TextBody
Huy chương 2

Tài nguyên nước dưới đất đồng bằng Bắc Bộ những thách thức và giải pháp

13/06/2016

Nước dưới đất ở đồng bằng Bắc Bộ (ĐBBB) tồn tại chủ yếu trong các thành tạo bở rời trầm tích Đệ tứ và Nogen. Do điều tra nghiên cứu chưa đầy đủ, khai thác sử dụng chưa hợp lý, tài nguyên  nước dưới đất đang biến động mạnh mẽ. Một mặt nước dưới đất ở một số diện tích trên đồng bằng đang bị giảm về trữ lượng, xấu về chất lượng. Ngược lại, có tầng chứa nước mới đã được phát hiện, nhiều diện tích nước nhạt đang được mở rộng.

Bài báo giới thiệu kết quả đánh giá hiện trạng tài nguyên nước dưới đất về sự phân bố các tầng chứa nước, trữ lượng tiềm năng nước dưới đất, hiện trạng khai thác sử dụng ở ĐBBB, đồng thời phân tích sự biến động tài nguyên nước về số lượng và chất lượng trong nhiều thập kỷ qua, đánh giá các nguyên nhân gây ra những biến động đó và đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ phục vụ khai thác bền vững tài nguyên nước dưới đất ở ĐBBB.

I. MỞ ĐẦU

Nước dưới đất lãnh thổ Việt Nam tồn tại trong các thành tạo cát cuội sỏi bở rời, cát bột kết, bazan, đá vôi và một số thành tạo khác tạo thành các tầng chứa nước chính trong các miền Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ. Trong mấy thập kỷ qua, dưới tác động của tự nhiên và con người, nước dưới đất trong các cấu trúc chứa nước trong lãnh thổ Việt Nam biến động rất mạnh mẽ. Nhiều tầng chứa nước đã được phát hiện trước kia, hiện nay do khai thác sử dụng một cách chưa hợp lý nên tài nguyên  nước dưới đất đang có sự biến động theo hướng xấu đi. Ngược lại, nhiều tầng chứa nước mới đã được phát hiện, nhiều diện tích nước nhạt đang được mở rộng, nhiều vùng núi đá vôi xa xôi hẻo lánh đến nay đã tìm được nguồn nước dưới đất để sử dụng. Trong số những cấu trúc chứa nước nêu trên thì cấu trúc chứa nước ở đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ có sự biến động mạnh mẽ nhất. Trong số báo trước chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu và phân tích những biến động tài nguyên nước dưới đất ở đồng bằng Nam Bộ. Số báo này chúng tôi tiếp tục phân tích những biế động đó ở đồng bằng Bắc Bộ.

I. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT ĐBBB

Đồng bằng Bắc bộ có ba tầng chứa nước chính đang được khai thác sử dụng, đó là các tầng chứa nước Holocen (qh), Pleistocen (qp) và Pliocen (n2).

Hiện trạng khai thác và trữ lượng tiềm năng của các tầng chứa nước đã được thống kê và đánh giá. Theo con số thống kê tính toán của chúng tôi, so với trữ lượng khai thác tiềm năng thì lượng nước khai thác hiện nay chỉ chiếm một phần nhỏ (chi tiết xem trong bảng 1). Tuy nhiên, ở khắp mọi nơi hiện trạng mực nước và chất lượng nước đang có xu hướng suy giảm. Mực nước trong các giếng khoan khai thác suy giảm liên tục, nhiều nơi diễn ra xâm nhập mặn, diện tích nước nhạt bị thu hẹp.

Tình hình biến đổi tài nguyên nước dưới đất cả về trữ lượng (mực nước) và chất lượng nước được bài báo đề cập cụ thể đối với các đơn vị chứa nước chủ yếu và bước đầu nhận định về nguyên nhân biến động, đưa ra giải pháp ứng phó để giảm thiểu tác động xấu tới việc sử dụng tài nguyên nước dưới đất.

Kết quả trình bày trong bảng 1 cho thấy tiềm năng nước dưới đất ở Việt Nam là  rất lớn, nhưng do công tác điều tra đánh giá chưa được chi tiết, chưa đầy đủ nên con số đưa vào khai thác sử dụng chỉ chiếm một phần rất không đáng kể (4,85%) so với trữ lượng khai thác tiềm năng. Ở ĐBBB và TP Hà Nội các con số đó là 13,17% và 21,27%. Tuy nhiên do tác động của các yếu tố tự nhiên, do tác động hoạt động kinh tế của con người trong nhiều lĩnh vực (khai thác nước, khai thác mỏ, xây dựng công trình, đô thị trên mặt đất và trong không gian ngầm...) mà tài nguyên nước dưới đất có nhiều biến động. Hầu hết sự biến động có chiều hướng xấu đi, ví dụ như diện tích phân bố phễu hạ thấp mực nước dưới đất do khai thác nước ngày một gia tăng, diện tích vùng bổ cập của tầng chứa nước ở phần rìa ĐBBB bị thu hẹp (do xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp...), gia tăng nhiễm bẩn trên các diện tích khai thác nước .... Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu, mưa nhiều làm tăng lượng bổ cập, một số nơi diện tích nước nhạt được mở rộng, đồng thời trong những năm qua đã phát hiện và khẳng định được một số tầng chứa nước mới.

II. BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TẠI ĐBBB

2.1. Biến động mực nước

2.2. Chất lượng nước

III. NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHỤC VỤ KHAI THÁC BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN

KẾT LUẬN

Đồng  bằng Bắc Bộ có tiềm năng nước dưới đất phong phú với trữ lượng khai thác tiềm năng đến 17,19 triệu m3/ngày, trong đó trữ lượng có thể khai thác mà không làm cạn kiệt nguồn nước có thể chiếm một nửa. Theo thống kê đến thời điểm nghiên cứu, các tỉnh và thành phố ở ĐBBB hiện tại mới chỉ khai thác sử dụng khoảng 2,26 triệu m3/ngày, chiểm 13,17% trữ lượng khai thác tiềm năng.

Dưới tác động các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, trong đó chủ yếu là tác động do con người gây ra làm cho nước dưới đất có sự biến động sâu sắc với xu hướng xấu đi.

Để hạn chế sự suy giảm trữ lượng và ô nhiễm nước dưới đất cần thực hiện một loạt các giải pháp, trong đó giải pháp hàng đầu là khai thác hợp lý, chỗ nào có thể khai thác,  ở đâu cấm khai thác và hạn chế khai thác, đồng thời cần tổ chức giám sát chặt chẽ sự biến động tài nguyên nước dưới đất bằng công tác quan trắc động thái lâu dài thường xuyên và bổ sung nhân tạo nước dưới đất một cách kịp thời.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đoàn Văn Cánh (2010). Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp thu gom nước mưa đưa vào lòng đất phục vụ chống hạn và bổ sung nhân tạo nước dưới đất. Báo các kết quả thực hiện đề tài độc lập mã số ĐTĐL.2007G/44. Trung tâm thông tin KHKT Quốc gia. Hà Nội, 2010. 204 trang.

[2]. Nguyễn Kim Cương, 1995. Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nước ngầm và sụt lún mặt đất của Thủ đô Hà Nội. Báo cáo tại hội nghị quốc tế về môi trường. Hà Nội, 1985.

[3]. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và công bố. NXB Tài nguyen- Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2012.

[4]. Nước dưới đất đồng bằng Bắc Bộ. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Năm 2000. 111 trang.

[5]. Niên giám động thái nước dưới đất đồng bằng Bắc Bộ. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam - Bộ công nghiệp. 1999, 2000 – 2011.

[6]. Groundwater resources sustainability indicators. Editor: Jaroslav Vrba and Annukka Lipponen. Published in 2007 by the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. 7, Place de Fontenoy, 75352 Paris 07 SP (France). Composed by Marina Rubio, 93200 Saint-Denis. © UNESCO 2007. IHP/2007/GW-14

[7]. Groundwater Resouces Sustainability Indicators. UNESCO IHP-VI Series on Groundwater No. 14.


Xem  bài báo tại đây: Tài nguyên nước dưới đất đồng bằng Bắc Bộ những thách thức và giải pháp

Tác giả:
PGS.TS. Đoàn Văn Cánh & nnk
Hội Địa chất Thủy văn Việt Nam

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: