Nhóm tác giả của trung tâm Nghiên cứu thủy lực (Phòng TNTĐ) với giải pháp “Hệ thống hộp thép mạ kẽm bọc nhựa PVC chứa đá hộc liên kết dạng bậc so le bảo vệ mái hạ lưu đập đá đổ giảm lũ quét và bùn đá” đã nhận Giải Nhì tại cuộc thi Sáng chế năm 2018
03/05/2019Tối 25-4, tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Ban Khoa giáo - Đài Truyền hình Việt Nam đã phối hợp tổ chức lễ trao giải Cuộc thi Sáng chế năm 2018 với thông điệp "Sáng tạo công nghệ cho cuộc sống hằng ngày".
Lễ trao giải Cuộc thi Sáng chế 2018 với thông điệp “Sáng tạo công nghệ cho cuộc sống hàng ngày” được truyền hình trực tiếp từ Đài truyền hình Việt Nam. Tham dự lễ trao giải có Ông Lê Hồng Tịnh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội; Ông Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch Liên Hiệp hội các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam; Ông Phạm Ngọc Minh - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Ông Phạm Công Tạc - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Ông Trần Việt Thanh - nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Ông Jeawon BAHN - chuyên gia cao cấp Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới và hơn 250 đại biểu là lãnh đạo Bộ, ban ngành, các nhà khoa học, doanh nghiệp cùng đông đảo các khán giả yêu thích, đam mê nghiên cứu, sáng tạo. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc phát biểu tại lễ trao giải Giải nhì (Huy chương WIPO, Cúp lưu niệm kèm theo tiền thưởng 50 triệu đồng) thuộc về giải pháp “Hệ thống hộp thép mạ kẽm bọc nhựa PVC chứa đá hộc liên kết dạng bậc so le bảo vệ mái hạ lưu đập đá đổ giảm lũ quét và “bùn đá” của nhóm tác giả Phạm Anh Tuấn và các cộng sự Nguyễn Ngọc Quỳnh, Trần Quốc Thưởng, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Thanh Hùng, Giang Thư, Tô Vĩnh Cường (Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về Động lực học Sông Biển). Giải pháp kỹ thuật đề cập đến hệ thống hộp thép mạ kẽm bọc nhựa PVC chứa đá học liên kết dạng bậc so le bảo vệ mái hạ lưu đập đá đổ giảm lũ quét và bùn đá. Mục đích của giải pháp kỹ thuật là đề xuất hệ thống hộp thép mạ kẽm bọc nhựa PVC chứa đá hộc liên kết dạng bậc so le bảo vệ mái hạ lưu đập đá đổ giảm lũ quét và bùn đá, khắc phục các nhược điểm phải xây dựng thêm nhiều cống và đắp lại đê quai thượng hạ lưu để dẫn dòng của các giải pháp kỹ thuật đã biết nêu trên. Giải pháp có thể ứng dụng trong xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển, hạn chế xói lở bờ, các công trình giảm thiểu rủi ro thiên tai lũ ống, lũ quét, lũ bùn đá tại khu vực miền núi có nguy cơ sạt lở lớn hoặc ứng dụng trong các công trình xử lý khẩn cấp sạt lở mái núi sau lũ, đặc biệt là các tỉnh miền núi Tây Bắc (Sơn La, Hòa Bình). Việc ứng dụng hệ thống hộp thép chứa đá dạng bậc của giải pháp kỹ thuật trong quá trình xây dựng đập đá đổ giúp nâng cao hiệu quả xả nước và giảm thiểu chi phí xây dựng đối với các đập phải xây dựng trong vài năm. Cụ thể, có thể so sánh như sau: Nếu xây dựng cống dẫn dòng xả lũ để thi công về mùa lũ phải làm nhiều cống nên giá thành cao, do mặt bằng hạ lưu cống nhỏ, lưu lượng lũ phân bố ở hạ lưu lớn nên vận tốc hạ lưu cống cũng lớn nằm trong khoảng từ 15 đến 20 m/s nên phải gia cố tốn kém. Khi sử dụng giải pháp gia cố bằng hệ thống hộp thép chứa đá dạng của giải pháp kỹ thuật thì chỉ phải làm một cống xả một phần lũ khi thi công (khoảng 20%), còn 80% xả qua đoạn đập đá đổ được gia cố bảo vệ bằng hệ thống hộp thép chứa đá dạng bậc theo sáng chế, do mặt bằng hạ lưu đập đá đổ lớn, lưu lượng lũ phân bố ở hạ lưu nhỏ nên vận tốc hạ lưu cũng nhỏ nằm trong khoảng từ 3 đến5 m/s, sẽ giảm việc gia cố hạ lưu công trình dẫn dòng. Tính sơ bộ kinh phí xây dựng công trình giảm khoảng 20-30% so với phương án truyền thống phải xây dựng nhiều cống. Mặt khác, khi sử dụng giải pháp gia cố bằng hệ thống hộp thép chứa đá dạng bậc theo giải pháp kỹ thuật thì không phải đắp lại đê quai thượng, hạ lưu nên đỡ gây tốn kém kinh phí.
Phòng TNTĐ Quốc gia về Động lực học Sông Biển
Ý kiến góp ý: