Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển tổ chức dùng nước ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
03/05/2018Các tổ chức dùng nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất đa dạng về loại hình, hoạt động theo xu hướng xã hội hóa quản lý khai thác hệ thống thủy lợi nội đồng. Tuy nhiên, hiệu quả quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng của các tổ chức dùng nước còn thấp, thiếu bền vững. Bài báo này đã phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của các tổ chức thủy nông cơ sở hiện nay, từ đó đề xuất mô hình, cơ chế khuyến khích phát triển các tổ chức dùng nước quản lý hiệu quả và bền vững hệ thống thủy lợi nội đồng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm 13 tỉnh, thành phố có diện tích tự nhiên 39.747 km2 tương đương 12,25% so với diện tích của cả nước, dân số 17.478,9 ngàn người chiếm 19,48% dân số cả nước. Diện tích đất nông nghiệp chiếm 64,2% (năm 2013) diện tích tự nhiên của vùng và chiếm khoảng 25% diện tích nông nghiệp cả nước. ĐBSCL luôn đứng đầu về sản lượng lúa (55%) cũng như giá trị sản xuất nông nghiệp trong cả nước. Một trong những yếu tố quan trọng để có được những thành tựu này là hệ thống thủy lợi đã được đầu tư mạnh mẽ trong thời gian vừa qua, đặc biệt là những tuyến đê bao lớn, đê bao tiểu vùng ngăn lũ. Ngoài ra, hệ thống thủy lợi cũng được đầu tư nâng cấp, đảm bảo việc điều tiết, tưới tiêu nước một cách chủ động, kịp thời giúp tăng năng suất và sản lượng lúa trong vùng.
Hệ thống tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi tại các tỉnh vùng ĐBSCL có vai trò quan trọng trong quản lý khai thác công trình thủy lợi, góp phần duy trì và phát huy hiệu quả hệ thống thủy lợi, phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Thực tế cho thấy, việc tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi của các tổ chức dùng nước góp phần quan trọng duy trì và nâng cao hiệu quả các hệ thống thủy lợi, phục vụ sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí tưới tiêu, duy tu bảo dưỡng công trình được đảm bảo hơn. Tuy nhiên, hiện nay hiệu quả quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng còn thấp, hoạt động của các tổ chức dùng nước quản lý công trình thủy lợi nội đồng còn nhiều vướng mắc, bất cập, thiếu bền vững. Trên cơ sở kết quả điều tra tại 7 tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long [3], nghiên cứu này phân tích thực trạng quản lý khai thác hệ thống thủy lợi nội đồng, từ đó đề xuất mô hình và cơ chế khuyến khích tổ chức dùng nước quản lý công trình thủy lợi theo hướng xã hội hóa cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.1. Quản lý khai thác công trình thủy lợi
a) Khái quát về cơ sở hạ tầng thủy lợi
b. Tình hình thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi
c) Tình hình thực hiện chính sách miễn giảm thủy lợi phí
2.2. Tổ chức quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng
a) Số lượng, loại hình tổ chức
b) Hoạt động tài chính của các tổ chức dùng nước
3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC DÙNG NƯỚC Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.1 Mô hình tổ chức dùng nước phù hợp
3.2 Giải pháp về cơ chế chính sách
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đoàn Doãn Tuấn, 2013. Cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển bền vững thủy lợi nội đồng đồng bằng sông Cửu long-Bài học kinh nghiệm từ tỉnh An Giang.
[2] Sở NN&PTNT các tỉnh, 2015. Báo cáo kết quả đánh giá tiêu chí thủy lợi xây dựng nông thôn mới tính đến tháng 6/2015 của các tỉnh vùng ĐBSCL.
[3] Trung tâm PIM, 2015. Báo cáo kết quả điều tra thực trạng quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Dự án WB6).
[4] Tổng cục thủy lợi, 2012. Thực trạng tổ chức và hoạt động của các tổ chức hợp tác dùng nước.
Xem bài báo tại đây: Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển tổ chức dùng nước ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả:
PGS.TS. Trần Chí Trung, ThS. Trần Việt Dũng
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: