TextBody
Huy chương 2

Phương pháp giải tích tính hệ số tưới cho lúa theo quan điểm tưới tuần tự

28/11/2017

Theo quan điểm tưới tuần tự, nghĩa là chuẩn bị gieo cấy đến đâu thì đưa nước vào đến đấy. Sau khi đưa nước vào ruộng quá trình hao nước trên ruộng diễn ra gồm bốc hơi mặt nước tự do, ngấm bão hòa tầng đất mặt ruộng, ngấm ổn định, bốc thoát hơi mặt ruộng, quá trình nâng cao, hạ thấp mực nước trên ruộng.

Phân tích tính toán quá trình nước hao bằng cách tính lượng nước hao từng ngày cho từng thửa ruộng. Cộng tương ứng cùng thời gian lượng nước hao các thửa ruộng sẽ xác định được lượng nước hao tổng công toàn khu tưới của loại nước hao này… Trên cơ sở lượng nước hao toàn khu tưới, kết hợp với mực nước cho phép trên ruộng, lượng nước đến bằng cách tính thử dần tìm ra lượng nước tưới mi. và tính ra hệ số tưới. Phương pháp tính trên giúp tính toán hệ số tưới theo quan điểm tưới tuần tự nhanh chóng, dễ dàng và thuận tiện hơn.

I. MỞ ĐẦU

Hiện nay có hai quan điểm tính hệ số tưới: quan điểm tưới đồng thời và quan điểm tưới tuần tự. Trên thực tế, tính tưới theo quan điểm tưới tuần tự phù hợp với  kỹ thuât canh tác và như phương thức quản lý hiện nay. Phương pháp này đã được đưa vào tiêu chuẩn thiết kế hệ số tưới cho lúa 14TCN 61-92 năm 1992. Tuy nhiên tiêu chuẩn này chưa được sử dụng trong thực tế do những nguyên nhân:

-   Cách tính của phương pháp này bằng đồ giải nên phải vẽ các đường nước hao thành phần và tính đường nước hao tổng cộng nên tốn nhiều thời gian;

-   Tiêu chuẩn này chỉ tính riêng cho lúa. Trong thực tế trong tính toán cho một vùng tưới không chỉ có tưới cho lúa mà còn các loại cây trông khác, nên việc tính hệ số tưới cho các cây trồng khác vẫn phụ thuộc vào hiểu biết của mỗi người tính;

-   Trong thời gian tiêu chuẩn này ra đời thì phần mềm Cropwat được đưa vào Việt Nam. Phần mềm này tính lượng nước tưới cho lúa và các cây trồng khác, việc tính toán rất nhanh chóng nên được sử dụng ở hầu hết các dự án;

Tuy vậy phần mềm Cropwat cũng có một số nhược điểm sau:

-   Cách tính lượng nước tưới trong Cropwat theo quan điểm tưới đồng thời, do đó, khi tính tưới cho khu tưới lớn người ta phải chia diện tích khu tưới thành 3 đến 4 phần, tính lượng nước tưới cho từng phần, mỗi một phần được gieo cấy ở thời gian khác nhau sau đó cộng lại được lượng nước tưới chung cho toàn khu tưới;

-   Cropwat tính ra lượng nước tưới trung bình trong 10 ngày nên việc tính  hệ số tưới được tính bằng lượng nước tưới trong 10 ngày chia cho số ngày tưới;

-   Cropwat hiện nay chỉ tính cho một lớp nước trên ruộng nhất định chưa thấy hướng dẫn tính cho lớp nước trên ruộng thay đổi.

Tính hệ số tưới theo quan điểm tưới tuần tự là phù hợp với thực tế sản xuất nên chúng tôi đã nghiên cứu tính toán hệ số tưới theo quan điển tưới tuần tự bằng giải tích để việc toán thuận tiện hơn.  

II. XÁC ĐỊNH CÁC ĐƯỜNG QUÁ TRÌNH NƯỚC HAO MẶT RUỘNG

2.1. Xác định các đường quá trình nước hao mặt ruộng

2.2. Xác định đường quá trình nước hao bốc thoát hơi mặt ruộng

2.3. Lượng nước hao tạo thành lớp nước mặt ruộng

2.4. Lượng nước bão hoà tầng đất mặt ruộng

2.5. Lượng nước hao do ngấm ổn định

2.6. Tính lượng nước hao tổng cộng toàn khu tưới

2.7. Tính toán lượng mưa

2.8. Tính toán hệ số tưới

III. KẾT LUẬN


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Fao irrigation and drainage paper No33

[2]. FAO Irrigation and drainage paper No56 Crop evapotranspiration-Guidelines for computing crop water requirements.

[3]. CROPWAT8.0 Example.pdf. (Example of the use cropwat 8.0)

[4]. Giáo trình quy hoạch và thiết kế hệ thống thủy lợi tập 1 (Hà Nội – 2006)


Xem bài báo tại đây: Phương pháp giải tích tính hệ số tưới cho lúa theo quan điểm tưới tuần tự

Tác giả: TS. Bùi Nam Sách
Viện Quy hoạch Thủy lợi

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: