Tác động của dự án đê biển Vũng Tàu - Gò Công lên chế độ thủy thạch động lực khu vực cửa sông, ven biển lân cận
24/04/2017 Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá tác động của dự án đê biển Vũng Tàu - Gò Công lên chế độ thủy thạch động lực vùng cửa sông ven biển lân cận. Các mô hình toán 1D (MIKE11) và 2D (MIKE21 Coupled FM) với tỉ lệ chi tiết khác nhau được sử dụng để mô phỏng chế độ thủy động lực, vận chuyển bùn cát, và diễn biến hình thái trong một năm khí hậu từ 5/2009 -4/2010 trong các kịch bản hiện trạng và có công trình với bề rộng cửa cống khác nhau... Kết quả tính toán phân tích cho thấy tuyến đê biển sẽ có những tác động sâu sắc tới chế độ vận chuyển bùn cát và diễn biến hình thái phía trong tuyến đê. Do nguồn bùn cát trên các sông khu vực cửa sông Đồng Nai như Soài Rạp, Lòng Tàu, và các sông nhánh phía Lòng Tàu - Thị Vải chủ yếu từ phía biển qua cửa Soài Rạp đưa vào trong thời kỳ mùa lũ cũng như thời kỳ gió mùa Đông Bắc nên khi có công trình đê biển, hàm lượng bùn cát vùng phía trong tuyến đê cũng như phía các nhánh sông Lòng Tàu-Thị Vải giảm đáng kể, đặc biệt là vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc. Vì vậy, mặc dù vận tốc dòng chảy trên các sông giảm xuống nhưng hiện tượng bồi lắng trên các sông không tăng mà còn có xu thế giảm xuống. Do lưu tốc dòng chảy giảm nên hiện tượng xói lở cũng giảm xuống. 1. MỞ ĐẦU Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) là thành phố đông dân nhất cả nước, dân số thống kê năm 2012 là khoảng 7.7 triệu người với mật độ dân số khoảng 3,666 người/km2, là trung tâm kinh tế, văn hóa và giáo dục của cả nước. Hiện nay, thành phố và thủ đô Hà Nội là hai đô thị xếp hạng đặc biệt của nước ta. Nằm ở hạ nguồn của các sông thuộc hệ thống sông Đồng Nai, có địa hình thấp trũng với hơn 60% diện tích có cao trình thấp dưới 2 m, nên Tp. HCM chịu ảnh hưởng sâu sắc của dòng chảy trên sông và thủy triều biển Đông, với các vấn đề nổi cộm là ngập úng do lũ và triều gây ra. Trong những thập kỷ gần đây, sự phát triển đô thị nhanh chóng với công tác quản lý và qui hoạch chưa tốt đã dẫn đến những hệ lụy như đã làm giảm không gian chứa nước triều, hạn chế khả năng vận chuyển nước của hệ thống kênh rạch, cùng với hiện tượng sụt lún đất nền với tốc độ cao (khoảng 1.5 - 3 cm/năm) kết hợp sự hiện tượng nước biển dâng do biến đổi khí hậu đã làm cho mực nước sông kênh tăng lên nhanh chóng với xu thế năm sau cao hơn năm trước. Hệ quả là tình trạng ngập úng do kết hợp mưa triều của Tp. HCM ngày một trầm trọng hơn cho dù hệ thống hồ chứa thượng lưu trong lưu vực đã phát huy tốt vai trò điều tiết lũ. Trong nỗ lực đi tìm kiếm một giải pháp giải quyết triệt để vấn đề ngập úng do tổ hợp tác động của lũ thượng nguồn, mưa lớn và triều cường cho Tp. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất ý tưởng dự án đê biển Vũng Tàu - Gò Công với các thành phần chính bao gồm: (i) Tuyến đê chính dài 28km nối Gò Công đến cách Vũng Tàu 5km sau đó nối với Cần Giờ bằng tuyến đê phụ 13km; (ii) Các cửa thoát nước và âu thuyền trên đê; (iii) Cống Lòng Tàu; (iv) Các đập ngăn cửa sông Đồng Tranh và các sông kênh dọc phía Bắc (bờ tả) sông Soài Rạp (Hình 1). Mục tiêu chính của dự án là (i) Chống lũ lụt, ngập úng và xâm nhập mặn cho toàn vùng Tp.HCM, trước mắt và lâu dài (khi mực nước biển dâng thêm 75-100 cm); (ii) Tăng cường khả năng thoát lũ, giảm chiều sâu và thời gian ngập lũ, chống xâm nhập mặn cho vùng ĐTM trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng; (iii) Chống xâm nhập mặn cho khu vực Gò Công, Long An; (iv) Phòng chống thiên tai và các tác động từ biển cho toàn bộ khu vực TP. Hồ Chí Minh và vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) với diện tích hơn 1 triệu ha. Tuy nhiên, tác động của tuyến đê này đối với các mặt kinh tế, xã hội và sinh thái môi trường của khu vực xây dựng công trình và lân cận chắc chắn cũng không nhỏ, cần được đánh giá một cách thỏa đáng những vấn đề “được và mất” để đưa ra quyết định có hay không nên xây dựng tuyến đê này. Bài báo này này trình bày một số kết quả nghiên cứu đánh giá tác động của dự án đê biển Vũng Tàu – Gò Công lên chế độ thủy động lực học, vận chuyển bùn cát, và diễn biến hình thái khu vực các cửa sông và vùng ven biển lân cận dự án. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3. PHƯƠNG ÁN CÔNG TRÌNH VÀ KỊCH BẢN NGHIÊN CỨU 3.1. Phương án công trình 3.2. Kịch bản biên mô hình 3.3. Phương án vận hành công trình 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy tại các cửa sông và vùng ven bờ lân cận 4.2. Ảnh hưởng dòng chảy ven bờ do gió 4.3. Ảnh hưởng đến vận chuyển bùn cát và diễn biến hình thái khu vực lân cận 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Duy Khang, và cộng sự, 2011a. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ "Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây sạt lở và đề xuất giải pháp bảo vệ khu vực bờ biển từ cửa Tiểu đến cửa Soài Rạp tỉnh Tiền Giang". Viện Khoa học thủy lợi miền Nam. [2]. Nguyễn Duy Khang, Trần Bá Hoằng, và cộng sự, 2012. Báo cáo chuyên đề "Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình tổng thể toàn vùng biển Đông". Đề tài độc lập cấp nhà nước ĐTĐL.2011-G/39 "Nghiên cứu biến động của chế độ thủy thạch động lực vùng cửa sông ven biển chịu tác động của dự án đê biển Vũng Tàu - Gò Công". Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam. [3]. Nguyễn Duy Khang, Trần Bá Hoằng, và cộng sự, 2013a. Báo cáo chuyên đề "Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình mở rộng". Đề tài độc lập cấp nhà nước ĐTĐL.2011-G/39 "Nghiên cứu biến động của chế độ thủy thạch động lực vùng cửa sông ven biển chịu tác động của dự án đê biển Vũng Tàu - Gò Công". Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam. [4]. Nguyễn Duy Khang, Trần Bá Hoằng, và cộng sự, 2013b. Báo cáo chuyên đề "Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình chi tiết". Đề tài độc lập cấp nhà nước ĐTĐL.2011-G/39 "Nghiên cứu biến động của chế độ thủy thạch động lực vùng cửa sông ven biển chịu tác động của dự án đê biển Vũng Tàu - Gò Công". Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam. Xem bài báo tại đây: Tác động của dự án đê biển Vũng Tàu - Gò Công lên chế độ thủy thạch động lực khu vực cửa sông, ven biển lân cận Tác giả: TS. Trần Bá Hoằng, TS. Nguyễn Duy Khang TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam
Ý kiến góp ý: