TextBody
Huy chương 2

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi số 12 năm 2012

 

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 12 (12/2012)

 

TT

Tên bài báo

Tác giả

Tóm tắt

I

Khoa học công nghệ

 

 

1

Nhìn lại một năm hoạt động khoa học công nghệ của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

PGS.TS. Lê Mạnh Hùng, TS. Nguyễn Thanh Bằng

 

2

Tác động của tuyến đê biển Vũng Tàu - Gò Công lên chế độ thủy động lực các khu vực lân cận

ThS. Trần Bá Hoằng, TS. Nguyễn Duy Khang

Bài báo này trình bày một số kết quả sơ bộ ban đầu về đánh giá tác động của dự án đê biển Vũng Tàu - Gò Công lên chế độ thủy động lực học khu vực các cửa sông và vùng ven biển lân cận dự án bằng công cụ mô hình toán.

3

Đánh giá sự biến dạng các yếu tố triều tại vùng biển ven bờ và cửa sông Nam Bộ do nước triều dâng

TS. Nguyễn Hữu Nhân

Nước biển dâng đang và sẽ tác động tiêu cực lên vùng duyên hải và vùng biển ven bờ cửa sông Nam Bộ với mức độ ngày càng tăng. Bài viết này cho thấy tác động của nó lên chế độ dao động mực nước gây ra hiệu ứng “kép” tại dây: nâng mực nước trung bình ngàycàng cao thêm và làm biến dạng ngày càng mạnh các yếu tố triều (thay đổi biên độ và pha các sóng triều, đặc biệt là các sóng bán nhật triều và các sóng triều nước nông), làm mực nước triều ngày càng đến sớm, mức độ gia tăng mực nước đỉnh triều lớn hơn mức độ gia tăng mực nước chân triều. Các kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học giải thích các hiện tượng đang xảy ra trong thực tế, cũng như để lập ra mô hình dự tính các cơ sở dữ liệu biên mực nước nhằm giải các bài toán thủy văn, thủy lực khác nhau tại khu vực Nam Bộ, đáp ứng các kịch bản nước biển dâng do chính phủ ban hành cho tương lai.

4

Kết quả ứng dụng mô hình SWAT trong tính toán xói bề mặt lưu vực hạ lưu sông Mekong

PGS.TS. Lê Mạnh Hùng, ThS. Trần Bá Hoằng, TS. Nguyễn Duy Khang, ThS. Trần Tuấn Anh

Bài báo trình bày kết quả ứng dụng mô hình SWAT trong tính toán xói mòn lưu vực Mekong, từ đó ước tính tải lượng bùn cát về Kratie, đầu nguồn của vùng đồng bằng châu thổ. Kết quả tính toán cho thấy SWAT dự báo dòng chảy trên sông Mekong với độ chính xác khá tốt (chỉ số NSE nằm trong khoảng 0.67 ÷ 0.86, chỉ số PBIAS khoảng 11.96 ÷ 22.55). Kết quả cũng cho thấy SWAT có khả năng ước tính tải lượng bùn cát trên lưu vực với độ tin cậy chấp nhận được. Trên phần hạ lưu vực Mekong, vùng có suất bùn cát lớn nhất là vùng từ Luang Prabang cho đến Mudkahan với suất bùn cát trung bình khoảng 289,000 tấn/ngày. Đây là vùng có địa hình dốc, lượng mưa trung bình hàng năm lớn. Tải lượng bùn cát trung bình năm tính toán tại Kratie trong giai đoạn 2007-2011 là khoảng 162 triệu tấn/năm

5

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm chọn kết cấu tiêu năng hợp lý  cho Tuynel xả lũ thi công và cầu Ngàn Trươi

PGS.TS. Lê Văn Nghị, ThS. Đặng Thị Hồng Huệ

Bài báo trình bày tóm tắt một số kết quả nghiên cứu thí nghiệm trên mô hình thủy lực xác định giải pháp tiêu năng hợp lý cho tuynel xả lũ thi công và bảo vệ cầu Ngàn Trươi (Công trình đầu mối Hồ chứa nước Ngàn Trươi thuộc Hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang, tỉnh Hà Tĩnh).

6

Công nghệ khí hóa sử dụng phụ phẩm nông, lâm nghiệp để phát điện công suất nhỏ

ThS. Nguyễn Minh Việt, ThS. Đỗ Anh Tuấn

Nguồn năng lượng sinh khối (biomass) từ phụ phẩm nông, lâm nghiệp ở Việt Nam rất lớn, việc tìm hiểu các công nghệ và thiết bị để khai thác nguồn năng lượng tái tạo này là rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh thiếu hụt năng lượng ngày càng trở nên trầm trọng ở nước ta. Sử dụng Biomass vừa nhằm giảm việc sử dụng nguồn năng lượng truyền thống như thuỷ điện, dầu mỏ và than đá vừa làm giảm phát thải khí nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường. Bài báo này nhằm giới thiệu công nghệ khí hoá (Gasification) khai thác nguồn năng lượng biomass từ phụ phẩm nông, lâm nghiệp để phát điện quy mô nhỏ cho các hộ, nhóm hộ gia đình, các cơ sở xay xát.

7

Kết quả nghiên cứu thời điểm đánh bả hợp lý diệt mối hại trong vườn cà phê ở Tây Nguyên

TS. Nguyễn Tân Vương, ThS. Nguyễn Thị My

Trong thời gian gần đây, biện pháp xử lý diệt mối hại vườn cà phê kinh doanh bằng bả BDM08 tỏ rõ có nhiều ưu điểm và mang lại hiệu quả tốt. Việc lựa chọn thời điểm thích hợp đánh bả diệt mối gây hại trong vườn cà phê kinh doanh sẽ tiết kiệm công sức, nguyên vật liệu, chi phí và cho kết quả cao nhất. Kết quả nghiên cứu ở vườn cà phê Tây Nguyên trong năm 2010 đã xác định đánh bả vào trong ống tre ở thời điểm ngày thứ 8 – 12 sau khi đặt trạm nhử mối cho hiệu quả diệt mối hại vườn cà phê cao nhất.

8

Hệ thống thông tin quản lý cơ sở dữ liệu thủy lợi phục vụ điều hành tưới tiêu

ThS. Nguyễn Quốc Hiệp

Công nghệ SCADA (Supevisory Control And Data Acquisition) đã được Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư nghiên cứu và cho ứng dụng thử nghiệm từ lâu nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thủy lợi. Tuy nhiên các dự án được đầu tư từ năm 2010 trở về trước không phát huy được hiệu quả đầu tư. Nguyên nhân là do công nghệ truyền số liệu, công nghệ cung cấp điện cho hệ thống, nhiều thiết bị vẫn phải nhập ngoại, hệ thống chưa đồng bộ giữa thiết bị phần cứng và phần mềm giám sát, quản lý các công trình thủy lợi phục vụ điều hành tưới tiêu. Từ năm 2010, Trung tâm Công nghệ Phần mềm Thủy lợi – Viện Khoa học thủy Lợi Việt Nam được Bộ Khoa học Công nghệ giao cho thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước “Hoàn thiện công nghệ thông tin tự động hóa để xây dựng hệ thống thông tin quản lý cơ sở dữ liệu ngành thuỷ lợi phục vụ công tác phòng chống úng hạn nhằm ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu”, sản phẩm của dự án đã giải quyết được các vấn đề tồn tại này. Các sản phẩm cũng đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác như giám sát, dự báo lũ và điều hành các hồ chứa, giám sát độ mặn.

9

Nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống tưới-tiêu vấn đề và kỳ vọng

ThS. Phạm Chí Trung, ThS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các hệ thống công trình thủy lợi và tăng cường năng lực quản lý cho các công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi, trong thời gian qua Bộ NN&PTNT đã tập trung đầu tư nâng cấp công trình, đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý công trình thủy lợi trên toàn quốc, từng bước chuẩn hóa công tác quản lý, giám sát đánh giá hoạt động của các hệ thống tưới tiêu. Trước bối cảnh thích ứng biến đổi khí hậu toàn cầu trước, những thách thức đặt ra cho ngành thủy lợi trong gia đoạn mới, bên cạnh những bài viết của các tác giả khác, bài viết này góp phần làm rõ hơn các nội dung chính sách quản lý hệ thống tưới tiêu đã qua kiểm chứng, đề xuất những phát hiện cần quan tâm trong xây dựng chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống tưới - tiêu.

10

Nghiên cứu tính toán dòng rip (rip current) khu vực Nha Trang

PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng, CN Ngô Nam Thịnh, CN Trần Tuấn Hoàng

Dòng Rip (Rip Current) được xem là một trong những mối nguy hiểm hàng đầu ở các bãi tắm tại Việt Nam và trên thế giới. Mỗi năm, dòng Rip đã lấy đi sinh mạng của nhiều người tắm biển cho dù người đó biết bơi. Nhận thấy được sự nguy hiểm của dòng Rip, một số nước trên thế giới đã có những nghiên cứu cụ thể về dòng Rip. Trong những năm gần đây, ở Viện Hải Dương Học Nha Trang - Việt Nam cũng đã bắt đầu nghiên cứu dòng Rip. Bài báo giới thiệu việc ứng dụng mô hình Mike 21 của Đan Mạch để tính toán, dự báo dòng Rip dựa trên phương pháp của Longuet-Higgins và Stewart (1964) lần đầu tại Việt Nam

11

Một số đặc tính thiết bị PV-09 cần lưu ý khi thí nghiệm xói lở trên mô hình thủy lực cống Kinh Lộ-thành phố Hồ Chí Minh

ThS. Đặng Thị Hồng Huệ

Trong nghiên cứu thí nghiệm mô hình vật lý cần phải xác định, đo đạc các thông số thủy lực dòng chảy như: lưu tốc, đường mặt nước, áp suất, xói lở, bồi lắng.... Với mỗi thông số thủy lực cần xác định có thể sử dụng nhiều phương pháp và thiết bị khác nhau. Bài báo nêu tóm tắt một số kết quả ứng dụng thiết bị PV-09 để đo xói (trên mô hình lòng động) mô hình thủy lực cống Kinh Lộ - thuộc dự án chống ngập thành phố Hồ Chí Minh.

12

Ứng dụng mô hình SWAT đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến dòng chảy lưu vực sông Đồng Nai

PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng, ThS. Lê Thị Thu An

Mô hình SWAT được ứng dụng mô phỏng sự thay đổi dòng chảy lưu vực sông Đồng Nai dưới tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) trong tương lai. Theo kịch bản biến đổi khí hậu B2, vào thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,4÷ 2,1oC; lương mưa sẽ tăng lên 0,1÷13% vào mùa mưa, ngược lại vào mùa khô, lượng mưa giảm 3÷16% trên lưu vực sông Đồng Nai. Ảnh hưởng của BĐKH làm cho lưu lượng nước mùa lũ tăng cao và lưu lượng nước mùa kiệt giảm đi: lượng dòng chảy năm trong tương lai 2020 đến 2100 tăng từ 0,5% đến 3,85% và có sự khác nhau giữa các tiểu lưu vực; lưu lượng trung bình các tháng mùa khô giảm từ -9,6% đến -0,05% ngược lại các tháng mùa mưa tăng từ 0,013% đến 5,256%.

13

Cầu giao thông nông thôn - Thực trạng và giải pháp cho đồng bằng sông Cửu Long

TS. Ngô Anh Quân, KS. Đỗ Tuấn Anh

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất trũng, thường xuyên bị ngập lụt, giao thông chủ yếu là đường thủy. Ở vùng sâu, vùng xa giao thông bộ đường bộ còn rời rạc, đi lại khó khăn vào mùa mưa, việc di chuyển giữa các thôn ấp qua kênh rạch chủ yếu bằng cầu tạm. Trong những năm qua, các địa phương ở đồng bằng sông Cưu Long (ĐBCSL) đã chủ động đầu tư xóa cầu khỉ, nâng cấp làm mới nhiều tuyến đường giao thông nông thôn. Tuy nhiên, do quá trình thực hiện chưa đồng bộ, tiêu chuẩn thiết kế chưa thống nhất, chưa có giải pháp kỹ thuật hợp lý nên còn một số tồn tại như: độ thông thuyền khi mùa nước lên chưa đảm bảo; khi cần phải nạo vét sửa chữa hệ thống kênh việc đưa các phương tiện thi công lớn vào vô cùng khó khăn, có khi phải phá dỡ các cầu, cống nhỏ gây tốn kém và ảnh hưởng đến giao thông bộ. Bài báo tổng kết một số ưu nhược điểm của các dạng kết cấu cầu đã áp dụng trong thực tế và lựa chọn một vài dạng kết cấu để định hướng cho các nghiên cứu về cầu giao thông nông thôn trong tương lai.

II

Chuyển giao công nghệ

 

 

1

Giải pháp mới để cấp nước sinh hoạt cho vùng miền núi và kết quả ứng dụng ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu

PGS.TS. Nguyễn Quốc Dũng, KS. Quách Hoàng Hải

Thực hiện nhiệm vụ cấp Nhà nước: “Nghiên cứu ứng dụng giải pháp cấp nước hữu hiệu phục vụ sinh hoạt và sản xuất vùng di dân tái định cư hai huyện Phong Thổ và Sìn Hồ tỉnh Lai Châu”, Viện Thủy công đã đề xuất, thiết kế và thi công thành công 02 mô hình thu nước ngầm tầng nông trong các thung lũng và lòng suối cạn để cấp nước sinh hoạt, mở ra một hướng mới trong thiết kế xây dựng và cải tạo các công trình cấp nước sinh hoạt cho các vùng trung du, miền núi. Nội dung bài báo xin giới thiệu tóm tắt kết quả thu được của các giải pháp và khả năng ứng dụng của các mô hình này.

III

Thông tin KHCN và hoạt động

  

1

Lại nói về đánh giá tác động môi trường

TS. Tô Văn Trường

 

2

Hợp tác Quốc tế Viện Khoa học Thủy lợi VIệt Nam trên con đường hội nhập và phát triển

PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong

 

PHIẾU ĐẶT MUA TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI