Quy trình tưới tiêu khoa học cho lúa, giảm phát thải khí nhà kính (CH4, N2O) vùng đồng bằng sông Hồng
30/07/2021Quy trình tưới tiêu khoa học cho lúa, tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính theo kinh nghiệm từ Nhật Bản là kết quả nghiên cứu từ đề tài hợp tác quốc tế theo nghị định thư với Nhật Bản, đề tài được nghiên cứu thử nghiệm trong 6 vụ (2015÷2017) tại xã Phú Thịnh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên theo 3 công thức tưới: công thức tưới khô kiệt (giai đoạn rút nước khi mực nước ruộng ở mức -15 cm so với mặt ruộng mới tưới lại), công thức tưới khô vừa (giai đoạn rút nước khi mực nước ruộng ở mức -5 cm so với mặt ruộng mới tưới lại) và công thức tưới truyền thống có tổng diện tích khu thí nghiệm 50,2 ha. Kết quả cho lượng nước tưới trung bình của khô kiệt bằng 65,7% và khô vừa và bằng 74,2% so với khu truyền thống. Khu khô vừa cho năng suấtcao nhất 7,60 tấn/ha. Lượng phát thải khí nhà kính trong 3 năm công thức tưới khô kiệt thấp nhất, tiết kiệm được 35,47% và công thức tưới khô vừa giảm được 30,21% so với công thức tưới truyềnthống; lượng phát thải khí CH4 vụ Mùa gấp từ 1,97 đến 7,13 lần vụ xuân. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất quy trình tưới tiêu khoa học cho lúa áp dụng cho vùng ĐBSH là kết hợp giữa công thức tưới khô vừa và khô kiệt (giai đoạn rút nước khi mực nước ruộng ở mức -10 cm so với mặt ruộng thì mới tưới lại); quy trình có tổng lượng nước tưới vụ Xuân từ 3100÷3900 m3/ha; vụ Mùa từ 2500÷3400 m3/ha.
1. GIỚI THIỆU CHUNG*
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vị trí khu thí nghiệm
2.2. Bố trí khu thí nghiệm
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện khí tượng
3.2. Lượng nước tưới
3.3 Mực nước mặt ruộng
3.4. Năng suất cây trồng
3.5 Lượng phát thải khí nhà kính
3.6 Quy trình tưới tiêu khoa học cho lúa, giảm phát thải khí nhà kính vùng ĐBSH, kinh nghiệm từ Nhật Bản
4. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Văn Tỉnh, Lê Xuân Quang (2017), Quản lý nước mặt ruộng để giảm thiểu phát thải khí nhà kính (CH4, N20) trên ruộng lúa vùng đồng bằng sông Hồng. Tạp chí nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
[2] Lê Xuân Quang (2016), Kết quả nghiên cứu quản lý nước ruộng lúa giảm phát thải khí nhà kính (CH4) trong vụ Xuân và Mùa năm 2015 vùng ĐBSH, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, ISSN 1859-4255.
[3] Tổng cục Thủy lợi (2018), Quy trình tưới tiêu khoa học cho lúa vùng đồng bằng sông Hồng, tiết kiệm nước,giảm phát, thải khí nhà kính kèm theo quyết định số 401/QÐ-TCTL-KHCN, ngày 20/9/2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi.
Chi tiết bài báo xem tại đây: Quy trình tưới tiêu khoa học cho lúa, giảm phát thải khí nhà kính (CH4, N2O) vùng đồng bằng sông Hồng
Lê Xuân Quang
Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: