TextBody
Huy chương 2

Quan điểm tiếp cận và bài học thực tiễn trong đổi mới thể chế quản lý thủy lợi ở Việt Nam

14/03/2017

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa yêu cầu công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi phải thay đổi để đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu đó. Công tác đổi mới đòi hỏi cần có quan điểm, cách tiếp cận một cách cụ thể và khoa học phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương và ngành trong bối cảnh chung của đất nước.

Bài viết này đưa ra quan điểm hay cách xác định và chỉ ra những lựa chọn ưu tiên như là một cách đánh giá thực trạng và đề xuất ra những định hướng tốt cho công tác đổi mới đồng thời xác định rõ cấu trúc hệ thống của tổ chức và điểm mấu chốt ưu tiên tác động làm thay đổi dần dần các vấn đề vướng mắc trong quản lý khai thác công trình thủy lợi. Một bài học kinh nghiệm cho xác định hiện trạng thủy lợi, những lựa chọn, cấu trúc hệ thống tổ chức, mối quan hệ giữa các yếu tố và những kết quả đạt được ban đầu cho sự đổi mới trong đó đổi mới cơ chế chính sách là vấn đề cốt lõi và ưu tiên hàng đầu cho sự đổi mới.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Phát triển sản xuất nông nghiệp có tưới theo hướng sản xuất hàng hóa đòi hỏi việc cung cấp các dịch vụ tưới tiêu cho sản xuất phải thay đổi và thích hợp theo hướng hiện đại hóa, đồng bộ từ cơ chế chính sách, tổ chức đến các yếu tố kỹ thuật.... Trước những đòi hỏi trong tổ chức kinh tế mới và những tác động cực đoan của biến đổi khí hậu hiện nay, quan điểm nâng cao hiệu quả khai thác công trình thủy lợi cần phải thay đổi phù hợp với xu thế phát triển và biến đổi của môi trường. Dịch vụ tưới không chỉ phải đảm bảo về chất lượng và số lượng mà còn phải đảm bảo về mặt không gian, thời gian cũng như không thể bỏ qua các vấn đề về tiết kiệm nguồn tài nguyên nước, tối thiểu hóa chi phí trong quản lý vận hành. Những cơ chế quản lý cũ theo kiểu bao cấp, xin - cho, cào bằng hay mệnh lệnh hành chính từ trên xuống dưới đang dần trở lên cũ kỹ lạc hậu không đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của phát triển xã hội mà cần thay bằng cơ chế mới theo hướng xã hội hóa và thị trường hóa [2]. Trong cơ chế mới, các mối quan hệ giữa các nhân tố tham gia về quản lý nhà nước và quản lý vận hành công trình thủy lợi cần được làm rõ và minh bạch hóa thông qua các công cụ pháp lý cụ thể [7].

Trên cơ sở yêu cầu đặt ra cho phát triển, nhiều kế hoạch đổi mới quản lý khai thác công trình thủy lợi (QLKTCTTL) đã được đặt ra và thực hiện cụ thể như các cơ chế chính sách, kế hoạch hay chiến lược trong QLKTCTTL ở nước ta là tương đối đầy đủ, đồng bộ và phù hợp chủ trương, định hướng đổi mới quản lý theo hướng sản xuất cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế [3]. Tuy nhiên thực tế triển khai còn nhiều bất cập nhiều địa phương chưa thực hiện một cách đầy đủ hoặc cách tiếp cập chưa hoàn chỉnh dẫn đến hiệu quả quản lý khai thác các hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn không cao. Để giải quyết những bất cập trên đòi hỏi phải có những kế hoạch, phương pháp đánh giá, lựa chọn ưu tiên phù hợp và được thực hiện một cách khoa học trên cơ sở tháo gỡ từng bước và phù hợp với điều kiện của địa phương. Trong khuôn khổ bài viết này nhóm tác giả muốn đóng góp một góc nhìn hay cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm thực tế nhằm hỗ trợ tháo gỡ những vướng mắc trong con đường đổi mới nâng cao hiệu quả khai thác công trình thủy lợi ở nước ta hiện nay.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Xác định và lựa chọn ưu tiên cho phát triển thủy lợi ở nước ta

3.2. Nhận định cấu trúc hệ thống và điểm mấu chốt cần tác động để đổi mới

3.3. Bài học thực tiễn trong đổi mới thể chế trong quản lý thủy lợi

3.3.1. Cách xác định và lựa chọn ưu tiên đổi mới ở Tuyên Quang

3.3.2. Cách xác định hệ thống và điểm tác động mấu chốt cho đổi mới

IV. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Christine Werthmann, 2011, Understanding Institutional Arrangements for Community-Based Natural Resource Management in the Mekong Delta of Cambodia and Vietnam – A mixed methods approach. PhD Dissertation, Fachbereichs Wirtschaftswissenschaften der Philipps-Universität Marburg.

[2]. Đoàn Thế Lợi, Trần Việt Dũng, 2012. Ban quản lý dịch vụ thủy lợi Hà Nội- Mô hình mới về quản lý khai thác công trình thủy lợi theo phương thức đặt hàng. Tạp chí khoa học thủy lợi. Số 3/2012. Tr. 30-34.

[3]. Đoàn Thế Lợi, Nguyễn Thị Định, Đào Quang Khải, 2012. Đổi mới tư duy hay đổi mới cơ chế để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác CTTL? Một số kinh nghiệm ở Tuyên Quang. Tạp chí khoa học thủy lợi. Số 7/2012. Tr. 11-34.

[4]. Institute for Water Resourcses Economics and Management and World Banks consultant groups, 2012. Report on Irrigated Agriculture and Irrigation Systems Management Reform in Vietnam’s Central Coast Region. Worlbank in Vietnam.

[5]. Lê Hải Hùng, 2014. Báo cáo kết quả việc thực hiện chính sách Pháp luật về đầu tư, quản lý,  sử dụng và khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2012 – 2013. Ban quản lý khai thác CTTL. Số: 404/BC-BQL.

[6]. Lin Crase and Dr Vasant P. Gandhi, 2009. The Effectiveness of Water Institutions. Reforming Institutions in Water Resource Management. First published by Earthscan in the UK and USA in 2009 Crase and Vasant P. Gandhi, pp 3-19.

[7]. Phillip Pagan, 2009. Laws, Customs and Rules: Identifying the Characteristics of Successful Water Institutions. Reforming Institutions in Water Resource Management. First published by Earthscan in the UK and USA in 2009 Crase and Vasant P. Gandhi, pp. 20-44.


Xem bài báo tại đây: Quan điểm tiếp cận và bài học thực tiễn trong đổi mới thể chế quản lý thủy lợi ở Việt Nam

Tác giả: ThS. Đinh Văn Đạo
Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: