TextBody
Huy chương 2

Nuôi tôm thẻ chân trắng ảnh hưởng đến quy hoạch ngọt hóa ở huyện Bình Đại - tỉnh Bến Tre và biện pháp khắc phục

28/03/2018

Tôm thẻ chân trắng  từng được xem là động vật ngoại lai đã trở thành đối tượng nuôi nhiều nhất ở Huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre từ năm 2011, đặc biệt phát triển rộng khắp ngay cả trong vùng qui hoạch ngọt hóa  vùng được qui hoạch trồng lúa, dừa, mía, cây ăn trái, hoa màu và các loại thủy sản nước ngọt - người dân vẫn đốn dừa, phá ruộng lúa để đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Tình trạng phá vỡ qui hoạch vùng ngọt hóa là vấn đề bức xúc ở Bình Đại. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở 6 xã trong vùng ngọt hóa (Thạnh Trị, Phú Long, Lộc Thuận, Phú Vang, Thới Lai và Định Trung) đã lên đến 600 ha, có đến 1.686 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng. Vấn đề trở nên trầm trọng hơn là phong trào khoan giếng nước ngầm mặn để nuôi tôm trở nên rầm rộ. Hầu như hộ nuôi tôm nào cũng có ít nhất 1 giếng nước ngầm phục vụ nuôi tôm thẻ chân trắng. Năm 2014, UBND Tỉnh có quyết định trám tất cả các giếng khoan lấy nước ngầm nuôi tôm. Qui hoạch ngọt hóa sẽ có hiệu lực trong thời gian gần nhất. Việc lựa chọn mô hình sản xuất hợp lý ở những ao sẽ được ngọt hóa này đang là vấn đề bức xúc của người dân và chính quyền địa phương. Nghiên cứu này đã đề xuất 2 mô hình nuôi có tính khả thi cho vùng ngọt hóa, đó là mô hình nuôi tôm càng xanh và mô hình nuôi cá trình. Các mô hình này đã và đang được những người dân địa phương ở ĐBSCL thực hiện với tính khả thi cao ở vùng ngọt hóa và có tính bền vững về hiệu quả kinh tế. 

1. GIỚI THIỆU

Báo cáo của Quỹ Công lý Môi trường (EJF) tỏ ra hoài nghi về tính bền vững của ngành nuôi tôm ở Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Philippines, Bangladesh và nhiều quốc gia đang phát triển khác. Steve Trent, Giám đốc EJF, nói: "Bản báo cáo của chúng tôi đã chỉ ra một loạt các tác động có hại cho môi trường, phát sinh từ tư tưởng muốn làm giàu nhanh chóng của nông dân nuôi tôm", và nhấn mạnh "Đã đến lúc ngành thủy sản và chính phủ bắt tay vào chấm dứt hiện tượng lạm dụng này" [Bruce Sundquist., 2007]. EJF cũng nhấn mạnh rằng, nhu cầu tôm nước ấm ngày càng tăng ở phương Tây đã dẫn tới phong trào nuôi trồng thủy sản "chặt và đốt", bởi vì hệ thống ao hồ lớn tự đào sẽ bị bỏ hoang sau 5 - 6 năm vì lý do bệnh tật và chất lượng nước xuống cấp. Chỉ riêng ở vùng thượng Vịnh Thái Lan, 40.000 hecta trang trại đã bị bỏ hoang trong năm 2000, với 90% người nuôi tôm bỏ nghề [Lý Thị Thanh Loan, 2002]. Hiện tượng tương tự có thể được nhìn thấy ở Huyện Bình Đại – Tỉnh Bến Tre nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời….

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Vùng qui hoạch ngọt hóa ở Huyện Bình Đại – Tỉnh Bến Tre

3.2.  Nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng ngọt hóa – phá vỡ qui hoạch của Tỉnh

4. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC - MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI SANG NGỌT HÓA

4.1. Tôm càng xanh

4.2.  Cá chình

Kết luận và kiến nghị


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Sở NN&PTNT, 2011. Qui hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đến năm 2020.

[2]. Lý Thị Thanh Loan, 2002. Một vài tác nhân chính gây bệnh trên các loài tôm he nuôi ở các tỉnh ĐBSCL. Viện N/C NTTS II, Tuyển tập nghề cá sông cửu long (Journal of Mekong Fisheries) Báo cáo khoa học hội thảo quốc gia nghiên cứu koa học phục vụ nghề nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh phía nam (ngày 20-21/12/2002-TP. Hồ Chí Minh).

[3]. Bruce Sundquist., 2007. Forest land degradation: Aglobal perspective

[4]. Nathanael Hishamunda and Peter Manning, 2002.  Promotion of Sustainable Commercial Aquaculture in Sub-Saharan Africa, Volume 2: Investment and Economic Feasibility.  FAO Fisheries Technical Paper 408/2. Food and Agriculture Organization of the United Nations.  Rome, 2002.

[5]. UBND tỉnh Bến Tre, 2013. Công văn số  6111/CV-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2013 Về việc xử lý hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài vùng quy hoạch.


Xem bài báo tại đây: Nuôi tôm thẻ chân trắng ảnh hưởng đến quy hoạch ngọt hóa ở huyện Bình Đại - tỉnh Bến Tre và biện pháp khắc phục

Tác giả:

TS. Trịnh Thị Long, ThS. Dương Công Chinh
ThS. Vũ Nguyễn Hoàng Giang, KS. Nguyễn Kim Duyệt

Trung tâm KHCN Môi trường và Sinh thái
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: