TextBody
Huy chương 2

Nguyên nhân suy thoái giếng khoan khu vực có thành tạo bở rời vùng ĐBSCL - Đề xuất các giải pháp phục hồi nâng cao hiệu suất giếng khoan

16/03/2021

Vùng ĐBSCL với mật độ sông, rạch dày đặc, tuy nhiên vào thời điểm mùa khô thì nguồn nước ngọt cung cấp cho sinh hoạt lại khá khan hiếm do ảnh hưởng của xâm nhập mặn (từ biển) và ô nhiễm do nước phèn nội tại…

Do nhu cầu cần sử dụng nước ngọt quanh năm nên trên địa bàn ĐBSCL có hàng ngàn các giếng khoan công suất lớn đang hoạt động. Số lượng các giếng khoan ngày càng gia tăng hàng năm theo nhu cầu sử dụng nước. Tuy nhiên, dưới tác động của những tác nhân như ảnh hưởng của mặn, phèn, phiến sét,… và các chất hóa học tồn tại trong nước ngầm rất nhiều các giếng khoan sau một thời gian đưa vào sử dụng đã bị suy thoái làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng khai thác. Báo báo trình bày một số nghiên cứu của nhóm tác giả về những nguyên nhân gây suy thoái do nội tại bản thân các giếng khoan vùng địa chất có thành tạo bở rời của ĐBSCL và đưa ra các giải pháp khoa học công nghệ phù hợp để xử lý nhằm nâng cao hiệu suất khai thác các giếng khoan này.

1. MỞ ĐẦU

Theo thống kê chưa đầy đủ từ nguồn tài liệu cấp phép khai thác của Cục Quản lý tài nguyên nước, các Sở Tài nguyên và Môi trường, tài liệu khảo sát của Liên đoàn Điều tra và Quy hoạch Tài nguyên nước miền Nam, ở Đồng Bằng Nam Bộ (ĐBNB) [1] có khoảng 2.420 lỗ khoan khai thác nước dưới đất trong các tầng chứa nước đất đá bở rời, 116 giếng khai thác trong các tầng chứa nước bazan cùng đá cứng có đường kính và độ sâu khác nhau. Số lỗ khoan khai thác ở các tầng, phức hệ chứa nước được thống kê như sau: Các tầng chứa nước Pleistocen (qp1 và qp2-3): 432 lỗ khoan; Các tầng chứa nước Pliocen (n2): 1.840 lỗ khoan; Tầng chứa nước Miocen thượng (n13): 148 lỗ khoan; Phức hệ chứa nước trong các thành tạo Bazan: 66 lỗ khoan; Phức hệ chứa nước trong các thành tạo Jura: 50 lỗ khoan. Trong thực tế số lượng lỗ khoan khai thác có thể còn cao hơn nhiều lần do ở đây chưa tiến hành được công tác kiểm kê tài nguyên nước dưới đất...

2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, Đ ỊA CHẤT THỦY VĂN VÙNG ĐBSCL

2.1. Đặc điểm khí hậu

2.2. Địa hình, địa mạo và thổ nhưỡng

2.3. Đặc điểm địa chất và trữ lượng khai thác nước dưới đất an toàn

3. CÁC NGUYÊN NGUYÊN NHÂN SUY THOÁI DO NỘI TẠI BẢN THÂN GIẾNG KHOAN

3.1. Suy thoái do tác động của vi sinh vật

3.2. Tác động do hóa học

3.3. Tác động do cơ học

4. CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ SUY THOÁI NÂNG CAO HIỆU SUẤT GIẾNG KHOAN

4.1. Các bước xử lý suy thoái

4.2. Xử lý do lớp sỏi và cát quanh giếng bị đóng cặn, lèn chặt

4.3. Xử lý suy thoái do tác động của hóa học và sinh học

4.4. Phương pháp s ử dụng tác dụng của hóa chất

4.5. Phương pháp sử dụng tác dụng nhiệt

4.6. Phương pháp sử dụng khí CO2

5. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đoàn Văn Cánh và nnk (2015), Nghiên cứu tài nguyên nước dưới đất đồng bằng Nam Bộ, Đề tài KHCN cấp Nhà nước mã số KC.08.06/11-15, Bộ Khoa học và Công nghệ.

[2] Phan Vĩnh Cẩn và nnk (1990), Chống suy thoái giếng khoan khai thác nước ngầm, Đề Tài KHCN cấp Nhà nước.

[3] Trịnh Xuân Lai (2/2012), Giáo trình Quản lý vận hành và thiết kế nâng cấp Nhà máy nước, Nhà xuất bản Xây dựng.

[4] Đặng Ngọc Quý (4/2017), Đặc trưng của giếng khoan thân nhỏ và các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian, chi phí khoan và hoàn thiện giếng, Thăm dò và Khai thác Dầu khí.

[5] Lương Văn Thanh và nnk (2015-2018), Nghiên cứu công nghệ và giải pháp kỹ thuật để xử lý các giếng khoan có hiệu suất thấp và mực nước động nằm sâu phục vụ cấp nước sạch bền vững cho các vùng khan hiếm nước khu vực Nam bộ, Đề tài KHCN cấp Nhà nước mã số ĐT ĐL.CN-66/15, Bộ Khoa học và Công nghệ.

[6] Amjad Aliewi, House of Water and Environment, Well maintenance and rehabilitation Part I, Session 32.

[7] Environmental Security and Technology Certification Program (ESTCP) Project ER-0429, October, 2005, A review of biofouling controls for enhanced in situ bioremediation of groundwater.

[8] Internet, Google search images, https://www.alibaba.com/showroom/sodiumtripolyphosphate-

price.html.

[9] Orsorno Enterprise Inc., 976 Elgin Avenue, Canada, Well cleaning and disinfection new approach, 2008.

[10] Ray Reece, Water Well Product Manager, Utility Service Group, August, 2014, Water well rehabilitation technologies and well asset management.


Xem bài báo tại đây: Nguyên nhân suy thoái giếng khoan khu vực có thành tạo bở rời vùng ĐBSCL - Đề xuất các giải pháp phục hồi nâng cao hi ệu suất giếng khoan

Tác giả: 

Lương Văn Thanh, Phạm Văn Tùng, Nguyễn Trường Thọ,
Nguyễn Thanh Tùng,Hà Thị Xuyến, Lương Thu Hương

Viện Kỹ thuật Biển

                                                                                                             TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: