Phương pháp tính toán hệ số cấp nước cho nuôi tôm ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long
19/03/2018Hệ số cấp nước cho nuôi trồng thủy sản là rất quan trọng, là căn cứ khoa học cho việc quy hoạch, tính toán thiết kế hệ thống công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản. Kết quả tính toán cho thấy hệ số cấp nước cho nuôi tôm ven biển có giá trị rất khác nhau cho mỗi vùng và lớn hơn nhiều lần so với cấp cho lúa (từ 2 đến trên 20 lần).
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành Thủy sản có vị trí chiến lược và quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Trong những năm qua sản xuất thủy sản đã đạt những thành tựu đáng kể. Hàng thủy sản Việt Nam có mặt trên 164 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, luôn trong tốp đầu các mặt hàng xuất khẩu của đất nước và giữ vị trí tốp 10 trong những nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Trong chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (NTTS) được xác định là ưu tiên vì có thế mạnh mang lại chuỗi giá trị gia tăng cao.
Theo số liệu của Tổng cục Thủy sản năm 2013, cả nước có 30 tỉnh/thành nuôi tôm nước lợ, ĐBSCL là vùng nuôi tôm nước lợ trọng điểm của cả nước, với diện tích nuôi tôm trên 90% diện tích nuôi tôm của cả nước, đạt trên 596,2 nghìn ha, sản lượng thu hoạch bằng 75,2% sản lượng tôm của cả nước. Về năng suất, ĐBSCL tuy có lợi thế về diện tích song năng suất bình quân chỉ đạt 0,7 tấn/ha - thấp nhất cả nước (vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung có năng suất bình quân 2,9 tấn/ha, vùng Đông Nam bộ đạt 2,2 tấn/ha). Tất nhiên, năng suất còn đi đôi với hình thức nuôi. Tuy nhiên, với điều kiện tự nhiên thuận lợi như ĐBSCL năng suất, chất lượng trong NTTS chưa tương xứng với tiềm năng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, song tất cả đều cho rằng, một trong những nguyên nhân chính là môi trường nước chưa đảm bảo, thủy lợi phục vụ cấp, thoát và xử lý nguồn nước chưa đáp ứng được nhu cầu.
Trước đây, các hệ thống thủy lợi (HTTL) vùng ven biển mới chủ yếu được phát triển phục vụ cho mục đích nông nghiệp (ngọt hóa trồng lúa nước) là chính, ngành thuỷ sản phát triển sau này (sau những năm 90) và HTTL phục vụ NTTS hiện nay hầu hết vẫn sử dụng HTTL của các dự án ngọt hóa từ các năm trước, nên gặp rất nhiều bất cập. Việc chuyển đổi từ sản xuất lúa sang NTTS diễn ra tự phát, và quá nhanh chóng đã dẫn tới tình trạng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, như: HTTL, giao thông lưới điện, công nghiệp phụ trợ (thức ăn, thuốc thú y,…) không đáp ứng được yêu cầu thủy sản.
Công tác nghiên cứu khoa học phục vụ NTTS cũng không theo kịp tốc độ phát triển, như: vấn đề kiểm soát nguồn nước, về cấu trúc hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS, vấn đề chất lượng nguồn nước, số lượng cấp, thoát v.v.... Các nghiên cứu thủy lợi cấp thoát nước cho NTTS vẫn mang nhiều tư duy của cấp nước cho nông nghiệp với hệ số cấp thoát nhỏ hơn nhiều so với yêu cầu, hoặc chỉ quan tâm tới số lượng nước mà chưa đề cập nhiều đến chất lượng nước yêu cầu của NTTS.
Trong khuôn khổ bài báo, nhóm tác giả sẽ giới thiệu phương pháp tính toán xác định nhu cầu nước, hệ số cấp nước phục vụ nuôi tôm nước lợ ven biển với hai loại hình nuôi đại diện là: (1) tôm thâm canh và (2) luân canh tôm - lúa cho 2 vùng đại diện của ĐBSCL (cửa sông vùng biển Đông và biển Tây).
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN PHỤC VỤ XÁC ĐỊNH HỆ SỐ CẤP NƯỚC CHO NUÔI TÔM
3.1. Phân khu sản xuất và quy trình nuôi
3.2 Thời vụ nuôi tôm
3.3. Chu trình nuôi và tiến độ cấp nước
3.4 Các tài liệu khác
4. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN
4.1. Tính toán xác định nhu cầu nước
4.2. Tính toán xác định hệ số cấp nước
5. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Kỹ thuật nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh; Tài liệu Khuyến nông - Khuyến ngư, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bạc Liêu.
[2] Hướng dẫn kỹ thuật “Nuôi tôm sú - lúa” của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia năm 2013.
[3] Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm nước lợ thâm canh, bán thâm canh hạn chế dịch bệnh ban hành kèm theo Công văn số 298/TCTS-NTTS ngày 01 tháng 02 năm 2013 của Tổng cục Thủy sản.
Xem bài báo tại đây: Phương pháp tính toán hệ số cấp nước cho nuôi tôm ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả:
TS.Nguyễn Phú Quỳnh, ThS. Đỗ Đắc Hải - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam. TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
PGS.TS. Vũ Hoàng Hoa - Đại học Thủy lợi
Ý kiến góp ý: