Phân tích tổ hợp lũ gây tác động bất lợi đến vùng hợp lưu các sông Thao - Đà - Lô
20/07/2015 Tác động bất lợi đến vùng hợp lưu các sông Thao-Đà-Lô bao gồm nhiều yếu tố, trong đó tác động do lũ là nguyên nhân quan trọng nhất. Lũ tác động đến vùng hạ du chủ yếu xuất phát từ 3 nhánh sông này và không đồng nhất, phức tạp nên việc đưa ra được tổ hợp lũ có tác động bất lợi đến vùng hợp lưu là mục tiêu quan trọng để phục vụ các nội dung tính toán. Bài báo này tập trung đi sâu phân tích các tổ hợp lũ lớn, bất lợi dựa trên 3 con lũ đã xảy ra trên thực tế vào các năm 1969, 1971 và 1996. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng hợp lưu sông Thao - Đà và Lô - Hồng nằm ở 21005’ đến 21025’ vĩ độ Bắc và 105015’ đến 105030’ kinh độ Đông thuộc địa bàn 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Phú Thọ và Vĩnh Phúc, có chiều dài khoảng 20km, đoạn sông từ ngã ba Thao-Đà đến ngã ba Lô-Hồng có dạng hình chữ U ngược, vào mùa lũ lòng sông rất rộng, nhưng vào mùa kiệt thì lòng sông bị thu hẹp rất lớn do các bãi bồi trên lòng sông. Đây là khu vực tập trung lưu lượng của 3 con sông lớn là: sông Thao, sông Đà và sông Lô, là khu vực hết sức quan trọng. Mọi sự biến đổi trong đoạn này đều sẽ gây ảnh hưởng lớn xuống hạ du, trong đó, đáng chú ý nhất là sự an toàn của hệ thống đê điều, suy giảm nước mùa kiệt, mất đất canh tác, cản trở cho giao thông thủy. Xuất phát từ thực tế đó, để phục vụ các nội dung tính toán tiếp theo, với mục đích đưa ra giải pháp thích hợp nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi do vận hành hồ chứa thượng nguồn đến vùng hợp lưu, bài báo này sẽ phân tích các tổ hợp lũ trên hệ thống sông Hồng có thể có các tác động bất lợi đến vùng hợp lưu Thao-Đà-Lô. II. TỔ HỢP LŨ TRÊN HỆ THỐNG SÔNG HỒNG 2.1. Đặc điểm hình thành lũ trên hệ thống sông Hồng 2.2. Đặc điểm lũ trên hệ thống sông Hồng 2.3. Tổ hợp lũ trên hệ thống sông Hồng III. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG TỔ HỢP LŨ TRÊN HỆ THỐNG SÔNG HỒNG IV. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN TRẬN LŨ TÍNH TOÁN TỔ HỢP V. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Tuấn Anh và nnk, (2007). Quy trình vận hành liên hồ chứa trên sông Đà và sông Lô đảm bảo an toàn chống lũ đồng bằng bắc Bộ và an toàn công trình khi có các hồ Thác Bà, Hoà Bình, Tuyên Quang. Báo cáo xây dựng kịch bản lũ, Tiểu dự án 2, thuộc dự án “Nghiên cứu và soạn thảo quy trình vận hành liên hồ chứa trên sông Đà và sông Lô phục vụ đa mục tiêu, đảm bảo an toàn phát triển kinh tế xã hội đồng bằng Bắc bộ. Hà Nội, 2007. [2]. Nguyễn Hữu Khải, (2010). Nghiên cứu xây dựng công nghệ điều hành hệ thống liên hồ chứa đảm bảo ngăn lũ, chậm lũ, an toàn vận hành hồ chứa và sử dụng hợp lý tài nguyên nước về mùa kiệt lưu vực sông Ba. Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Nhà nước KC.08/06-10, Hà Nội, 2010. [3]. Nguyễn Hữu Khải, Doãn Kế Ruân, (2010). Tổ hợp lũ và điều tiết hồ các hồ chứa lưu vực sông Ba. Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, T.26 số 3S – 2010. [4]. Nguyễn Hữu Khải, (2010). Phân tích thống kê trong thuỷ văn. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010. [5]. Hà Văn Khối, (2010). Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xóa bỏ các khu chậm lũ sông Hồng, sông Đáy, sông Hoàng Long. Báo cáo tổng hợp đề tài độc lập cấp Nhà nước, Hà Nội, 2010. [6]. Lương Phương Hậu, (2010). Nghiên cứu các giải pháp KHCN cho hệ thống công trình chỉnh trị sông các sông vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Báo cáo tổng hợp đề tài KC.08.14/06-10, Hà Nội, 2010. [7]. Trần Xuân Thái, (2006). Nghiên cứu dự báo xói lở, bồi lắng lòng dẫn và đề xuất các biện pháp phòng chống cho hệ thống sông vùng đồng bằng Bắc Bộ. Báo cáo tổng hợp đề tài KC.08.11, Hà Nội, 2006. Chi tiết bài báo xem tại đây: Phân tích tổ hợp lũ gây tác động bất lợi đến vùng hợp lưu các sông Thao - Đà - Lô Tác giả: TS. Nguyễn Đăng Giáp, KS. Lê Thế Cường TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về Động lực học Sông biển
PGS.TS. Nguyễn Hữu Khải - ĐH Quốc Gia Hà Nội
Ý kiến góp ý: