TextBody
Huy chương 2

Tác động của chế độ thủy động lực vùng ven bờ ảnh hưởng đến diễn biến xói bồi bờ biển Trà Vinh

12/10/2015

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá tác động của chế độ thủy  động lực vùng ven bờ ảnh hưởng đến diễn biến xói bồi bờ biển tỉnh Trà Vinh bằng một số phần mềm như MIKE21/3FM, ARCGIS. Qua tính toán, khu vực ấp Bầu xã Hiệp Thạnh, khu vực Ba Động, Cồn Trứng ở Trường Long Hoà đang diễn biến sạt lở rất phức tạp. Kết quả trên làm cơ sở để đưa ra những biện pháp khả thi cho công tác quản lý, quy hoạch, kiểm tra, giám sát và lựa chọn các công trình chỉnh trị hợp lý, hiệu quả phục vụ phát triển bền vững khu vực nghiên cứu..

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bờ biển tỉnh Trà Vinh kéo dài từ cửa Cung Hầu đến cửa Định An có chiều dài khoảng 65km đang diễn biến phức tạp, nhiều khu vực bị xói lở với tốc độ nhanh trong thời gian qua bởi chịu tác động trực tiếp, mạnh mẽ của quá trình biến đổi thủy động lực Biển Đông và dòng chảy thượng nguồn sông MêKông. Hậu quả là: Hàng trăm héc ta đất canh tác ven biển bị mất; Nhiều khu vực rừng phòng hộ ven biển bị xói mòn và làm suy giảm tác dụng bảo vệ; Một số khu bãi biển có lợi thế phát triển du lịch dịch vụ đang chịu sự tác động bởi sóng và dòng chảy gây xói lở nghiêm trọng, có nguy cơ làm thiệt hại không chỉ cơ sở hạ tầng mà còn ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Trà Vinh tại các khu vực này.

Vấn đề cấp bách đặt ra là để bảo vệ tính mạng người dân, tài sản và cơ sở hạ tầng, góp phần phát triển KTXH và bảo vệ môi trường tại khu vực huyện Duyên Hải nói riêng và Trà Vinh nói chung cần phải có một nghiên cứu thấu đáo, đủ cơ sở khoa học để giải thích và đánh giá đúng nguyên nhân và cơ chế xói lở cũng như bồi lắng bờ biển cửa sông khu vực nghiên cứu, từ đó có cơ sở cho những giải pháp kỹ thuật phù hợp đáp ứng được yêu cầu phát triển KTXH bền vững.

II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU SỬ DỤNG

a) Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là vùng bờ biển Trà Vinh, được chia thành các tiểu vùng nghiên cứu trong đó có 3 tiểu vùng chính: Hiệp Thạnh, Trường Long Hòa, Dân Thành (Hình 1).

b) Số liệu sử dụng

Số liệu địa hình: Địa hình trên bờ (bề rộng 100 m và chiều dài 30 km) và dưới nước (bề rộng 1 – 1,2 km và chiều dài 30 km) như Hình 2 được lấy từ kết quả thực đo vào năm 2010 và 2011. Bên cạnh đó số liệu còn được bổ sung từ các dự án điều tra cơ bản thực hiện bởi Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam (Viện KHTLMN, 2010) và Viện Kỹ thuật Biển (Viện KTB, 2009). Địa hình tại các vùng khác của Biển Đông được lấy từ GEBCO của Trung tâm dữ liệu hải dương học Anh Quốc có độ phân giải 30″ × 30″.

Số liệu trường gió nền được trích từ kết quả mô hình khí hậu toàn cầu CFSR (Climate Forecast System Reanalysis) của Trung tâm dự báo môi trường thuộc Cơ quan quản lý đại dương và khí quyển Mỹ (NCEP/NOAA).

Số liệu trường sóng: Số liệu sóng quan trắc tại một số vị trí đo đạc năm 2010, 2011 và kế thừa số liệu tại một số vị trí đo đạc thuộc dự án điều tra cơ bản năm 2009, 2010 như Hình vẽ 3, phục vụ mục đích hiệu chỉnh và kiểm định mô hình MIKE21 SW.

III. XÂY DỰNG MÔ HÌNH TOÁN

3.1. Thiết lập mô hình toán số

3.2.  Kết quả hiệu chỉnh – kiểm định mô hình

a) Kết quả hiệu chỉnh – kiểm định mô hình thủy động lực

b) Kết quả hiệu chỉnh – kiểm định mô hình sóng (SW)

c) Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định thông số mô hình vận chuyển bùn cát

IV. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN

4.1. Chế độ thủy động lực học (HD) hiện trạng

4.2. Chế độ sóng biển hiện trạng

4.3. Chế độ bồi xói hiện trạng

V.    NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]  ThS. Phan Mạnh Hùng, 2012. Nghiên cứu chế độ thủy thạch động lực vùng ven biển Nam Bộ, JICA.

[2] TS. Nguyễn Hữu Nhân, 2011. Nghiên cứu sự biến dạng của các yếu tố triều trên biển ven bờ và các cửa sông Nam Bộ do nước biển dâng.

[3] TS. Nguyễn Hữu Nhân, 2011. Lập mô hình nghiên cứu nghiên cứu các quá trình thủy động học, sóng biển, vận chuyển bùn cát và bồi xói tại các bãi bồi ven biển từ Cửa Tiểu đến cửa Trần Đề.

[4] ThS. Phan Mạnh Hùng, TS. Nguyễn Hữu Nhân, 2012. Nghiên cứu hiện trạng cũng như dự báo chế độ thủy động lực, sóng, diễn biến bồi xói ven biển tỉnh Trà Vinh.

[5] Danish Hydraulics Institute, 2009. Giáo trình hướng dẫn Mike 21/3 FM.


Chi tiết bài báo xem tại đây: Tác động của chế độ thủy động lực vùng ven bờ ảnh hưởng đến diễn biến xói bồi bờ biển Trà Vinh

Tác giả:

TS. Nguyễn Hữu Nhân, ThS. Phan Mạnh Hùng, PGS. TS. Hoàng Văn Huân
CN. Quách Đình Hùng, ThS. Đỗ Thị Hồng Thư
Viện Kỹ thuật Biển

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI  

Ý kiến góp ý: