, 24/11/2024
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 15 (06/2013)
TT Tên bài báo Tác giả Tóm tắt I Khoa học công nghệ 1 Một số vấn đề tồn tại của hệ thống đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam và đề xuất giải pháp khắc phục, hoàn thiện PGS.TS. Lê Mạnh Hùng, TS. Nguyễn Thanh Hùng Hệ thống đê biển, đê cửa sông thuộc các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Nam có tổng chiều dài khoảng 1.600km nằm trên địa phận của 13 tỉnh, thành phố. Qua quá trình hình thành, nâng cấp cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội, quá trình đô thị hóa,… các tuyến đê đã cơ bản được xác định về vị trí, quy mô, kích thước. Tuy nhiên, đã xuất hiện những mặt còn tồn tại về hệ thống đê biển của 13 tỉnh hiện nay như: sự chưa hợp lý của một số đoạn đê biển; các thiết kế chưa cập nhật được các nghiên cứu mới, cấu kiện bảo vệ mái; kết cấu chân đê biển chưa chuẩn hóa, cây bảo vệ đê chưa được quan tâm đúng mức; chưa có quy hoạch các vùng bãi có thể trồng được rừng cây chắn sóng. Đặc biệt quy hoạch, thiết kế đê biển hiện nay chưa tính đến mực nước biển dâng do BĐKH, đê kết hợp giao thông. Bài báo này tập trung phân tích những mặt được và tồn tại của hệ thống đê biển 13 tỉnh từ Quảng Ninh tới Quảng Nam từ đó cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch, thiết kế, xây dựng hệ thống đê này trong tương lai. 2 Một số vấn đề về nguồn nước vùng bán đảo Cà Mau theo kịch bản phát triển thượng lưu và nước biển dâng PGS.TS. Tăng Đức Thắng Bán đảo Cà Mau (BĐCM) là một phần quan trọng của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đang đứng trước những biến động do sự phát triển phía thượng lưu Mê Công (nhu cầu về nước cho nông nghiệp, thủy điện gia tăng), biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Tác động của những yếu tố trên được cảnh báo là rất lớn và nghiêm trọng đối với ĐBSCL. Bài báo này sẽ trình bày một số kết quả nghiên cứu mới của tác giả về vấn đề trên, chủ yếu về tác động đến xâm nhập mặn vùng Bán đảo dưới tác động của một số biến động dòng chảy thượng lưu và nước biển dâng theo các mức khác nhau. 3 Hóa lỏng nền do động đất và phương pháp đánh giá khả năng hóa lỏng nền công trình chống ngập thành phố Hồ Chí Minh PGS.TS. Trần Đình Hòa, KS. Bùi Mạnh Duy Ổn định công trình là yêu cầu quan trọng nhất trong thiết kế, xây dựng công trình nói chung. Một trong những vấn đề khó khăn nhất khi tính toán ổn định công trình là có xét đến động đất. Động đất có thể trực tiếp phá hỏng kết cấu và gây mất ổn định công trình (động đất mạnh) hoặc gây ra những bất lợi mà từ đó làm mất ổn định công trình một cách từ từ hơn. Khi xảy ra động đất, đất nền có thể bị hiện tượng lỏng hóa làm thay đổi tính chất cơ lý và ảnh hưởng đến ổn định tổng thể công trình. Đánh giá ổn định của nền do tai biến nói trên có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp gia cố nền hợp lý. Bài báo trình bày một số phương pháp đánh giá khả năng hóa lỏng nền tiên tiến trên thế giới và áp dụng cho công trình cống Kinh Lộ (TP. Hồ Chí Minh). 4 Phương pháp và kết quả tính toán thiết kế tuabin cột nước thấp ứng dụng khai thác điện thủy triều ở Việt Nam PGS.TS. Nguyễn Vũ Việt, ThS. Đỗ Anh Tuấn, KS. Trần Tiến Dũng Xuất phát từ nhu cầu sử dụng điện năng của Việt Nam nói chung và các vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là các vùng ven biển và Hải đảo nói riêng, việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo cũng như lắp đặt và vận hành các tổ máy tuabin điện thủy triều công suất vừa và nhỏ phục vụ đời sống dân sinh kinh tế vùng ven biển và Hải đảo là rất cần thiết và cấp bách. Bài báo này trình bày phương pháp và kết quả tính toán thiết kế tuabin cột nước thấp ứng dụng khai thác điện thủy triều ở Việt Nam, đồng thời mô phỏng dòng chảy trong phần dẫn dòng của tuabin để đánh giá đặc tính làm việc của tuabin. Tuabin tính toán mô hình có thông số cột nước H = 1,2 m, công suất N = 1 KW 5 Một số giải pháp chuyển nước ngọt cho vùng phía Nam Quốc lộ 1A tỉnh Bạc Liêu PGS.TS. Tăng Đức Thắng Việc cấp nước ngọt cho một số vùng ven biển xa nguồn ngọt vùng Bán đảo Cà Mau, đặc biệt là vùng Nam Quốc Lộ 1A tỉnh Bạc Liêu đã được quan tâm từ lâu, được nêu ra trong nhiều tài liệu ngành thủy lợi, nông nghiệp. Tuy vậy giải pháp kỹ thuật để giải quyết vấn đề này còn chưa được nghiên cứu nhiều. Bài báo này sẽ đề cập đến các giải pháp cấp nước ngọt cho vùng Nam Quốc lộ 1A tỉnh Bạc Liêu. 6 Xây dựng bản đồ xâm nhập mặn phục vụ việc lấy nước tưới cho hệ thống sông thuộc tỉnh Thái Bình TS. Nguyễn Thanh Hùng Thái Bình là một tỉnh ven biển, nằm ở phía Đông Nam đồng bằng Bắc Bộ có các cửa sông Ba Lạt, Trà Lý và Thái Bình đổ ra Vịnh Bắc Bộ. Vào các tháng mùa cạn trong năm, vùng hạ lưu bao gồm các huyện Thái Thụy, Tiền Hải và Kiến Xương luôn phải đối mặt với hiện tượng xâm nhập mặn. Mặn xâm nhập sâu vào cửa sông gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Chúng tôi đã tiến hành xác định quá trình xâm nhập mặn trên hệ thống sông theo thời gian và không gian bằng mô hình toán MIKE 11, kết hợp với kết quả khảo sát đo đạc độ mặn đồng bộ tại các cửa sông, trên cơ sở đó xây dựng được bức tranh rõ nét về tình hình xâm nhập mặn vào mùa kiệt năm 2012. Từ các kết quả tính toán trên mô hình dự báo, đã thiết lập được một tập bản đồ ranh giới xâm nhập mặn ứng với các kịch bản dự báo trước về nguy cơ xâm nhập mặn sẽ xảy ra thường xuyên trong tương lai gần cũng như cho giai đoạn 20 - 30 năm tới 7 Kiểm nghiệm và đánh giá sự phù hợp của các công thức tính toán vận chuyển bùn cát trong mô hình MIKE11ST đối với sông Hồng ThS. Hồ Việt Cường, ThS. Nguyễn Thị Ngọc Nhẫn, KS. Trần Thành Trung Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu, lựa chọn công thức tính toán vận chuyển bùn cát phù hợp đối với sông Hồng. Trên cơ sở kiểm nghiệm và đánh giá các công thức phổ biến nhất đang được tính hợp trong các bộ công cụ mô hình toán thủy lực hình thái một chiều (1D). Kết quả nghiên cứu với 13 hàm vận chuyển bùn cát trên mô hình MIKE 11ST, đã xác định được các công thức tính toán bùn cát tổng cộng, bùn cát đáy và bùn cát lơ lửng phù hợp nhất cho đoạn sông Hồng từ ngã ba Thao Đà đến cửa Ba Lạt. 8 Nghiên cứu giải pháp khắc phục hiện tượng tách dòng và giảm áp cục bộ trần cống xả sâu - công trình hồ chứa nước Bản Mòng - tỉnh Sơn La TS. Nguyễn Ngọc Nam Bài báo này, trình bày các kết quả nghiên cứu về giải pháp khắc phục hiện tượng tách dòng và giảm áp cục bộ trần cống xả sâu (cống xả hạ lưu) - công trình hồ chứa nước Bản Mòng - tỉnh Sơn La. Trong nghiên cứu đã sử dụng phương pháp mô hình vật lý truyền thống. Do tính chất thực nghiệm, phương pháp nghiên cứu ở được tiến hành theo cách tiệm cận dần. Các giải pháp công trình đã đề xuất là khả thi về kỹ thuật, cho kết quả tốt về mặt thủy lực công trình và đã được áp dụng vào bản vẽ thi công. 9 Tổn thương của cộng đồng dân cư ven biển Bắc Bộ dưới tác động của nước biển dâng do biến đổi khí hậu TS. Trần Văn Đạt, KS. Doãn Quang Huy, KS. Vũ Thị Mai Hiên Xác định tổn thương của các đối tượng chịu tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng các chương trình ứng phó cho từng vùng. Mặc dù vậy, trong từng điều kiện cụ thể có thể có nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến việc xác lập các chỉ tiêu và phương pháp tính toán. Trong bài báo này, nhóm tác giả giới thiệu các phương pháp và kết quả xác định tổn thương của cộng đồng dân cư ven biển đồng bằng Bắc Bộ tương ứng với kịch bản nước biển dâng trung bình (B2). 10 Liều lượng và thời gian đánh bả BDM08 diệt mối TS. Nguyễn Tân Vương, ThS. Trần Thị Thu Hyền, ThS. Nguyễn Thị My, CN. Trần Văn Thành Microtermes pakistanicus được biết đến là một trong những loài mối gây hại nhiều nhất đối với cây cà phê ở Tây Nguyên, biện pháp hiệu quả nhất để diệt loài mối này được xác định là biện pháp sử dụng bả diệt mối. Nghiên cứu này xác định lượng bả cần thiết dao động trong khoảng từ 10,5g/ tổ đến 33g/tổ, trung bình là 15,9± 1,29g/tổ và thời gian cần thiết dao động từ 10 đến 20 ngày để diệt 1 tổ Microtermes pakistanicus bằng bả BDM08 trong vườn cà phê kinh doanh ở Tây Nguyên. 11 Giải pháp nhằm đảm bảo lấy nước tưới chủ động cho hệ thống các trạm bơm ở hạ du sông Hồng, Thái Bình trong điều kiện mực nước sông xuống thấp GS.TS. Lê Danh Liên, TS. Phạm Văn Phu, ThS. Kiều Tiến Mạnh Bài báo giới thiệu tổng quan tình hình hoạt động của các trạm bơm vào mùa kiệt trong các năm gần đây. Do mực nước các dòng sông xuống quá thấp, dẫn đến tình trạng bể hút của các trạm bơm bị cạn kiệt, các trạm bơm không hoạt động được. Để khắc phục tình trạng đó, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp để có thể chủ động lấy nước tại các trạm bơm vào mùa kiệt, trong đó, chú trọng nhất là giải pháp “Bổ sung mực nước bể hút bằng động lực”. Để thực hiện giải pháp này các tác giả đã nghiên cứu thiết kế mô hình bơm hướng trục cột nước thấp, lưu lượng lớn và tỷ tốc lớn và thiết kế sơ bộ công trình trạm để lắp đặt bơm. 12 Cấp nước sinh hoạt vùng cao núi đá Hà Giang: thực trạng và một số điều cần quan tâm giải quyết ThS. Nguyễn Thị Nguyệt Khu vực vùng cao núi đá Hà Giang gồm 04 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ và Yên Minh, là khu vực xưa nay nổi tiếng là “miền đất khát” của cả nước khiến báo chí đã tốn không ít giấy mực. Tuy nhiên, thực trạng cấp nước sinh hoạt ở đây như thế nào? Bài viết sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về thực trạng cấp nước sinh hoạt khu vực vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang và các vấn đề cần quan tâm giải quyết. III Thông tin KHCN và hoạt động 1 Triển vọng của việc ứng dụng vật liệu Asphalt bảo vệ đê biển ở Việt Nam TS. Nguyễn Thanh Bằng Trong khuôn khổ đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng vật liệu hỗn hợp để gia cố đê biển chịu được nước tràn qua do sóng, triều cường, bão và nước biển dâng” những ngày hè cuối tháng 6-2013, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã có may mắn được đặt chân đến đất nước Hà Lan xinh đẹp, xứ sở của loài hoa tuylip nổi tiếng thế giới. Cảm giác đầu tiên đó là sự thanh bình, bầu không khí trong lành với những cánh đồng xanh bất tận, những cối xay gió và những cột điện gió cao vút, những con người nhiệt tình, thân thiện và tốt bụng.