Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ sạt lở đất cho khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam
04/01/2024Trong 10 năm trở lại đây thiên tai xảy ra thường xuyên và khốc liệt hơn cả về tần suất xuất hiện cũng như cường độ vượt quá khả năng dự báo trước đây của chúng ta, đặc biệt là thiên tai do lũ quét và sạt lở đất ở vùng miền núi; đây là thiên tai gây ra nhiều thảm hỏa chết người bất ngờ cũng như khó dự báo nhất. Để có thể chủ động hơn trong công tác phòng chống thiên tai cũng như quy hoạch bố trí dân cư, cơ sở hạ tầng một cách an toàn thì chúng ta cần phải nghiên cứu để có thể phân vùng được nguy cơ sạt lở đất là hết sức cần thiết và cấp bách. Trong khuôn khổ bài báo này, nhóm tác giả giới thiệu phương pháp xây dựng bản đồ nguy cơ sạt lở đất dựa trên tích hợp mô hình thứ bậc AHP và GIS với cơ sở dữ liệu là các điều kiện tự nhiên về địa hình, địa mạo, địa chất, địa chất thủy văn, khí tượng thủy văn, thảm phủ, ... Kết quả đã xác định, phân vùng được các điểm có nguy cơ sạt lở đất cao ảnh hưởng trực tiếp đến dân cư. Đây là những thông tin rất quan trọng để chúng ta cung cấp cho chính quyền và người dân của Tỉnh Quảng Nam.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2. CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở dữ liệu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Xây dựng trọng số AHP cho các nhân tố
3.2. Xây dựng bản đồ đơn nhân tố chủ yếu gây sạt lở đất
3.3. Xây dựng bản đồ nguy cơ sạt lở đất cho 3 huyện nghiên cứu
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
4.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Vũ Việt, Nguyễn Ngọc Vinh, Nguyễn Văn Hết, Nguyễn Văn Lực, Đặng Thị Nga, Đoàn Tiến Đạt , Đánh giá hiện trạng, phân tích xác định nguyên nhân, cơ chế gây sạt lở đất; phân vùng nguy cơ sạt lở đất tập trung cho 3 huyện Nam Trà My, Phước Sơn và Bắc Trà My.
[2] Viện Địa chất, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2010), Báo cáo tổng kết đề tài: “Đánh giá hiện trạng, khoanh vùng cảnh báo chi tiết nguy cơ, đề xuất các giải pháp phòng tránh tai biến nứt đất và trượt lở đất làm cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam”.
[3] Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam, báo cáo Tổng kết công tác phòng, chống thiên tai năm 2020 và định hướng triển khai nhiệm vụ năm 2021.
[4] Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn, Xây dựng phương pháp tính trọng số để xác định chỉ số dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. Tạp chí khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, số 1S(2015).
[5] Saaty, T.L, Decision making with the Analytic Hierarchy Process, Int. J. Services, Sciences, 1, pp.83-89, 2008.
[6] Saaty, T.L. and Vargas L.G., Decision making in Economic, Political, Social, and Technplogycal Environment with the Analytic Hierarchy Process for Decisions in a Complex World. RWS Publications, Pittsburgh, 1995.
[7] Zhaoyang Wang, Landslide Monitoring Point Optimization Deployment Based on Fuzzy Cluster Analysis, Journal of Geoscience and Environment Protection, 2017, 5, 118-122.
[8] George Gaprindashvili, A New Statistic Approach towards Landslide Hazard Risk Assessment, International Journal of Geosciences, 2014, 5, 38-49
________________________________________________________________________
Chi tiết bài báo xem tại đây: Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ sạt lở đất cho khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam
Hoàng Ngọc Tuấn, Võ Thị Tuyết
Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: