TextBody
Huy chương 2

Phân tích nguyên nhân gây sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau

13/01/2021

Hai tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau có hệ thống sông ngòi, kênh, rạch nội đồng chằng chịt, đan xen nhau. Tổng chiều dài sông ngòi của hai tỉnh khoảng 7700km, rất thuận tiện cho việc cấp nước, thoát lũ, giao thông đường thủy, đa dạng sinh học, du lịch...

Trong đó có nhiều sông lớn, mực nước sâu, dẫn phù sa bồi đắp vào sâu trong đất liền như kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, Giá Rai, Gành Hào, Sông Đốc, Đầm Dơi…. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình sạt lở trên hệ thống sông, kênh, rạch tại hai tỉnh xảy ra liên tục, khốc liệt, diễn biến rất bất thường và ngày càng trầm trọng. Bài báo này tập trung vào việc nhận diện các nhân tố có khả năng gây ra và tác động tới sạt lở, trên cơ sở đó phân tích, xác định các nhân tố chính là nguyên nhân gây ra sạt lở cho 4 loại hình sạt lở, với số điểm sạt lở nhỏ dần: chất tải mép bờ (xây nhà lấn chiếm bờ); ngã ba sông (có chế độ dòng chảy phức tạp, hoạt động con người sôi động); Đoạn sông cong; Đoạn sông gần biển (có dòng chảy thủy triều lớn, giao thông vận tải, tàu cao tốc đi lại nhiều).

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bạc Liêu và Cà Mau là hai tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau với địa hình tương đối bằng phẳng. Sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau là những sông, rạch nội đồng. Hệ thống lưới sông kênh rạch ở hai tỉnh này khá chằng chịt.

Qua báo cáo định kỳ hàng năm, qua các đợt khảo sát thực tế của các cán bộ khoa học thuộc Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cho thấy, hiện trên địa bàn hai tỉnh có tới 78 vị trí sạt lở bờ sông, kênh, rạch, trong đó Cà Mau có 48 vị trí, Bạc Liêu có 30 vị trí. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, các nhà quản lý và đặc biệt là các cán bộ phụ trách về vấn đề này tại địa phương, đều cho rằng diễn biến sạt lở bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, đang diễn ra ngày một phức tạp và có xu thế ngày một gia tăng. Thời gian thường xảy ra các đợt sạt lở vào đầu mùa mưa khoảng tháng 4, tháng 5, thời điểm xảy ra sạt lở thường sau trận mưa lớn, nước triều xuống thấp.

Để có được cơ sở cho việc đề xuất giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại do sạt lở bờ sông, ổn định đời sống nhân dân sống ven sông, thì điều cần thiết phải nhận diện được nhân tố có khả năng gây ra sạt lở, kích thích sạt lở, trên cơ sở đó phân tích xác định được các nhân tố chính, là nguyên nhân gây ra sạt lở cho một số loại hình sạt lở điển hình là vô cùng cần thiết.

Có nhiều cách phân loại sạt lở, theo mức độ, theo quy mô, theo các loại hình sạt lở …để tiện cho việc nhận diện sạt lở, phân tích nguyên nhân, trong báo cáo này chúng tôi chỉ đề cập tới phân loại các vị trí sạt lở theo loại hình sạt lở dưới đây:

- Sạt lở đoạn bờ sông bị gia tải quá mức (xây cất nhà cửa mép bờ, đổ vật liệu đất bùn sau khi nạo vét lòng sông …). Loại hình này có tới 57 vị trí đang xảy ra sạt lở trên địa bàn hai tỉnh, gồm: thị trấn Năm Căn; chợ Tân Tiến; thị trấn Đầm Dơi; dọc tuyến Bạc Liêu – Cà Mau (đoạn ấp 2, thị xã Giá Rai, huyện Giá Rai); dọc tuyến kênh Cà Mau – Cái Nước; Tuyến Cà Mau – Năm Căn – Đất Mũi (đoạn sông Gành Hào – sông Bảy Háp – sông Cái Nai) …

- Sạt lở bờ nơi gặp nhau của các con sông. Loại hình này hiện có 8 vị trí sạt lở, gồm: vàm Lương Thế Trân, ngã ba Gành Hào – kênh Xáng Độ Cường; ngã ba Gành Hào – rạch Mương Điều; ngã ba sông Đầm Dơi – sông Hố Gùi (chợ Vàm Đầm); ngã ba Tam Giang (sông Cửa Lớn – kênh 17)…

- Sạt lở bờ đoạn sông gần biển, khu vực cửa sông, hiện có 7 vị trí sạt lở: Cửa Gành Hào, Cửa Bồ Đề, cửa Hố Gùi, cửa Sông Đốc, cửa Khánh Hội…

- Sạt lở ở các đoạn sông cong, với 6 vị trí: sông Gành Hào, xã Hòa Tân (tp. Cà Mau), xã Tân Thuận (Đầm Dơi); sông Cửa Lớn có các vị trí xã Tam Giang, Hàng Vịnh (Năm Căn)...

2. NHẬN DIỆN CÁC NHÂN TỐ CÓ KHẢ NĂNG GÂY RA VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẠT LỞ

3. PHÂN TÍCH XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY RA SẠT LỞ CHO MỘT SỐ LOẠI HÌNH SẠT LỞ ĐIỂN HÌNH TRÊN PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3.1 Sạt lở bờ bị gia tải quá mức

3.2 Sạt lở bờ tại nơi giao nhau giữa các con sông

3.3 Sạt lở ở đoạn sông gần biển, khu vực cửa sông

3.4 Sạt lở xảy ra ở đoạn sông cong

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bảo vệ tổng hợp vùng bờ và phục hồi rừng ngập mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long- GIZ

[2] Edward J. Anthony và nnk (2015), Linking rapid erosion of the Mekong River delta to human activities, Scientific Reports 5, Article number: 14745 (2015), DOI:10.1038/srep14745

[3] Lê Mạnh Hùng, nnk, 2001-2004 “Nghiên cứu dự báo xói lở bồi lắng lòng dẫn và đề xuất các biện pháp phòng chống cho hệ thống sông ở ĐBSCL”. Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Nhà nước KC-08.15

[4] Nguyễn Duy Khang, nnk, 2017 “Nghiên cứu giải pháp tổng thể chống xói lở bờ biển đoạn từ Vũng Tàu đến Bình Châu”.

[5] Tiêu chuẩn quốc gia “Yêu cầu thiết kế đê biển TCVN 9901: 2014”.

[6] Trần Thanh Tùng, nnk, 2012.” Nghiên cứu áp dụng giải pháp Nuôi Bãi Nhân Tạo cho các đoạn bờ biển bị xói lở ở khu vực miền Trung Việt Nam”. Báo cáo tổng kết đề tài KHCN tiềm năng cấp Nhà nước KC-08/11-15. Đại học Thủy lợi, Hà Nội.

[7] Verhagen, H.J., 1992. Method for artificial beach nourishment, p. 2474-2485. 23rd ICCE,Venice, Italy.


Xem bài báo tại đây: Phân tích nguyên nhân gây sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau

Tác giả:
Trần Bá Hoằng, Lê Thị Phương Thanh

Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam

                                                                                                             TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: