chống lũ cho
đồng bằng sông Hồng – sông Thái Bình, Đề tài cấp nhà nước giai đoạn 2006-2007


Xem bài báo tại đây: Nghiên cứu xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu sông Đắk Bla

Tác giả: Đặng Đình Đoan, Ngô Anh Quân
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
Nguyễn Hoàng Sơn
Khoa Thủy văn và Tài nguyên nước
Nguyễn Ngọc Thế
Trường Cao đẳng Công nghệ Kinh tế và Thủy lợi Miền Trung

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI  

Ý kiến góp ý: