TextBody
Huy chương 2

Phân tích ảnh hưởng của các hồ đập thượng lưu đến thay đổi thủy văn dòng chảy mùa khô về châu thổ Mê Kông

10/07/2018

Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có vai trò rất quan trọng với nền kinh tế nói chung và chiến lược an ninh lương thực của Việt Nam nói riêng, hiện đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực và 90% sản lượng lúa gạo xuất khẩu. ĐBSCL nằm ở cuối nguồn sông Mê Công, vì vậy những thay đổi dòng chảy do phát triển ở thượng lưu có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trên đồng bằng. Trên cơ sở phân tích chuỗi số liệu lịch sử dòng chảy về Châu thổ sông Mê Công từ 1924 đến 2015, các thay đổi về tổng lượng dòng chảy mùa khô và tác động điều tiết của các hồ chứa trên lưu vực trong những năm gần đây đã được làm rõ, góp phần hiểu rõ hơn về nguồn nước về đồng bằng và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nước trên đồng bằng.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cuả Việt Nam nằm ở cuối nguồn lưu vực sông Mê Công (Hình 1), với tổng diện tích tự nhiên vào khoảng 3,9 triệu ha, phía Bắc giáp Cam-pu-chia, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp vịnh Thái Lan. Địa hình khá bằng phẳng, cao độ phổ biến dưới +1 m so với mực nước biển. ĐBSCL bị ảnh hưởng của lũ từ sông Mê Công hàng năm với diện tích ngập lũ lên tới xấp xỉ ½ diện tích đồng bằng và chịu ảnh hưởng của thuỷ triều và xâm nhập mặn từ phía biển theo mùa hàng năm, với diện tích nhiễm mặn lên tới 1,7 triệu ha.

Đồng bằng được biết đến là vựa lúa gạo của Việt Nam, với tổng sản lượng lương thực tăng từ 6,3 triệu tấn năm 1985 lên 25 triệu tấn năm 2013 [1] đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực của cả nước và 90% sản lượng gạo xuất khẩu. Duy trì sự phát triển nông nghiệp bền vững trên đồng bằng là những ưu tiên hàng đầu của chính phủ phục vụ mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia.

Sự phát triển bền vững trên đồng bằng đã và đang bị đe dọa bởi cả các yếu tố từ thượng lưu, nhất là gia tăng sản xuất nông nghiệp và thủy điện [4, 5] và các yếu tố từ biển, nước biển dâng [6]. Chính vì vậy, nắm bắt được các qui luật và cập nhật kịp thời các thay đổi dòng chảy về đồng bằng từ thượng lưu để chủ động trong hoạch định các chiến lược, qui hoạch và kế hoạch phát triển trên đồng bằng là cần thiết đối với các nhà nghiên cứu, nhà qui hoạch và các cấp ra quyết định liên quan đến nước, nhất là thủy lợi phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững trên đồng bằng.

Thực tế cho thấy diễn biến dòng chảy mùa khô và mùa mưa những năm gần đây có nhiều biến động lớn, đặc biệt từ khi các hồ thủy điện Trung Quốc đi vào vận hành đã làm giảm đáng kể dòng chảy mùa mưa về hạ lưu. Phần lớn dòng chảy từ Trung Quốc trong mùa mưa bị trữ lại (xem Hình 2) và chỉ xả một lượng nhỏ xuống hạ lưu, thậm chí thấp hơn cả dòng chảy mùa khô. Thêm vào đó, còn có sự gia tăng đáng kể của các đập thủy điện ở Tây Nguyên (Việt Nam) và thủy điện ở Lào, nâng tổng dung tích hữu ích trên lưu vực đã lên tới khoảng 40 tỷ m3. Lượng dòng chảy tích lũy trong mùa mưa ảnh hưởng như thế nào xuống hạ lưu cần được xem xét. Nghiên cứu này sẽ xem xét các thay đổi dòng chảy về mùa khô xuống đồng bằng thời gian qua, đặc biệt là đánh giá được các xu thế thay đổi dòng chảy và hỗ trợ cho việc dự báo thay đổi dòng chảy trong tương lai.

2. CƠ SỞ SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

a. Cơ sở số liệu và Phương pháp nghiên cứu

b. Phân chia các giai đoạn phát triển trên lưu vực

3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN

a. Phân tích thay đổi dòng chảy bình quân hàng năm theo năm thủy văn

b. Phân tích thay đổi dòng chảy mùa khô hàng năm theo các giai đoạn

c. Phân tích thay đổi tỷ lệ dòng chảy mùa khô so với dòng chảy năm thủy văn

4. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]      Tổng cục thống kê, Diện tích và sản lượng lương thực phân theo các địa phương, website http://www.gso.gov.vn;

[2]      Ủy hội sông Mê Công quốc tế, Công cụ hỗ trợ ra quyết định DSF, Viên Chăn, Lào;

[3]      Ủy hội sông Mê Công quốc tế, MRC Toolbox, Viên Chăn, Lào;

[4]      Ủy hội quốc tế sông Mê Công (2010), Impact assessment of climate change and development on Mekong flow regimes, Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và phát triển đến chế độ dòng chảy sông Mê Công, Viêng Chăn, Lào;

[5]      Alex Smajgl, Tô Quang Toản và cộng sự (2015), Responding to rising sea levels in the Mekong delta, Đối phó với nước biển dâng ở ĐBSCL, Nature publishing group.

[6]      Nguyễn Quang Kim (2011), Đề tài KC08-11/06-10: Nghiên cứu giải pháp khai thác sử dụng hợp lý nguồn nước tương thích với các kịch bản phát triển công trình ở thượng lưu để phòng chống hạn và xâm nhập mặn ở ĐBSCL;

[7]      Tô Quang Toản (2015), Đề tài KC08.13/11-15: Nghiên cứu tác động của các bậc thang thủy điện dòng chính đến thay đổi dòng chảy, môi trường và kinh tế xã hội vùng ĐBSCL và đề xuất các giải pháp thích ứng;

[8]      Nguyễn Quang Kim,Tô Quang Toản và cộng sự, 2009, Đánh giá thay đổi thủy văn dòng chảy xuống hạ lưu theo các kịch bản phát triển ở thượng lưu, Tạp chí thủy văn và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội;

[9]      Tô Quang Toản và Tăng Đức Thắng (2013), “Nghiên cứu đánh giá thay đổi thủy văn dòng chảy về châu thổ Mê Công qua chuỗi số liệu lịch sử từ 1924 đến nay”, Tạp chí Khoa học vàCông nghệ Thủy lợi – Số 19/12-2013, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam,tr. 17-23.Proceedings of the 19th IAHR-ADP 2014 congress, Thuyloi University, Hanoi,Section 5 – Sustainable water resources.


Xem bài báo tại đây: Phân tích ảnh hưởng của các hồ đập thượng lưu đến thay đổi thủy văn dòng chảy mùa khô về châu thổ Mê Kông

Tác giả:
Tô Quang Toản
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam
Tăng Đức Thắng
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI 

 

Ý kiến góp ý: