Phân tích ảnh hưởng của bấc thấm lý tưởng và bấc thấm không lý tưởng trong mô phỏng xử lý nền bằng phương pháp hút chân không kết hợp với bấc thấm
12/12/2017Bài viết giới thiệu các phân tích về cách mô phỏng phương pháp hút chân không kết hợp với bấc thấm để xử lý nền đất yếu. Cách phân tích mô phỏng bấc thấm lý tưởng và không lý tưởng đã được thực hiện với 2 công trình thực tế. Các kết quả thu được về độ lún, chuyển vị ngang, áp lực nước lỗ rỗng thặng dư trong nền đã được so sánh, đối chiếu với các kết quả quan trắc thực tế. Do đó cần tùy theo điều kiện công nghệ bơm hút chân không cũng như kinh nghiệm của nhà thầu thi công để có thể xác định cách mô phỏng bấc thấm cho hợp lý nhất để thiết kế tính toán dự tính độ lún cuối cùng cũng như xem xét các ứng xử của nền đất một cách chính xác.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi ứng dụng phần mềm Geostudio để mô phỏng phương pháp xử lý nền bằng hút chân không kết hợp với các bấc thấm đã cho ra các kết quả phân tích tương đối chính xác với các số liệu quan trắc tại công trường xử lý nền cho nền đất sét yếu dày ở vùng biển Ariake, Nhật Bản [5], [6]. Tuy nhiên, cần lưu ý đến cách mô phỏng các bấc thấm trong phương pháp này vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến các kết quả tính toán, mô phỏng.
Khi áp lực hút chân không tác dụng lên nền thì áp lực nước lỗ rỗng âm trong bấc thấm sẽ bằng với áp lực bơm trong điều kiện lý tưởng, tuy nhiên trong thực tế do công nghệ bơm hay chất lượng bấc thấm không đảm bảo, áp lực nước lỗ rỗng trong bấc thấm có giá trị thay đổi giảm dần theo chiều dài bấc thấm. Cho nên việc lựa chọn phương án sử dụng mô hình bấc thấm lý tưởng và không lý tưởng rất quan trọng trong mô phỏng để thiết kế tính toán dự tính độ lún cuối cùng cũng như xem xét các ứng xử của nền đất một cách chính xác.
2. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA BẤC THẤM LÝ TƯỞNG VÀ BẤC THẤM KHÔNG LÝ TƯỞNG TRONG MÔ PHỎNG XỬ LÝ NỀN BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÚT CHÂN KHÔNG KẾT HỢP VỚI BẤC THẤM
2.1 Giới thiệu công trình 1
2.2. Phân tích mô phỏng bấc thấm lý tưởng và không lý tưởng
2.3. Giới thiệu công trình 2
2.4 Kết quả mô phỏng cho công trình 2
III. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Công Mẫn, “Mô phỏng bài toán giếng cát trên nền đất yếu”, Tạp chí Địa Kỹ thuật số 3-2008, năm 2008.
[2] Kouki Matsumoto, Goro Imai, Kazuyoshi Nakakuma, Hidetoshi Ochiai, “Soft ground improvement by vacuum preloading: its principle and case histories in Japan”, Soils and foundations, năm 2000.
[3] Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 245 : 2000 ÿ Gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước.
[4] Bùi Thị Lan Hương, “Nghiên cứu, đánh giá ứng xử của nền đất yếu được xử lý bằng hút chân không kết hợp với bấc thấm”, Luận văn Thạc sĩ trường ĐH Bách khoa TP.HCM, 2014.
[5] Nguyễn Công Trí, “Nguyên cứu tính toán quá trình cố kết của nền đất yếu được xử lý bằng hút chân không kết hợp với bấc thấm”, Luận văn Thạc sĩ trường ĐH Bách khoa TP.HCM, 2013.
[6] Lê Bá Vinh, “Phương pháp gia tải trước bằng bơm hút chân không để xử lý nền đất yếu: khả năng áp dụng trong điều kiện nền đất yếu dày”, Tuyển tập hội nghị khoa học & công nghệ lần thứ 10, Trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh, năm 2007.
[7] Lê Bá Vinh, Nguyễn Công Trí,“Phân tích xử lý nền đất yếu bằng phương pháp hút chân không kết hợp với bấc thấm bằng phần mềm GEOSTUDIO”, Tạp chí ĐỊA KỸ THUẬT, số 3, năm 2013.
[8] C. Rujikiatkamjorn_ B. Indraratna, J. Chu, “2D and 3D Numerical Modeling of Combined Surcharge and Vacuum Preloading with Vertical Drains”, Faculty of Engineering – Papers, năm 2008.
Xem bài báo tại đây: Phân tích ảnh hưởng của bấc thấm lý tưởng và bấc thấm không lý tưởng trong mô phỏng xử lý nền bằng phương pháp hút chân không kết hợp với bấc thấm
Tác giả: TS. Lê Bá Vinh
Trường ĐH Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: