Quản lý Giảm nhẹ thiên tai thông qua thích ứng với Biến đổi khí hậu
15/12/2010Hội nghị Bộ trưởng về Giảm nhẹ thiên tai Châu á lần thứ 4 vừa kết thúc tốt đẹp vào cuối tháng 10/2010, sau 04 ngày làm việc tại Thành phố Incheon, Hàn quốc - thành phố hiện đại với 2,8 triệu dân được mở rộng xây dựng thêm trong 5 năm trở lại đây trên vùng đất cải tạo ven biển.
Thủ tướng Bhutan, các quan chức Bộ trưởng, Thứ trưởng của 53 quốc gia khu vực Châu Á Thái Bình Dương, các tổ chức Liên Hiệp Quốc, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các cán bộ từ các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lí thiên tai trong khu vực tham dự. Thủ tướng nước chủ nhà đã đến dự và khai mạc Hội nghị.
Ba phiên cấp bộ trưởng và hàng chục các cuộc họp kĩ thuật, triển lãm và chiếu film diễn ra song song bên lề. Các bộ trưởng đã cùng nhau nhóm họp, chia sẻ kinh nghiệm quốc gia và thảo luận các chủ đề:
(i) Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực về Giảm nhẹ rủi ro thiên tai (GNRRTT) và thích ứng Biến đổi khí hậu (BĐKH);
(ii) Phát triển và chia sẻ thông tin, kỹ thuật, kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý rủi ro thiên tai và BĐKH;
(iii) Thúc đẩy lồng ghép GNRRTT và thích ứng BĐKH trong phát triển xanh.
Thứ trưởng Đào Xuân Học, Trưởng đoàn Việt nam đã trình bày tuyên bố với chủ đề “Thúc đẩy lồng ghép GNRRTT và thích ứng BĐKH trong phát triển xanh”. Trong đó, đã chia sẻ với hội nghị về các nỗ lực của Việt nam bao gồm kiện toàn tổ chức bộ máy; Xây dựng và tăng cường hệ thống pháp luật, chính sách; xây dựng và tổ chức thực thi các chương trình, quan tâm đầu tư cho công tác phòng chống lụt bão và GNTT và TUBĐKH. Giới thiệu một số hoạt động cụ thể của Việt nam trong GNRRTT thông qua thích ứng BĐKH trong tăng trưởng xanh như trồng và bảo vệ rừng, phát triển nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu long, giáo dục tăng cường nhận thức về thiên tai và TƯ BĐKH.
Thông qua tuyên bố, Việt nam chuyển đến Hội nghị thông điệp là trong điều kiện của mình, Việt nam đã và đang nỗ lực ở mức cao từ Trung ương đến địa phương, phối hợp với cộng đồng các tổ chức quốc tế tại Việt nam đã triển khai thực hiện đồng bộ về công tác GNRRTT và thích ứng BĐKH, từng bước xây dựng mục tiêu và kế hoạch hành động cụ thể để thúc đẩy lồng ghép GNRRTT và thích ứng BĐKH vào các kế hoạch phát triển; bày tỏ việc Việt Nam nhận thức rằng việc duy trì và theo đuổi phát triển không thể và không nên tách rời các hoạt động hạn chế biến đổi khí hậu; và, “quốc gia sẽ có khả năng ứng phó tốt hơn trước các cú sốc có thể gây ra từ tác động của biến đổi khí hậu bằng việc hành động và đảm bảo rằng chính sách về giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu là một phần của sự phát triển kinh tế xã hội, thân thiện với môi trường và có sự tham gia của tất cả các thành phần trong cộng đồng”.
Hội nghị đã tạo được cơ hội để các Bộ trưởng Châu á trình bày và thảo luận, tiến đến cùng cam kết thông qua tuyên bố chung và lộ trình và kế hoạch Incheon; các phiên kĩ thuật với các chủ đề khác nhau về quản lí rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu là dịp để cán bộ kĩ thuật, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm, tăng cường hiểu biết và tạo cơ hội hợp tác trong trong tương lai.
Trưởng Đoàn Việt Nam đã chân thành cảm ơn và chúc mừng chủ tịch và cơ quan NEMA Hàn quốc về thành công của hội nghị.
Trong thời gian hội nghị, thứ trưởng Đào Xuân Học đã có một số cuộc tiếp xúc và làm việc bên lề theo lời mời và đề xuất của lãnh đạo một số cơ quan, tổ chức về quản lí thiên tai.
Tại các cuộc gặp và làm việc song phương với Trưởng đoàn Việt nam, Chủ tịch Cơ quan Quản lí khẩn cấp của Hàn Quốc – NEMA, đã bày tỏ thiện chí sẽ hỗ trợ, giúp đỡ Việt nam trong công tác GNRRTT và TƯ BĐKH; Giám đốc bộ phận của Ngân hàng Thế giới (WB) - Ông John Romme đã thể hiện sự cam kết ủng hộ Việt Nam thực hiện chiến lược Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt là Đề án Nâng cao nhận thức và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; Giám đốc Điều hành của Trung tâm phòng ngừa Thiên tai Châu Á – ADPC cũng bày tỏ mong muốn hợp tác và tiếp tục thực hiện các họat động tăng cường đào tạo, tập huấn, hỗ trợ cộng đồng trong chuẩn bị phòng ngừa thiên tai tại Việt nam.
Việc các tổ chức gửi lời mời và đề nghị tiếp xúc, làm việc với Trưởng đoàn Việt nam đã thể hiện chúng ta đang tạo dựng được các mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các đối tác, đồng thời cũng thể hiện các cơ quan phát triển, cơ quan tài trợ quan tâm và có thiện chí tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt nam trong công tác GNRRTT và cuộc chiến chống lại Biến đổi khí hậu. Kết quả chung
Tuyên bố chung của các Bộ trưởng và lộ trình kế họach hành động Incheon theo đó các Bộ trưởng đã cùng nhìn nhận rằng chính phủ các quốc gia cần có trách nhiệm chung trong GNRRTT và TƯ BĐKH; kêu gọi các quốc gia và các tổ chức quốc tế phối hợp, hợp tác chặt chẽ trong nỗ lực chung về giảm nhẹ thiên tai và thích ứng BĐKH, thúc đẩy lồng ghép “công tác GNRRTT và TƯ BĐKH vào phát triển cho sự tăng trưởng xanh” tại các quốc gia thông qua các diễn đàn hiện có, hợp tác song phương và liên Chính phủ cấp khu vực; chia sẻ thông tin, kỹ thuật, kinh nghiệm thực tiễn nhằm thúc đẩy thực hiện Khung hành động Hyogo trong năm năm còn lại.
Hội nghị đã thực sự trở thành cơ hội tốt tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết và thông cảm lẫn nhau và góp phần tăng cường đoàn kết và kết nối chung trong công tác GNRRTT- TƯ BĐKH.
Về dự án phát triển Saemangeum – Hàn quốc
Đoàn Việt nam được chủ tịch NEMA mời và sắp riêng đi tham quan dự án phát triển Saemangeum, cách thành phố Inchion khoảng 250km.
Trên đường đi từ trên Trực thăng nhìn xuống, được chứng kiến các cánh đồng nông nghiệp được chia ô đều nhau, các khu đô thị nằm ôm ven đồi núi thật gọn gàng mà không hề có dấu hiệu “xâm lấn ” đến các vùng đất canh tác nông nghiệp hay công nghiệp. Bờ biển hiện rõ dầu tích cải tạo và chỉnh trị bởi của bàn tay con người …. kè, tường biển, cảng, khu trú tránh tàu thuyền v.v.
Khi đến gần vùng dự án Saemageun, từ xa đã thấy rõ tuyến đê biển hùng dũng vắt ngang qua biển, nối hai vùng đất nhô ra, tạo nên một bên là hồ nước ngọt mênh mông một bên là biển cả, đều xanh ngắt. Nếu không có sự giới thiệu của bạn đồng hành Hàn quốc, thực tình chúng tôi không phân biệt được đâu là phía hồ, đâu là phía biển.
Khi đến gần vùng dự án Saemageun, từ trên cao từ xa đã thấy rõ tuyến đê biển hùng dũng vắt ngang qua biển, nối hai vùng đất nhô ra, tạo nên một bên là hồ nước ngọt mênh mông một bên là biển cả, đều xanh ngắt. Nếu không có sự giới thiệu của bạn đồng hành Hàn quốc, thực tình chúng tôi không phân biệt được đâu là phía hồ, đâu là phía biển.
Chúng tôi thật sự ấn tượng khi đựơc ban lãnh đạo nhà máy giới thiệu về quá trình thai nghén, khảo sát, lập kế hoạch, quá trình xây dựng theo phân kì đầu tư, đến khi dự án được hoàn thành đưa vào sử dụng. Đòan cũng được xem những hình ảnh film ghi lại cảnh đại công trường hoành tránh khi thi công xây dựng hay khi lấp khép kín Đê, những hình về xung đột nảy sinh trong quá trình xây dựng đê biển – một nhóm ngư dân tổ chức biểu tình, phản đối dự án.
Đây là dự án phát triển cải tạo đất lớn nhất của Chính phủ Hàn Quốc khánh thành vào năm 2010 sau gần 20 năm chuẩn bị và xây dựng. Dự án bao gồm hệ thống đê biển dài hơn 33Km (chiều cao Đê trung bình 36m, chiều rộng nền Đê khoảng 290- 550m) và có 02 hệ thống các cửa cống trên đê, ngăn mặn, giữ nước, tạo ra hồ nước ngọt nhân tạo do hai cửa sông gần nhau đổ ra biển. Dự án đã cải tạo phục vụ phát triển cho diện tích 40.100 ha, trong đó, diện tích đất 28.300 ha, diện tích hồ nước ngọt 11.880 ha phục vụ phát triển nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, vùng đô thị và phát triển du lịch trong vùng dự án.
Đi cùng với hệ thống công trình là nhà quản lí và hệ thống phục vụ quản lí điều hành, được xây dựng khang trang, có đội ngũ kĩ thuật viên kĩ thuật cao túc trực thường xuyên theo dõi giám sát qua hệ thống điện tử và camera. Tất các họat động liên quan đến hệ thống công trình như mực nước, chế độ triều, điểm quan trắc chất lượng nước, hệ thống cống, họat động giao thông trên đê, các khu vực giành riêng tham quan du lịch v.v đều được giám sát.
Quy hoạch tổng thể trong vùng dự án được gới thiệu theo đó có thể hình dung được sự tính toán lợi dụng ở mức cao nhất của tổng thể dự án: phát triển nông nghiệp, đô thị, khu công nghiệp, vùng du lịch, vùng phát triển năng lượng tái tạo – quạt gió v.v.; theo giới thiệu, mục tiêu và tham vọng sau khi dự án tiếp tục triển khai ở các bước tiếp theo, vùng dự án sẽ được kì vọng trở thành một trong những trung tâm/ điểm nối (Hub) phát triển hấp dẫn trong các trục nối Hàn quốc- Nhật bản - Trung quốc trong tương lai.
Ấn tượng và ghi nhận
Hội nghị và ấn tượng chuyến thực địa vùng dự án đã để lại cho chúng tôi nhiều suy ngẫm đối với công tác GNRRTT và TƯ BĐKH. Và như những gì mà Thứ trưởng Đào Xuân Học đã chia sẻ, trao đổi với anh em chúng tôi trong suốt chuyến đi, xin được tóm lược lại để cùng suy ngẫm:
Công tác tổ chức hội nghị được tiến hành chu đáo, chi tiết đến từng nội dung. Chủ nhà hiếu khách và thân thiện. Hội nghị tạo được sự và cũng đã thể hiện sự quan tâm rộng rãi các nhà lãnh đạo, quản lí, nhà khoa học, các cơ quan tài trợ, các cơ quan phát triển trong khu vực trong công tác GNRRTT va TƯ BĐKH.
Nội dung tuyên bố chung Bộ trưởng có nhiều nội dung và cách tiếp cận tổng thể, bền vững trong công tác GNRRTT và TƯ BĐKH. Việc hưởng hưởng ứng Tuyên bố chung cấp bộ trưởng và Lộ trình Incheon là thể hiện trách nhiệm của các quốc gia tham gia. Theo đó, việc chúng ta tổ chức thực thi tốt, có hiệu quả chiến lược, các chương trình đã được chính phủ phê duyệt và ban hành trong công tác GNRRTT và TƯ BĐKH, cũng là hành động thiết thực hưởng ứng Tuyên bố chung đó.
Dự án phát triển Saemanggeun là một ví dụ về cải tạo thiên nhiên phục vụ phát triển tổng hợp - hướng biển. Công tác giảm nhẹ thiên tai và hạn chế tác động của biến đổi khí hậu đã thực sự là một phần và là cơ sở để xây dựng chiến lược và hành động phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia;
Hệ thống công trình phòng chống thiên tai – như Đê biển được tính toán xây dựng đảm bảo lợi dụng phục vụ phát triển tổng hợp - ngăn mặn, giữ ngọt phát triển nông nghiệp, thủy sản, phát triển đô thị, công nghiệp và du lịch, phát triển năng lượng sạch tái tạo v.v.);
Trước khi tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho GNTT- TƯ BĐKH phục vụ phát triển, công tác điều tra, nghiên cứu, phân tích đánh giá, lập quy hoạch và kế hoạch tổng hợp được tiến hành kĩ lưỡng. Việc huy động nguồn vốn đầu tư cho dự án, công trình lớn đã huy động được sự tham gia từ lĩnh vực tư nhân trên cơ sở nhà nước định hướng bằng quy hoạch, tạo cơ chế cơ chế đầu tư, khai thác và hoàn trả vốn (dự án phát triển Saemanggeun: các tập đoàn kinh tế mạnh như Huyndai, Daewoo, Daelim đã tham gia góp vốn, trực tiếp xây dựng hệ thống công trình, tham gia khai thác);
Hệ thống công trình và phương pháp tiếp cận của dự án DaeJangmuen là một ví dụ tốt để suy nghĩ và áp dụng cho lập quy hoạch, cơ chế huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình ngăn mặn, giữ ngọt, phòng chống thiên tai, phục vụ phát triển cho Thành phố Hồ Chí Minh, vùng phụ cận và Đồng bằng Sông Cửu Long;
Lời kết
Nước ta là quốc gia thường xuyên chịu tác động của thiên tai và một trong những quốc gia được dự báo sẽ bị tác động tồi tệ do tác động của biển đổi khí hậu. Nhiệt độ gia tăng dẫn đến sự gia tăng lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô, cùng với nước biển dâng sẽ gây ngập úng cho nhiều vùng đất rộng lớn ven biển, vùng đồng bằng SCL, sẽ là thách thức to lớn trong việc bảo đảm an toàn cho cộng đồng, an ninh lương thực và cản trở sự phát triển bền vững đất nước.
Trong nhiều năm qua nhà nước ta đã quan tâm xây dựng và ban hành chiến lược, nhiều chính sách, chương trình mục tiêu và sự đầu tư liên tục cho phát triển nhân lực và hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ công tác giảm nhẹ rủi thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây thực sự là nỗ lực to lớn trong điều kiện là một quốc gia đang phát triển, là nền tảng lâu dài để công tác giảm nhẹ thiên tai- TƯ BĐKH, trong đó có họat động hợp tác quốc tế - ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả hơn.
Việc giảm nhẹ thiên tai và ứng phó BĐKH cũng như để góp phần tham gia vào nỗ lực chung quốc tế, bên cạnh phát huy nội lực của đất nước thì việc chú trọng và tiếp tục tăng cường hợp tác cụ thể, chủ động cả đa phương và song phương đã và đang được hình thành và thiết lập trong lĩnh vực GNRRTT và TƯ BĐKH là rất cần thiết. Tăng cường hợp tác và hợp tác có trách nhiệm và hiệu quả sẽ thiết lập được cơ hội, sự tin cậy để chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ và chuyển giao áp dụng khoa học kĩ thuật, nguồn lực, đồng thời kết nối chặt chẽ hơn giữa các cộng động trong thực thi trách nhiệm chung về GNTT TƯ BĐKH”./.
Các tài liệu tham khảo:
- Tuyên bố của Việt nam tại Hội nghị
- Báo cáo Đòan công tác của Thứ trưởng -TCT Đào Xuân Học
- Ảnh của đồng nghiệp trong Đoàn và bạn Hàn quốc cung cấp;
Ý kiến góp ý: