Quy trình và chi phí thành lập, củng cố tổ chức hợp tác dùng nước trong hoạt động đầu tư thủy lợi
14/05/2013Trong nhiều năm gần đây, các dự án đầu tư công trình thủy lợi (CTTL) ở Việt Nam bắt đầu quan tâm đến việc thành lập, củng cố Tổ chức hợp tác dùng nước (TC HTDN)-nội dung chủ yếu khi thực hiện quản lý tưới có sự tham gia (PIM). Đặc biệt, các dự án do nước ngoài tài trợ đều coi PIM là điều kiện tiên quyết để đầu tư vốn xây dựng, nâng cấp, khôi phục CTTL. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện PIM, hầu hết các địa phương đều gặp khó khăn vì quy trình thành lập, củng cố TC HTDN chưa thống nhất, chi phí thực hiện PIM chưa được đề cập và xác định trong tổng mức đầu tư của các dự án đầu tư CTTL. Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu quy trình và chi phí thực hiện thành lập, củng cố TC HTDN.
1. Giới thiệu
Trong nhiều thập kỷ qua, nhà nước, nhân dân ta đã tập trung đầu tư xây dựng nhiều CTTL, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, môi trường, phát triển kinh tế xã hội và nông thôn. Tuy nhiên, hiệu quả khai thác của nhiều hệ thống CTTL còn thấp, chưa tương xứng với sự đầu tư. Trong khi đó, nhiều chuyên gia trên thế giới đã khẳng định: PIM quyết định sự thành công của một dự án đầu tư CTTL. Chính vì thế, trong nhiều năm gần đây, các dự án thuỷ lợi, nhất là các dự án đầu tư CTTL từ các tổ chức nước ngoài vào Việt Nam đều gắn liền với việc thành lập TC HTDN - là một trong số những nội dung quan trọng khi thực hiện PIM. Đặc biệt, một số tổ chức còn coi PIM là điều kiện tiên quyết để đầu tư vốn xây dựng, nâng cấp, khôi phục CTTL. Tuy nhiên, mỗi một tổ chức, thậm chí cùng trong một tổ chức nhưng đối với mỗi dự án thì kinh phí dành cho thực hiện PIM lại rất khác nhau, có những nơi mức đầu tư thực hiện thành lập, củng cố tổ chức HTDN chỉ có 20 USD/ha trong khi có những nơi lên đến 200 USD/ha. Điều đó gây không ít khó khăn cho cán bộ hoạch định dự án khi xác định vốn. Chính phủ Việt Nam đã và đang rất quan tâm đến PIM. Nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến PIM đã được ban hành. Điển hình là khung chiến lược phát triển PIM của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định đầu tư xây dựng CTTL phải tiến hành đồng thời với việc thành lập, củng cố tổ chức quản lý trong đó có PIM. Đến nay, hầu hết các địa phương đều gặp nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện PIM vì quy trình thành lập, củng cố TC HTDN chưa được thống nhất, chi phí thực hiện PIM chưa được đề cập và xác định trong tổng mức đầu tư của các dự án đầu tư CTTL. Một số địa phương đã thực hiện PIM thì kết quả đạt được còn hạn chế vì nguồn kinh phí được cấp không đủ để đảm bảo thực hiện nội dung PIM yêu cầu. Kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu đề xuất cơ sở xây dựng hướng dẫn định mức PIM trong hoạt động đầu tư thủy lợi” là cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm giúp các nhà hoạch định dự án đầu tư thủy lợi huy động vốn, các tổ chức, địa phương thực hiện PIM thống nhất được quy trình và chi phí thành lập, củng cố TC HTDN.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu quy trình thành lập, củng cố TC HTDN nhằm giúp các tổ chức, cá nhân thực hiện PIM thống nhất nội dung, phương pháp thành lập, củng cố TC HTDN.- Nghiên cứu xây dựng định mức các thành phần chi phí thành lập, củng cố TC HTDN nhằm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xác định được thành phần, khối lượng các loại chi phí tiêu hao trong quá trình thành lập, củng cố TC HTDN, từ đó xác định được chi phí cần thiết để thực hiện.
3. Kết quả và thảo luận
a. Quy trình thành lập, củng cố TC HTDN:
Quy trình thành lập, củng cố TC HTDN là kết quả đúc rút kinh nghiệm từ thực tế, tham khảo từ các dự án trong nước và quốc tế, kế thừa các văn bản pháp lý, tài liệu, sổ tay hướng dẫn, lấy ý kiến chuyên gia [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9].Thông thường, tùy theo yêu cầu của mỗi dự án, mỗi địa phương sẽ có những quy trình riêng để thành lập, củng cố TC HTDN. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của đề tài đã đưa ra được quy trình cơ bản, cần thiết và có thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu phổ biến của các dự án, của địa phương gồm 3 giai đoạn với 10 bước như sau:
Hình 1: Quy trình thành lập, củng cố tổ chức hợp tác dùng nước
Giai đoạn 1: Thành lập TC HTDN. Giai đoạn này gồm 07 bước, cụ thể như sau:
- Bước 1: Triển khai khởi động và nâng cao nhận thức.
Bước 1 gồm 4 hoạt động: Tư vấn thực hiện các công việc chuẩn bị cho việc thành lập, củng cố TC HTDN; tổ chức cuộc họp khởi động với chính quyền và các ban ngành liên quan ở cấp tiểu dự án; tổ chức cuộc họp khởi đầu với đại diện người dân; tập huấn nâng cao nhận thức về PIM và một số kiến thức cơ bản để thành lập và phát triển TC HTDN cho địa phương. Mục đích chủ yếu của bước 1 là trao đổi, phổ biến chủ trương, yêu cầu thành lập, củng cố TC HTDN, thống nhất kế hoạch phát triển PIM và đạt được cam của kết địa phương thông qua một văn bản với nội dung khẳng định vai trò và trách nhiệm của mỗi bên liên quan trong việc thành lập, tổ chức hoạt động của TC HTDN. Đặc biệt, có một nội dung quan trọng ở bước này là phải thành lập được nhóm “công tác” ở địa phương để hỗ trợ tư vấn giải quyết các thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động của TC HTDN hiệu quả và giới thiệu được các thành viên nhóm “sáng lập” tham gia trực tiếp cùng tư vấn trong suốt quả trình thành lập, củng cố TC HTDN.
- Bước 2: Điều tra, đánh giá xã hội, hệ thống tưới và đề xuất mô hình
Hoạt động của bước này là điều tra thực địa về xã hội, CTTL, tổ chức quản lý hiện tại và đánh giá được thực trạng quản lý thủy nông. Tư vấn sẽ căn cứ kết quả đánh gía và tình hình thực tế về dân sinh, kinh tế, yêu cầu của người dân, quy định của pháp luật… để đề xuất mô hình TC HTDN phù hợp. Kết quả điều tra, đánh giá có sự tham gia của nhóm “sáng lập”.
- Bước 3: Họp dân để thống nhất mô hình TC HTDN
Họp dân để báo cáo kết quả điều tra và thảo luận kết quả đánh giá hệ thống tưới, nêu rõ các tồn tại và giải pháp khắc phục, nhằm mục đích thống nhất mô hình TC HTDN phù hợp.
- Bước 4: Tham quan học tập mô hình TC HTDN điển hìnhĐể giúp nhóm “sáng lập” có thêm kiến thức thực tế khi thành lập TC HTDN, tư vấn sẽ tổ chức một cuộc tham quan học tập kinh nghiệm thành lập, xây dựng TC HTDN từ một vài mô hình TC HTDN điển hình, có đặc điểm hoạt động tương đồng với TC HTDN đã được người dân thống nhất lựa chọn.- Bước 5: Xây dựng điều lệ, quy chế quản lý thủy nông
Tư vấn sẽ hướng dẫn nhóm “sáng lập” tuyên truyền, vận động người dân tự nguyện tham gia TC HTDN, dự thảo điều lệ, quy chế quản lý thủy nông, thảo luận thời gian, số lượng, thành phần người tham dự đại hội, tiêu chuẩn lựa chọn người bầu vào ban quản lý TC HTDN… Sau đó chính quyền địa phương hỗ trợ nhóm “sáng lập” tổ chức cuộc họp với cán bộ quản lý thôn để triển khai tổ chức các cuộc họp dân tại các thôn hưởng lợi nhằm thảo luận, lấy ý kiến người dân về điều lệ, quy chế quản lý thủy nông và bầu người đi dự đại hội, giới thiệu người vào ban quản lý của TC HTDN.
- Bước 6: Đại hội thành lập TC HTDNĐại hội thành lập TC HTDN là một hoạt động quan trọng để phát huy hiệu lực hoạt động của TC HTDN là tiến hành. Trước khi đại hội nhóm “sáng lập” phải thực hiện cuộc họp trù bị cho đại hội. Nội dung của đại hội là thảo luận, thông qua điều lệ, quy chế hoạt động của TC HTDN và bầu ban quản lý.- Bước 7: Hoàn thành các thủ tục thành lập TC HTDN.
Ban quản lý đại hội bầu ra sẽ được nhóm “công tác” tư vấn, hướng dẫn thực hiện các thủ tục phê duyệt cần thiết để đảm bảo tư cách pháp nhân của TC HTDN.
Giai đoạn 2: Trợ giúp kỹ thuật.
- Bước 8: Tập huấn nâng cao năng lực cho TC HTDN:
Một khóa tập huấn nữa sẽ được tiến hành nhằm trang bị cho Ban quản lý TC HTDN và đại diện người dân các kiến thức và kỹ năng về vận hành, duy tu và bảo dưỡng CTTL, quản lý tài chính, lập và thực hiện kế họach vận hành, phân phối nước, phát triển sản xuất…
Giai đoạn 3: Đánh giá hoạt động của TC HTDN
- Bước 9: Đánh giá sau 1 vụ và sau 2 hoặc 3 vụKhi TC HTDN đã được thành lập và đi vào hoạt động, sau thời gian tối thiểu là 1 vụ sản xuất phải tiến hành đánh giá sơ bộ, sau 2 hoặc 3 vụ phải tổ chức đánh giá toàn diện. Hoạt động này thường được thực hiện bởi một bên thứ 3 nhằm đảm bảo tính khách quan. Tùy thuộc vào các tồn tại, bất cập đã được đánh giá, tư vấn sẽ có kế hoạch quay lại điều chỉnh từng bước cho phù hợp với mục tiêu đã đề ra.- Bước 10: Tổ chức hội nghị báo cáo kết quả đánh giá hoạt động của TC HTCDN Kết quả đánh giá sẽ được công bố thông qua hội nghị có sự tham dự của đại diện chính quyền xã, các ban ngành, tổ chức xã hội và đại diện người hưởng lợi trong phạm vi TC HTDN quản lý. Hội nghị này phải đưa ra được các biện pháp điều chỉnh phù hợp với thực tế để các TC HTDN hoạt động hiệu quả, hiệu lực và bền vững. Giám sát và điều chỉnh hoạt động của TC HTDN:Ngoài 10 bước như trên, các bên liên quan trong suốt cả 3 giai đoạn phải thường xuyên giám sát nhằm điều chỉnh kịp thời để đảm bảo TC HTDN hoạt động hiệu quả và bền vững. Thực tế cần khoảng 2-3 lần giám sát, điều chỉnh trong một vụ và thực hiện ít nhất là trong 2-3.
b) Chi phí thực hiện thành lập, củng cố TC HTDN:
- Nguyên tắc xác định chi phí thực hiện thành lập, củng cố TC HTDN:
Chi phí thành lập, củng cố TC HTDN phụ thuộc chủ yếu vào quy mô tưới, số lượng, hình thức và địa điểm thành lập, củng cố TC HTDN. Vì vậy, nguyên tắc xác định chi phí thành lập, củng cố TC HTDN như sau:+ Chi phí được xác định khi thành lập, củng cố các TC HTDN có quy mô nhỏ hơn 50 ha; 50÷100 ha; 100÷200 ha; 200÷300 ha; 300÷400 ha; 400÷500 ha; 500÷600 ha. Trong trường hợp các TC HTDN dự kiến quản lý diện tích tưới trên 600 ha thì sẽ áp dụng chi phí thành lập, củng cố TC HTDN quản lý diện tích tưới là 600 ha.+ Xây dựng trong trường hợp thành lập, củng cố chỉ duy nhất một TC HTDN hoặc đồng thời nhiều tổ TC HTDN (n tổ chức) có cùng quy mô diện tích tưới và cùng tính chất hoạt động tại mỗi tiểu dự án hoặc mỗi địa phương. + Xác định cho 4 trường hợp sau: TC HTDN được thành lập mới/ củng cố quản lý tưới quy mô trong một xã và TC HTDN được thành lập/ củng cố quản lý tưới quy mô liên xã, liên huyện tại 7 vùng trên cả nước.+ Xác định trên cơ sở quy trình, khối lượng các thành phần chi phí tiêu hao khi thực hiện các hoạt động thành lập, củng cố TC HTDN và các văn bản hướng dẫn xây dựng, áp dụng đơn giá của nhà nước theo từng nguồn vốn của các thành phần chi phí đó.+ Quy trình, khối lượng các thành phần chi phí tiêu hao khi thực hiện các hoạt động thành lập, củng cố TC HTDN được xác định chủ yếu dựa trên kết quả nghiên cứu thành lập, củng cố TC HTDN thuộc dự án “Hỗ trợ thủy lợi Việt Nam- WB“, dự án “Hỗ trợ thủy lợi Miền Trung- ADB4“ và kết quả phân tích, thảo luận, thống nhất ý kiến của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, thực hiện dự án PIM và dự án đầu tư CTTL thông qua các hội thảo khoa học.
- Xác định chi phí thực hiện thành lập, củng cố TC HTDN:
Chi phí thực hiện thành lập, củng cố TC HTDN (C) được xác định theo công thức:
C= C1+ C2+ C3+ C4+ C5 + C6+ C7+C8+ C9 + C10 (1)
Trong đó:
i: Loại lao động tính theo ngày công (ngày công tư vấn, nhóm sáng lập…), i = 1÷e
J: Hạng mục công việc thực hiện thành lập, củng cố TC HTDN, J = 1÷m
l: Lao động không tính theo ngày công (viết báo cáo, lập phiếu điều tra…), l=1÷u
g: Chi phí để hoàn thành công việc hội họp, tập huấn, tham quan học tập khi thành lập, củng cố các TC HTDN (Thuê hội trường, chi ăn cho đại biểu…), g=1÷x.
f: Văn phòng phẩm (giấy A4, đổ mực in…), f=1÷y
z: Máy móc thiết bị phục vụ thành lập, củng cố TC HTDN (máy tính, máy in, máy fax, máy ảnh), z=1÷4.
Aij, A1ij: Số lượng ngày công lao động và ngày công thực địa của nhân công i để thực hiện hạng mục công việc thứ j khi chỉ thành lập duy nhất một TC HTDN.
Alj: Số lượng lao động không tính theo ngày công l để thực hiện hạng mục công việc thứ J khi chỉ thành lập, củng cố duy nhất một TC HTDN.
Dj: Số lượt tư vấn đi và về từ cơ quan làm việc đến địa bàn thành lập, củng cố TC HTDN để thực hiện hạng mục công việc thứ J khi chỉ thành lập duy nhất một TC HTDN.
Hgj: Số lượng chi phí g để hoàn thành công việc hội họp, tập huấn, tham quan học tập cho hạng mục công việc J khi chỉ thành lập, củng cố duy nhất một TC HTDN.
Vfj: Số lượng văn phòng phẩm f để thực hiện hạng mục công việc J khi chỉ thành lập, củng cố duy nhất một TC HTDN.
Qzij: Thời gian được tính khấu hao loại máy móc thiết bị z để tư vấn i thực hiện hạng mục công việc thứ J khi chỉ thành lập, củng cố duy nhất một TC HTDN.
Kij, Klj: Hệ số tăng thêm số lượng ngày công lao động của chuyên gia i và hệ số tăng thêm số lượng loại lao động không tính theo ngày công L để thực hiện hạng mục công việc thứ J khi thành lập, củng cố đồng thời nhiều TC HTDN so với khi chỉ thành lập, củng cố duy nhất một TC HTDN.
Kdj: Hệ số tăng thêm số lượt tư vấn đi và về từ cơ quan làm việc đến địa bàn thành lập đồng thời nhiều TC HTDN so với khi chỉ thành lập duy nhất một TC HTDN.
Kgj, Kfj: Hệ số tăng thêm số lượng chi phí g để hoàn thành hội họp, tập huấn, tham quan học tập và hệ số tăng thêm số lượng văn phòng phẩm f để thực hiện hạng mục công việc thứ J khi thành lập đồng thời nhiều TC HTDN so với khi chỉ thành lập, củng cố duy nhất một TC HTDN.
Aij, A1ij, Alj, Dj , Hgj, Vfj, qzij, Kij, Klj, Kdj, Kgj, Kfj được xác định trên cơ sở tổng kết thực tiễn và kế thừa kiến thức, kinh nghiệm của các chuyên gia thủy lợi và chuyên gia PIM [9].
T (ngày): Thời gian đi và về của một lượt tư vấn từ cơ quan làm việc tới địa bàn thành lập, củng cố TC HTDN.
Pi (đồng/công): Đơn giá ngày công lao động của nhân công i.
Pl (đồng/hạng mục): Đơn giá lao động không tính theo ngày công l.
Pd1 (đồng/ lượt tư vấn đi về) : Đơn giá đi lại một lượt tư vấn hoặc đơn giá một đợt đi lại của từ vấn từ cơ quan làm việc tới địa bàn thành lập TC HTDN.
Pd2 (đồng/ngày công thực địa): Đơn giá đi lại của tư vấn trên thực địa.
Pt1 và Pr (đồng/ngày) : Đơn giá phụ cấp lưu trú và thuê phòng nghỉ của tư vấn.
Pt2 (đồng/ngày): Đơn giá phụ cấp lưu trú của tư vấn khi đi và về từ cơ quan làm việc đến địa bàn thành lập TC HTDN.
Pg (đồng/hạng mục): Đơn giá thành phần chi phí g để hội họp, tập huấn, tham quan học tập.
Pf (đồng/hạng mục): Đơn giá thành phần văn phòng phẩm f.
Pz (đồng/năm): Đơn giá tính khấu hao máy móc thiết bị z.
Đơn giá của các thành phần chi phí được xác định dựa trên các văn bản hướng dẫn xác định đơn giá của nhà nước và đơn giá thị trường.
- Xác định mức đầu tư thực hiện thành lập, củng cố tổ chức HTDN M (đồng, USD/ha).
Mức đầu tư kinh phí cần thiết để tư vấn hoàn thành việc thành lập, củng cố TC TC HTDN trên một đơn vị diện tích được xác định theo công thức:
M= C/F.n (12)
Trong thực tế, 3 loại chi phí: đi lại của tư vấn từ cơ quan làm việc đến địa bàn thành lập, củng cố TC HTDN; phụ cấp lưu trú của tư vấn trong thời gian di chuyển từ cơ quan làm việc đến địa bàn thành lập, củng cố TC HTDN; chi phí đi tham quan học tập mô hình TC HTDN điển hình tùy thuộc từng trường hợp cụ thể. Do đó, chi phí và mức đầu tư thành lập, củng cố TC HTDN được tính toán chưa bao gồm ba hạng mục chi phí trên.
- Một vài kết quả tính toán mức đầu tư thành lập, củng cố TC HTDN,
Dưới dây là kết quả tính toán mức đầu tư thành lập, củng cố TC HTDN bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) trước khi thông tư 97/2010/TT-BTC có hiệu lực tại 7 vùng ở Việt Nam là vùng Đồng Bằng Sông Hồng (ĐBSH), Miền núi phía Bắc (MNPB), Bắc Trung Bộ (BTB), Duyên Hải Miền Trung (DHMT), Tây Nguyên (TN), Đông Nam Bộ (ĐNB), Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) cho trường hợp TC HTDN được thành lập mới và quản lý tưới có phạm vi trong một xã.
Bảng 1: Mức đầu tư khi thành lập duy nhất một TC HTDN tại một tiểu dự án
TT | Diện tích (ha) | Mức đầu tư (1.000đồng/ha) | ||||||
ĐBSH | MNPB | BTB | DHMT | TN | ĐNB | ĐBSCL | ||
1 | 50 | 2.881 | 2.925 | 2.828 | 2.846 | 2.854 | 2.645 | 2.558 |
2 | 100 | 1.666 | 1.665 | 1.587 | 1.617 | 1.622 | 1.428 | 1.376 |
3 | 200 | 1.049 | 1.033 | 976 | 1.000 | 1.003 | 817 | 765 |
4 | 300 | 847 | 827 | 777 | 799 | 801 | 613 | 566 |
5 | 400 | 743 | 720 | 674 | 695 | 697 | 515 | 463 |
6 | 500 | 684 | 659 | 612 | 635 | 637 | 453 | 401 |
7 | 600 | 642 | 616 | 571 | 595 | 597 | 412 | 360 |
Bảng 2: Mức đầu tư khi thành lập đồng thời n TC HTDN tại một tiểu dự án
TT | Diện tích (ha) | Mức đầu tư (1.000 đồng/ha) | ||||||
ĐBSH | MNPB | BTB | DHMT | TN | ĐNB | ĐBSCL | ||
1 | 50 | 1.219+1.344/n | 1.258+1.349/n | 1.166+1.344/n | 1.184+1.344/n | 1.190+1.347/n | 983+1.344/n | 896+1.344/n |
2 | 100 | 834+672/n | 831+675/n | 756+672/n | 786+672/n | 789+673/n | 596+672/n | 545+672/n |
3 | 200 | 633+336/n | 616+337/n | 560+336/n | 585+336/n | 587+337/n | 401+336/n | 350+336/n |
4 | 300 | 583+224/n | 562+225/n | 513+224/n | 535+224/n | 537+224/n | 349+224/n | 302+224/n |
5 | 400 | 545+168/n | 521+169/n | 476+168/n | 496+168/n | 498+168/n | 317+168/n | 265+168/n |
6 | 500 | 549+134/n | 524+135/n | 478+134/n | 501+134/n | 503+135/n | 319+134/n | 267+134/n |
7 | 600 | 530+112/n | 503+112/n | 459+112/n | 483+112/n | 485+112/n | 300+112/n | 248+112/n |
c) So sánh kết quả nghiên cứu với thực tế thành lập, củng cố TC HTDN:
Bảng 3: Mức đầu tư giữa kết quả nghiên cứu và thực tế thành lập, củng cố TC HTDN
TT | Tên dự án | Số TC HTDN | Diện tích/ TC HTDN (ha) | Mức đầu tư (USD/ha) | Đặc điểm TC HTDN | ||
Thực tế | Vốn NSNN | ||||||
Trước đây | Hiện nay | ||||||
1 | TDA Cầu Sơn- Cấm Sơn, Yên Lập, Kẻ Gỗ-WB3 (2008-2009) | 30 | 300 | 23,64 | 23,5 | 37 | Trong 1 xã, chủ yếu là củng cố |
2 | TDA Phú Ninh, Đá Bàn- WB3 | 6 | >400 | 45,72 | 39,5 | 60,5 | Chủ yếu liên xã, thành lập mới |
3 | TDA Dầu Tiếng- WB3 | 28 | 300 | 18,61 | 18,8 | 28 | Trong 1 xã, thành lập mới |
4 | TDA Thạch thành, Thanh hóa- ADB4 (2010-2011) | 16 | >200 | 28,28 | 28 | 35,5 | Trong 1 xã, chủ yếu thành lập |
5 | TDA Thượng Mỹ Trung, Quảng Bình- ADB4 | 26 | <200 | 26,39 | 27,4 | 42,5 | Trong 1 xã, chủ yếu củng cố |
6 | TDA Nam Thạch hãn, Quảng Trị- ADB4 | 52 | >100 | 28,40 | 29,4 | 46,5 | Chủ yếu trong xã và củng cố |
7 | TDA Trà Câu – Quảng Ngãi- ADB4 | 20 | 250 | 27,13 | 25,5 | 39 | Trong 1 xã, chủ yếu củng cố |
Từ bảng trên cho thấy đối với các dự án sử dụng nguồn vốn NSNN trước khi thông tư 97/2010/TT-BTC có hiệu lực, mức đầu tư thành lập, củng cố TC HTDN theo kết quả nghiên cứu là tương đối phù hợp với các dự án của WB và ADB. Sở dĩ như vậy là do hầu hết đơn giá các thành phần chi phí đều được các nhà thầu áp dụng sát hoặc bằng đơn giá khi sử dụng vốn NSNN. Riêng đối với dự án “Thủy lợi Miền Trung”, tuy đơn giá lao động cao hơn khá nhiều so với đơn giá lao động khi sử dụng vốn NSNN nhưng chi phí cho các cuộc họp dân và đại hội thành lập TC HTDN lại chưa được các nhà thầu tính đúng và tính đủ, nên trong thực tế tư vấn phải điều chỉnh chi phí lao động sang cho các chi phí khác. Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN sau khi thông tư 97/2010/TT-BTC có hiệu lực, sử dụng vốn ODA thì mức đầu tư theo kết quả nghiên cứu của đề tài cao hơn nhiều so với các dự án đã thực hiện. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay và phù hợp với các văn bản hướng dẫn xác định đơn giá của nhà nước vừa được ban hành.
