Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá sự phù hợp của các dự án thủy điện với môi trường và áp dụng với các thủy điện trên dòng chính sông Mã tỉnh Thanh Hóa
27/07/2022Thủy điện là một trong những nguồn cung cấp điện chính tại Việt Nam. Bên cạnh việc góp phần quan trọng trong việc tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, thủy điện còn là nguồn năng lượng sạch, góp phần vào phát triển bền vững, và sử dụng nước đa mục tiêu. Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận, thủy điện cũng có nhiều bất lợi, ảnh hưởng xấu đến môi trường như: Làm giảm diện tích rừng đầu nguồn, mất đất sản xuất, thay đổi dòng chảy tự nhiên, làm cạn kiệt nguồn nước hạ du. Để có cơ sở sàng lọc các dự án thủy điện một cách đồng nhất, nhằm phát huy tối đa lợi ích từ thủy điện và giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường, thực tế đòi hỏi phải xây dựng những tiêu chí cụ thể về môi trường mà mỗi dự án thủy điện cần phải đạt được. Bài báo đề xuất xây dựng bộ tiêu chí, nhằm đánh giá sự phù hợp của các dự án thủy điện với môi trường, từ đó giúp cho việc xem xét lựa chọn các dự án khi quyết định đầu tư. Ngoài ra, bài báo cũng áp dụng bộ tiêu chí để đánh giá cho các dự án thủy điện trên dòng chính sông Mã, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu những hạn chế về mặt môi trường của các dự án thủy điện.
1. GIỚI THIỆU CHUNG
2. ĐỀ XUẤT BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ THỦY ĐIỆN PHÙ HỢP VỚI MÔI TRƯỜNG
2.1. Nhóm 1 - Các tiêu chí đánh giá sự phù hợp
2.2. Nhóm 2 - Các tiêu chí đánh giá hiệu quả
2.3. Nhóm 3 - Các tiêu chí đánh giá tác động đến môi trường tự nhiên và hệ sinh thái
2.4. Nhóm 4 - Tác động tới môi trường xã hội
3. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP VỚI MÔI TRƯỜNG CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TRÊN DÒNG CHÍNH SÔNG MÃ VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN TRÊN LƯU VỰC SÔNG
3.1. Đánh giá sự phù hợp với môi trường các dự án thủy điện trên dòng chính sông Mã
3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển thủy điện lưu vực sông
4. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] George Ledec, Juan David Quintero. “Good Dams and Bad Dams:Environmental Criteria for Site Selection of Hydroelectric Projects’’. Internet: https://openknowledge.worldbank.org/handle/10986/20226.
[2] Martina Zelenakova, Lenka Zvijakova, Pavol Purcz. “Small Hydropower Plant - Environmental Impact Assessment - Case Study.” Internet: https://pdfs.semanticscholar.org/0086/b8f73b3016831e3b5518aeedd2525a837411.pdf, Oct.25, 2000.
[3] Nguyễn Văn Thắng. “Nghiên cứu đánh giá tác động của phát triển thủy điện ở Việt Nam,” Đề tài, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội, 2006.
[4] Lê Bắc Huỳnh và cộng sự. “Điều tra khảo sát, nghiên cứu, đánh giá tác động và đề xuất cơ chế chính sách, giải pháp tăng cường quản lý khai thác hiệu quả các công trình hồ chứa thủy điện, thủy lợi ở Bắc trung Bộ,” Đề tài, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội, 2005.
[5] Lê Anh Tuấn, Đào Việt Nga, ‘’Phát triển thủy điện ở Việt Nam: Thách thức và giải pháp’’. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2016.
[6] Nguyễn Văn Sỹ. “Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường tích lũy của hệ thống hồ chứa lưu vực sông Ba,” Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội, 2006.
[7] Viện Quy hoạch thủy Lợi, "Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Mã," 2006.
[8] Viện Quy hoạch thủy lợi, "Rà soát quy hoạch lưu vực sông Mã," 2015.
________________________________________________________________________________________________
Chi tiết bài báo xem tại đây: Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá sự phù hợp của các dự án thủy điện với môi trường và áp dụng với các thủy điện trên dòng chính sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Mai Thị Hồng, Nguyễn Thị Mùi
Trường Đại học Hồng Đức
Lưu Văn Huyên
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: