Phân tích bộ chỉ số vận hành bền vững các công trình khai thác nước dưới đất dựa trên cơ sở dữ liệu vận hành
31/03/2025Toàn quốc hiện có 16.573 công trình cấp nước tập trung nông thôn. Các đánh giá hiện tại về chỉ số vận hành hiện tại thường tập trung theo hướng đảm bảo hạ tầng và quản lý. Theo phê duyệt chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, quan điểm chủ đạo là bảo vệ môi trường, cấp nước sạch theo hướng sinh thái, nâng cao đời sống của người dân nông thôn. Do đó cần bổ sung đánh giá chỉ số phản ánh tính bền vững của công trình cấp nước sạch nông thôn bao gồm cả yếu tố môi trường, tài nguyên và quản lý công trình. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp PCA (Principal Component Analysis) để phân tích thành phần cơ bản trong các chỉ tiêu vận hành bền vững của công trình cấp nước trên cơ sở dữ liệu thu thập về vận hành của 142 công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn của 67 xã thuộc 10 tỉnh. Đánh giá ban đầu với bộ chỉ số cho thấy các mô hình vận hành cho kết quả bền vững chủ yếu là mô hình Đơn vị sự nghiệp hoặc Doanh nghiệp. Phương pháp phân tích này có thể mở rộng đánh giá theo vùng, hoặc thay đổi mức độ ưu tiên về chính sách của một số trọng số (như yếu tố môi trường, quản lý) để đưa ra được các đánh giá chính sách và khuyến nghị có tính thống kê và dựa trên cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu và phương pháp phân tích này có thể bổ trợ cho các phương pháp phân tích hiện đang được cơ quan nhà nước sử dụng trong đánh giá phân loại các công trình nước sạch nông.
1. GIỚI THIỆU
2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÂN TÍCH
3. DỮ LIỆU SỬ DỤNG
4. KẾT QUẢ VÀ CÁC THẢO LUẬN
4. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nhiều giải pháp về nước sạch ưu tiên miền núi, biên giới, hải đảo . 2021 23-7-2024]; Available from: https://vupc.monre.gov.vn/linh-vuc-tai-nguyen-nuoc/4022/nhieu-giai-phap-ve-nuoc-sach-uu-tien-mien-nui-bien-gioi-hai-dao.
[2] Anh, N.T. and N.H. Dũng, Giá nước và mức độ hài lòng của người sử dụng nước khi thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư xây dựng và quản lý các công trình nước sạch tập trung nông thôn. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, 2018. 47.
[3] Thắm, T.H. and N. Vân, Nghiên cứu mô hình quản lý cấp nước sạch nông thôn. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, 2010. 31.
[4] Nghĩa, V.T.H., et al., Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình cấp nước tại vùng núi cao, vùng khan hiếm nước. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, 2023. 79.
[5] Trường, N.M., et al., Xây dựng tiêu chí đánh giá tính ổn định của mô hình cấp nước tại vùng núi cao, vùng khan hiếm nước. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, 2022. 76.
[6] Hải, T.V. and N.Q. Dũng, Mô hình cấp nước sinh hoạt cho vùng khan hiếm nước tỉnh Sơn La theo công nghệ đập ngầm - hào thu nước. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, 2017. 37.
[7] Shinde, V.R., et al., Revising the existing Performance Indicator system for small water supply utilities in Japan. Urban Water Journal, 2013. 10(6): p. 377-393.
[8] Srivastava, A. and D. Parmar, Development of water utility performance index using hybrid aggregation technique for water supply systems in India. Environment, Development and Sustainability, 2023. 25(12): p. 15183-15204.
[9] Fatima, S.U., et al., Geospatial assessment of water quality using principal components analysis (PCA) and water quality index (WQI) in Basho Valley, Gilgit Baltistan (Northern Areas of Pakistan). Environmental Monitoring and Assessment, 2022. 194(3): p. 151.
[10] Elkington, J., The triple bottom line for 21st century business. Journal of Experimental Psychology: General, 1997. 136.
[11] Purvis, B., Y. Mao, and D. Robinson, Three pillars of sustainability: in search of conceptual origins. Sustainability science, 2019. 14: p. 681-695.
[12] Mergoni, A., G. D'Inverno, and L. Carosi, A composite indicator for measuring the environmental performance of water, wastewater, and solid waste utilities. Utilities Policy, 2022. 74: p. 101285.
[13] Lombardi, G.V., et al., The sustainability of the Italian water sector: An empirical analysis by DEA. Journal of Cleaner Production, 2019. 227: p. 1035-1043.
[14] Abdi, H. and L.J. Williams, Principal component analysis. Wiley interdisciplinary reviews: computational statistics, 2010. 2(4): p. 433-459.
[15] Zhang, Z. and A. Castelló, Principal components analysis in clinical studies. Annals of translational medicine, 2017. 5(17).
______________________________________________________________________
Chi tiết bài báo xem tại đây: Phân tích bộ chỉ số vận hành bền vững các công trình khai thác nước dưới đất dựa trên cơ sở dữ liệu vận hành
Nguyễn Tiếp Tân, Lê Thị Hồng Nhung
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
Lương Tuấn Trung, Vũ Thị Thủy
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu
Dương Thị Thanh Xuyến, Nguyễn Thị Hồng Liễu
Cục Kiểm soát Ô nhiễm Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường
Đặng Thanh Nam
Trường Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: