TextBody
Huy chương 2

Tác động của cơ chế, chính sách hiện hành đến công tác quản lý chất thải sinh hoạt nông thôn

29/08/2016

Việt Nam được đánh giá là đã xây dựng được khung pháp lý phù hợp cho các hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng. Tuy nhiên, phần lớn các văn bản hướng dẫn, tiêu chuẩn kỹ thuật, cơ chế, chính sách hỗ trợ đã ban hành đều tập trung cho đô thị, khu công nghiệp, cho các doanh nghiệp dịch vụ công ích, bên cạnh đó,việc thực thi các chính sách còn nhiều rào cản. Do vậy, việc triển khai công tác quản lý chất thải sinh hoạt nông thôn trong nhiều năm qua gặp nhiều khó khăn. Nội dung bài viết  đánh giá tác động tích cực và những hạn chế của các chính sách hiện hành đến quản lý chất thải sinh hoạt nông thôn thông qua kết quả khảo sát tại 9 tỉnh: Thái Nguyên, Sơn La, Nghệ An, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Đồng Tháp, Bến Tre và An Giang. Kết quả đánh giá là cơ sở đề xuất cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ và thúc đẩy công tác quản lý chất thải sinh hoạt cải thiện môi trường khu vực nông thôn

I. MỞ ĐẦU

Ở nước ta, việc quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải sinh hoạt nông thôn nói riêng đã trở thành mối quan tâm lớn của Chính phủ. Trước tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn, đã có một số cơ quan, địa phương nghiên cứu về quản lý chất thải. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào các giải pháp công nghệ, kỹ thuật xử lý chất thải. Một số nghiên cứu đã đề cập đến nâng cao nhận thức, huy động sự tham gia của cộng đồng, song vẫn khó có khả năng nhân rộng. Đầu tư cho hoạt động quản lý chất thải ở nông thôn trong thời gian qua chưa nhiều và kém hiệu quả, gây lãng phí. Nông thôn Việt Nam có những đặc thù riêng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tập quán sinh sống và nhận thức. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn cần phải có chính sách hỗ trợ của Nhà nước, hướng dẫn cụ thể, phân công rõ ràng trách nhiệm giữa các cấp và cộng đồng dân cư trong quản lý chất thải. Bài học kinh nghiệm ở các nước phát triển, các chính sách trong quản lý chất thải cần phải được xây dựng đồng bộ, phối hợp giữa các biện pháp khuyến khích, chế tài thực hiện nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng cùng với Nhà nước để quản lý chất thải ở nông thôn. Bởi vậy, việc đánh giá tác động của các chính sách hiện hành đến công tác quản lý chất thải sinh hoạt nông thôn sẽ phát hiện những bất hợp lý, thiếu hụt, làm cơ sở đề xuất các cơ chế, chính sách cần ban hành nhằm thúc đẩy công tác quản lý chất thải sinh hoạt nông thôn.  

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tác động của chính sách đến quản lý chất thải sinh hoạt nông thôn

3.2 Tác  động của cơ chế đến quản lý chất thải sinh hoạt nông thôn

3.3 Đề xuất các cơ chế, chính sách quản lý chất thải sinh hoạt nông thôn

IV. KẾT LUẬN

Kết quả phân tích, đánh giá trên đây đã cho thấy nguyên nhân chính dẫn đến những tồn tại về quản lý chất thải sinh hoạt nêu trên là do những thiếu hụt về chính sách quản lý chất thải nông thôn, một số chính sách đã được ban hành không phù hợp với điều kiện của nông thôn. Bên cạnh đó việc thực thi các chính sách đã ban hành gặp nhiều rào cản do hạn chế về cơ sở hạ tầng, năng lực quản lý của chính quyền địa phương và hạn chế về nhận thực cộng đồng. Để khắc phục những tồn tại nêu trên, từng bước cải thiện môi trường nông thôn, cần có phân công trách nhiệm quản lý chất thải cho ngành Nông nghiệp và PTNT và giải quyết vấn đề quản lý chất thải nông thôn gắn với chương trình Nông thôn mới. Triển khai đồng bộ các biện pháp từ ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ, đào tạo nâng cao nhận thức cộng đồng và năng lực của chính quyền địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, Báo cáo kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ chế chính sách quản lý chất thải góp phần cải thiện môi trường nông thôn”

[2]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo môi trường Quốc gia 2011 Chất thải rắn, Hà Nội.


Xem bài báo tại đây: Tác động của cơ chế, chính sách hiện hành đến công tác quản lý chất thải sinh hoạt nông thôn

Tác giả: PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương, ThS. Nguyễn Đức Phong
Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: