Tác dụng điều tiết hồ chứa đến chế độ dòng chảy kiệt hạ du sông Vu Gia - Thu Bồn
25/12/2017Lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn (VGTB) với diện tích 10.350 km2, trong đó, đất nông nghiệp 45.359 ha, và dân số khoảng 1,7 triệu người, có một nền kinh tế đang phát tiển mạnh với trung tâm kinh tế chính của miền Trung là TP. Đà Nẵng. Trong những năm gần đây, bên cạnh tác động của lũ, những tác động của hạn hán, xâm nhập mặn hay chính những hoạt động khai thác của con người như thủy điện, chặt phá rừng, xả thải công nghiệp... đang đặt ra nhiều thách thức cho khai thác sử dụng bền vững tài nguyên nước lưu vực. Bài báo này trình bày một sốkết quả nghiên cứu đánh giá những tác động của điều tiết hồ chứa thủy điện đến chế độ dòng chảy kiệt hạ du lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn, qua đó,sẽ có thể đề xuất được các giải pháp khoa học công nghệ sử dụng hiệu quả tài nguyên nước mặt và bảo vệ nguồn nước sông Vu Gia - Thu Bồn.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn bắt nguồn từ địa bàn tỉnh Kon Tum chảy qua tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng đổ ra biển Đông ở hai cửa biển là Cửa Đại và Cửa Hàn. Toàn bộ lưu vực nằm ở sườn Đông Trường Sơn có tiềm năng lớn về đất đai, tài nguyên nước, thuỷ năng và rừng.
Do những đặc thù chung của miền Trung, địa hình lưu vực khá phức tạp, phần lớn là núi cao, bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, khó xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông thuỷ lợi. Thời tiết khắc nghiệt, chất lượng thảm thực vật bị suy giảm, thiên tai bão lũ luôn xảy ra và có xu hướng ngày càng ác liệt. Mưa lũ lớn gây xói mòn đất, xói lở bờ, cắt dòng sông, gây lũ lụt và úng ngập nghiêm trọng, trong khi mùa khô ít mưa gây khô hạn nặng.
Trong những năm gần đây, nhánh Quảng Huế nối giữa sông Vu Gia và Thu Bồn liên tục bị sạt lở, đổi dòng nên phần lớn lượng nước từ Vu Gia đã được chuyển sang sông Thu Bồn gây ngập lụt nghiêm trọng cho Hội An về mùa lũ và thiếu nước cho vùng hạ lưu Vu Gia về mùa kiệt. Ngoài ra, sau khi xây dựng hệ thống các hồ chứa lớn đặc biệt việc chuyển nước của thủy điện Đắk Mi 4, đã gây ra những hậu quả không nhỏ cho hạ du. Nước chuyển nhiều hơn về phía Thu Bồn đã làm cho phía Vu Gia dòng chảy kiệt suy giảm mạnh, mực nước giảm sút nghiêm trọng, mặn xâm nhập cao, uy hiếp các nhà máy cấp nước chính cho TP. Đà Nẵng, hậu quả đến nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp… là rất lớn.
II. MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC TÍNH TOÁN
II.1. Mục tiêu
II.2. Phương pháp và cơ sở khoa học tính toán
a. Địa hình lòng sông
b. Biên của mô hình
c. Biên lấy nước và các công trình trên dòng chính
d. Nhu cầu nước
e. Các kết quả hiệu chỉnh và kiểm định
III. TÍNH TOÁN DỰ BÁO
III.1 Các kịch bản tính toán
III.2. Phân tích và đánh giá kết quả
IV. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Báo cáo: “Tính toán và xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ A Vương, Đắk Mi 4 và sông Tranh 2 trong mùa cạn”, Bộ TNMT.
[2]. Chuyên đề Thủy lực Đề tài “Nghiên cứu xác định khả năng chịu tải và dòng chảy tối thiểu của sông Vu Gia – Thu Bồn”, Chủ nhiệm: PGS.TS Nguyễn Văn Tỉnh.
[3]. Báo cáo “Hiện trạng phát triển KTXH, thủy điện, phân lưu Quảng Huế”, Sở NN & PTNT Đà Nẵng.
[4]. Mike 11 Reference Mannual.
[5]. Mike ViewReference Mannual.
Xem bài báo tại đây: Tác dụng điều tiết hồ chứa đến chế độ dòng chảy kiệt hạ du sông Vu Gia - Thu Bồn
Tác giả: Nguyễn Quang Trung, Nguyễn Xuân Lâm
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: