, 10/10/2024
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 10 (09/2012)
TT Tên bài báo Tác giả Tóm tắt I Khoa học công nghệ 1 Nghiên cứu tác động của chế độ thủy động lực vùng ven bờ, ảnh hưởng đến diễn biến xói lở bờ biển Sầm Sơn - Thanh Hóa ThS. Hồ Việt Cường, PGS.TS. Lê Mạnh Hùng Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu tác động của sóng, dòng chảy ven bờ và nước dâng do ảnh hưởng của bão và gió mùa tới biến động bãi biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Qua đó xác định nguyên nhân, cơ chế gây xói lở bờ biển, làm căn cứ đề xuất các giải pháp phòng chống xói lở. 2 Xã hội hóa công tác quản lý chất thải sinh hoạt nông thôn - thực trạng và giải pháp ThS. Vũ Quốc Chính, ThS. Nguyễn Duy Phú, KS. Lê Văn Cư Xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường và quản lý chất thải là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Phong trào xã hội hóa hoạt động quản lý chất thải ở nông thôn đã phát triển ở nhiều địa phương nhưng hoạt động kém hiệu quả và không bền vững. Trên cơ sở kết quả điều tra thực địa, đánh giá những tồn tại trong các mô hình tổ chức dịch vụ quản lý chất thải nông thôn, bài viết đã đề xuất một số giải pháp về cơ chế chính sách; tổ chức quản lý; công nghệ, kỹ thuật; giải pháp huy động sự tham gia của công đồng trong quản lý chất thải nông thôn nhằm đẩy mạnh xã hội hoá công tác quản lý chất thải, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn. 3 Cơ sở khoa học tính toán cân bằng nước và giải pháp quản lý vận hành hồ chứa thủy lợi trong điều kiện hạn hán miền Trung TS. Lê Trung Tuân, ThS. Bùi Đình Hiếu, ThS. Nguyễn Xuân Lâm, TS. Vũ Hoàng Hoa Các hồ chứa thủy lợi ở Việt Nam nói chung và ở khu vực miền Trung nói riêng hiện này đều có các quy trình vận hành. Tuy nhiên việc quản lý vận hành hồ chứa trong điều kiện hạn hán ở khu vực miền Trung hiện nay đang gặp nhiều vấn đề nan giải khi các yếu tố tự nhiên thay đổi không theo quy luật. Trên thực tế, có thể áp dụng các giải pháp kỹ thuật hiện đại quản lý vận hành hồ chứa theo thời gian thực mà đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu, áp dụng. Bài viết này sẽ trình bày tóm tắt các kết quả bước đầu về việc nghiên cứu cơ sở khoa học, để từ đó có thể đề xuất các giải pháp tính toán cũng như giải pháp quản lý phù hợp hơn cho vận hành hồ chứa trong điều kiện hạn hán ở khu vực miền Trung. 4 Cơ sở thực hành thiết kế mô hình vật lý lòng động TS. Phạm Đình Bài báo giới thiệu cơ sở thực hành thiết kế mô hình lòng động thông qua mô hình vật lý lòng xói đã tiến hành. Tỷ lệ mô hình được xác định dựa trên cơ sở lý thuyết về quy luật chuyển động bùn cát. Bài báo này lấy sông Cái - Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà làm ví dụ minh hoạ cho phương pháp tính toán và mô hình hoá. Đoạn sông nghiên cứu có vật liệu lòng dẫn là cát sỏi hạt thô, đường kính trung bình vật liệu lòng D50 bằng 0,00360m. Mô hình sử dụng vật liệu là cát tự nhiên, đường kính hạt D50 bằng 0,00018 m được tính toán theo tỷ lệ mô phỏng. Mô hình mô phỏng vận tốc theo vận tốc lý tưởng thì hiện tượng diễn biến lòng sông được mô phỏng một cách trọn vẹn. 5 Các giải pháp nâng cao hiệu quả công trình chỉnh trị sông trên hệ thống sông Cửu Long và sông Đồng Nai - Sài Gòn PGS.TS. Đinh Công Sản Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng các công trình kè bảo vệ bờ sông (kênh, rạch) trên hai hệ thống: sông Cửu Long và sông Sài Gòn – Đồng Nai cũng như nguyên nhân gây hư hỏng trong khuôn khổ dự án cấp Bộ: Điều tra đánh giá các công trình bảo vệ bờ trên hệ thống sông Cửu Long và hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai”, cùng với kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án có liên quan, bài báo đề xuất các giải pháp khắc phục, kiến nghị các nghiên cứu bổ sung trong quy trình quy phạm để phục vụ cho công tác quy hoạch, khảo sát, thiết kế, thi công và quản lý công trình chỉnh trị sông hiệu quả hơn. 6 Kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước các kênh rạch trong khu vực nuôi trồng thủy sản huyện Vĩnh Thạch, thành phố Cần Thơ ThS. Phạm Đức Nghĩa, ThS. Nguyễn Văn Khánh Triết, CN. Nguyễn Kim Duyệt Việc phát triển mạnh mẽ nghề nuôi cá tra ở Huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ trong thời gian gần đây mang lại hiệu quả rất lớn cho nền kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, nguồn nước thải từ các ao nuôi cá tra đã và làm suy giảm chất lượng nguồn nước trong khu vực. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước trong khu vực nuôi trồng thủy sản huyện Vĩnh Thạnh và đề xuất diện tích nuôi cá tra hợp lý dọc theo các đoạn kênh rạch nhằm đảm bảo nguồn nước các kênh không bị suy thoái. 7 Một số vấn đề trong thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông và bê tông cốt thép công trình thủy lợi sử dụng bê tông tự lèn PGS.TS. Hoàng Phó Uyên Bài viết này phân tích một số vấn đề quan trọng trong công tác thi công và nghiệm thu, các kết cấu bê tông, bê tông cốt thép công trình thủy lợi sử dụng bê tông tự lèn. 8 Kết quả đánh giá chất lượng nước sông Cái Nha Trang, nguyên nhân và giải pháp bảo vệ PGS.TS. Lương Văn Thanh, KS. Đoàn Thanh Vũ, ThS. Lương Văn Khanh Dựa trên kết quả khảo sát hiện trường và kiểm định trong phòng thí nghiệm của đề tài: « Đánh giá hiện trạng môi trường lưu vực sông Cái và sông Dinh, phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải thiện môi trường» các tác giả đã đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Cái Nha Trang và xác định được các tác nhân cũng như nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Bài báo đề cập đến những giải pháp khả thi nhằm giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm nước sông góp phần từng bước cải thiện chất lượng nước của con sông quan trọng nhất cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa. 9 Phân tích ứng xử của đập Hàm Thuận khi xảy ra động đất KS. Trần Tuấn Nam, TS. Lê Đình Hồng Đập chính công trình thủy điện Hàm Thuận là loại đập đá đổ có lõi giữa bằng sét chống thấm và được xây dựng ở vùng có động đất cấp 7. Trong quá trình thiết kế, đập đã được tính toán ổn định theo phương pháp giả tĩnh (pseudostatic). Để hiểu rõ hơn về ứng xử của đập dưới tác động của động đất, nghiên cứu này thực hiện phân tích ứng xử của đập theo phương pháp động lực (dynamic response method). Ứng xử động lực học của đập được xem xét thông qua: ứng suất, chuyển vị, vận tốc, gia tốc, lực cắt hoặc các thông số chịu ảnh hưởng của chuyển động nền.Kết quả chỉ ra rằng đập Hàm Thuận có thể chịu được các trận động đất lớn với một số thiệt hại xảy ra chủ yếu trong vùng từ mực nước dâng bình thường lên đến đỉnh đập và như vậy các thiết bị quan trắc bố trí ở vùng gần đỉnh đập có thể bị hư hỏng đáng kể. 10 Tính toán cân bằng nước cho lưu vực sông Cả PGS.TS. Lê Văn Nghị, ThS. Lương Hữu Dũng, KS. Hoàng Đức Vinh, ThS. Nguyễn Quốc Huy Sự phát triển kinh tế của các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh kéo theo gia tăng áp lực về nhu cầu nước lên nguồn nước sông Cả. Tính toán cân bằng nước nhằm đánh giá hiệu quả của phân bổ nguồn nước trên lưu vực, đảm bảo phát triển kinh tế cho các ngành dùng nước giúp cho việc quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Cả một cách tổng hợp và bền vững. Bài viết giới thiệu kết quả tính cân bằng nước toàn lưu vực bằng các mô hình MIKE NAM, IQQM và MIKE BASIN cho hiện trạng và quy hoạch phát triển 2020. 11 Một số vấn đề cơ bản trong thiết kế cấu trúc chân đế của các trạm điện bằng sức gió đặt ở ven biển PGS.TS. Hoàng Văn Huân, ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo Một trong những bộ phận quan trọng của trạm điện gió trên biển là phần chân đế. Khi thiết kế bộ phận này người ta ứng dụng phương pháp Phần tử hữu hạn. Việc xác định tải trọng do gió, dòng chảy và sóng tác động lên mỗi phần tử thanh là rất phức tạp. Bài báo này giới thiệu một số kết quả ứng dụng phần mềm ANSYS trong tính toán các tải trọng và khảo sát động lực học của chân đế, đồng thời đưa ra một số điểm khác biệt khi thiết kế chân đế của tua-bin gió trên biển so với thiết kế công trình biển dạng khung thông thường. 12 Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức dùng nước ở tỉnh Cao Bằng PGS.TS. Trần Chí Trung Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Quản lý tưới có sự tham gia (PIM) là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công trong công tác quản lý công trình thủy lợi. Tuy nhiên, PIM là một khái niệm dễ hiểu nhưng khó thực hiện, sự tham gia của người dùng nước cần được thể hiện thông qua các tổ chức phù hợp. Bài báo này phân tích kết quả nghiên cứu xây dựng các tổ chức dùng nước ở tỉnh Cao Bằng. Kinh nghiệm xây dựng các tổ chức dùng nước từ tỉnh Cao Bằng là bài học thực tiễn có giá trị cho việc phát triển chương trình PIM cho các địa phương miền núi ở nước ta. II Chuyển giao công nghệ 1 Khung vây cọc ván thép - giải pháp công nghệ trong thi công các công trình kiểm soát triều khu vực thành phố Hồ Chí Minh ThS. Thái Quốc Hiền, KS. Ngô Thế Hưng, KS. Bùi Mạnh Duy Vùng đồng bằng ven biển nói chung và dọc các bờ sông trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh nói riêng là nơi dân cư tập trung đông đúc. Đời sống và hoạt động xã hội của người dân gắn liền với sông nước. Hơn nữa, đây là khu vực có điều kiện địa chất nền mềm yếu, do đó khi triển khai nghiên cứu xây dựng các công trình ở những vị trí này thì giải pháp công nghệ thi công là một vấn đề đặc biệt quan trọng, nó quyết định đến tính hiệu quả đầu tư của toàn bộ dự án. Bài báo xin giới thiệu về giải pháp thi công bằng khung vây cọc ván thép, một trong những phương án tối ưu và thích hợp nhất có thể áp dụng trong điều kiện này. III Thông tin KHCN và hoạt động 1 Thực trạng ô nhiễm trên hệ thống công trình thủy lợi Bắc Đuống ThS. Bùi Thị Ban Mai Hiện nay, hoạt động của các làng nghề, các khu công nghiệp ở nước ta đang gia tăng. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, nguồn nước của các hệ thống thủy lợi bị cạn kiệt và chất lượng nước bị suy giảm. Đặc biệt là hệ thống thủy lợi Bắc Đuống, chất lượng nước bị suy thoái nghiêm trọng. Trong đó điển hình là sông Ngũ Huyện Khê, một con sông được coi là nguồn nước chính phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp trong khu vực. 2 Công nghệ cấp nước bằng đập cao su kết hợp với bơm thủy luân trên bản làng vùng cao Tỉnh Thanh Thôn Cốc Khoác, thị trấn Hùng Quốc là một trong những thôn bản gần cửa khẩu giáp biên giới Trung Quốc thuộc huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. Về thôn Cốc Khoác hôm nay có một hình ảnh thật mới, thật lạ đối với bà con dân tộc Tày, Nùng ở đây, đó là Đập cao su kết hợp với trạm bơm thủy luân, vừa cấp nước tưới cho sản xuất, nước sinh hoạt cho bà con vừa tạo cảnh quan, môi trường sinh thái cho bản, làng. 3 Thôn Đồng Chờ - 83% nhà ở được xây kiên cố sau 10 năm sử dụng bơm ly tâm hút sâu cấp nước chống hạn Tỉnh Thanh Thôn Đồng Chờ thuộc xã Sào Báy, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình có 83 hộ gia đình và gần 400 nhân khẩu. 10 năm trước, cơ sở vật chất của thôn là những ngôi nhà sàn rách nát, ruộng đất khô cằn, những khuôn mặt bơ phờ vì đói ăn, vì thiếu nước phục vụ sản xuất. 10 năm sau, bức tranh Đồng Chờ đã thực sự thay đổi màu sắc từ khi được Nhà nước quan tâm xây dựng cơ sở vật chất và lắp đặt một trạm bơm ly tâm hút sâu cấp nước chống hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.