4. Kết luận
Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được quy trình cơ bản và cần thiết gồm 3 giai đoạn và 10 bước để thành lập, củng cố TC HTDN. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã xác định được chi phí các thành phần tiêu hao khi thành lập, củng cố TC HTND theo quy mô diện tích tưới, số lượng, hình thức TC HTDN được thành lập, củng cố tại 7 vùng trên cả nước.
Nhằm giúp các tổ chức, cá nhân thực hiện PIM thống nhất nội dung, phương pháp, chi phí thành lập, củng cố TC HTDN. Trung tâm tư vấn PIM đã dự thảo thông tư “Hướng dẫn xây dựng định mức thực hiện thành lập, củng cố tổ chức HTDN” và trình Bộ NN&PTNN phê duyệt. Hiện tại, trung tâm tư vấn PIM đang lấy ý kiến của Tổng Cục Thủy lợi, Cục xây dựng và quản lý công trình thủy lợi… để bổ sung và hoàn thiện dự thảo này.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ NN& PTNT, Hướng dẫn việc thành lập, củng cố và phát triển các Tổ chức hợp tác dùng nước, Hà Nội, 2004.
[2] Hà Lương Thuần, Hướng dẫn thành lập Tổ chức quản lý thuỷ nông cơ sở, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 2004.
[3] Nguyễn Xuân Tiệp, Nông dân tham gia quản lý công trình thuỷ lợi và những vấn đề đang đặt ra, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 2008.
[4] Trung tâm tư vấn PIM, Sổ tay hướng dẫn củng cố, thành lập tổ chức hợp tác dùng nước, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 2009.
[5] Trung tâm tư vấn khoa học công nghệ phát triển tài nguyên nước, Báo cáo thành lập Tổ chức hợp tác dùng nước tại tiểu dự án Cầu Sơn- Cấm Sơn, Yên Lập, Kẻ gỗ, Hà Nội, 2009.
[6] Trung tâm hỗ trợ phát triển, Báo cáo thành lập Tổ chức hợp tác dùng nước tiểu dự án Phú Ninh, Đá Bàn, Hà Nội, 2009.
[7] Trung tâm phát triển cộng đồng bền vững, Báo cáo thành lập Tổ chức hợp tác dùng nước tại tiểu dự án Dầu Tiếng, Hà Nội, 2009.
[8] Ban quản lý trung ương các dự án Thủy Lợi, Báo cáo thiết lập hội/ hiệp hội dùng nước trong dự án Hỗ trợ thủy lợi Miền Trung, 2010.
[9] Võ Thị Kim Dung, Báo cáo tổng kết- Đề tài nghiên cứu cơ sở: “Nghiên cứu đề xuất cơ sở xây dựng hướng dẫn định mức PIM trong hoạt động đầu tư thủy lợi”, 2010.
Tác giả: KS. Võ Thị Kim Dung, PGS.TS. Trần Chí Trung, PGS.TS. Đoàn Doãn Tuấn
Trung tâm Tư vấn Quản lý Thủy nông có sự tham gia của người dân (CPIM)
Tạp chí KH&CN Thủy lợi
Ý kiến góp ý: