, 03/11/2024
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 16 (08/2013)
TT Tên bài báo Tác giả Tóm tắt I Khoa học công nghệ 1 Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về Động lực học Sông biển - 5 năm hoạt động và trưởng thành PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển (PTNTĐ) trực thuộc Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam (có vị trí như Viện chuyên đề về động lực học sông biển) được thành lập theo Quyết định số 594/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ 8/2008, trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị nghiên cứu lớn của Viện khoa học Thủy lợi trước đây, bao gồm: Trung tâm nghiên cứu Động lực sông, Trung tâm nghiên cứu động lực cửa sông ven biển, hải đảo và Phòng nghiên cứu thủy lực công trình. Sau 5 năm thành lập, PTNTĐ hiện có 4 trung tâm nghiên cứu về sông, cửa sông - ven biển - hải đảo, thủy lực và phòng chống thiên tai với trên 100 cán bộ nghiên cứu, trong đó có: 08 PGS.TS, 02 TS và 30 ThS (8 người hiện đang làm NCS) cùng đội ngũ công tác viên, cố vấn là các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành ở trong và ngoài Viện khoa học Thủy lợi Việt nam và PTNTĐ. Kế thừa năng lực của các đơn vị nghiên cứu trước đây cùng với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước về cơ sở vật chất, thiết bị khảo sát, thiết bị thí nghiệm… PTNTĐ đã tiếp tục duy trì và phát huy các thế mạnh trong công tác nghiên cứu khoa học, tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sông ngòi, cửa sông ven biển, thủy lực công trình và bước đầu trong lĩnh vực phòng tránh giảm nhẹ thiên tai do lũ lụt, hạn hán… 2 Kết quả nghiên cứu dự báo diễn biến lòng dẫn và chế độ thủy văn hạ du sông Lô - Gâm do ảnh hưởng của thủy điện Tuyên Quang PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh ThS. Hồ Việt Cường Từ khi xây dựng, việc vận hành nhà máy thủy điện Tuyên Quang đã gây nên các biến động lòng dẫn và chế độ thủy văn hạ du. Bài báo dưới đây sẽ trình bày các kết quả tính toán về mức độ diễn biến lòng dẫn cũng như tác động xói phổ biến lan truyền xuống hạ du và biến động quan hệ Q-H vùng hạ du. Kết quả tính toán làm căn cứ để đề xuất các giải pháp khắc phục, giảm thiểu các tác động bất lợi đối với kinh tế xã hội vùng hạ du. 3 Hiệu quả tiêu hao năng lượng dọc đường của giải pháp nhám gia cường trên dốc nước PGS.TS. Lê Văn Nghị ThS. Đoàn Thị Minh Yến Nhám gia cường là một trong những giải pháp thiết kế hiệu quả được ứng dụng nhiều cho công trình có dòng xiết nhằm tăng độ sâu, giảm lưu tốc dòng chảy. Theo truyền thống, nhám thường được bố trí ở các vị trí công trình có vận tốc dòng chảy lớn hơn vận tốc cho phép không xói của vật liệu xây dựng còn trên phương diện bố trí nhám gia cường nhằm tiêu hao và tổn thất năng lượng dòng chảy chưa được chú ý nghiên cứu. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thí nghiệm mô hình thủy lực với giải pháp sử dụng nhám gia cường nhằm tăng cường tiêu hao năng lượng dòng chảy dọc đường trên thân dốc nước, giảm năng lượng dòng chảy tại mặt cắt cuối dốc nhằm giảm tải cho bể tiêu năng. 4 Phân tích, đánh giá về hiệu quả của một số công trình chỉnh trị sông miền Trung ThS. Nguyễn Thành Trung PGS.TS. Lương Phương Hậu Chỉnh trị cửa sông nhằm phục vụ các yêu cầu khai thác lợi thế vùng cửa sông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội luôn là một lĩnh vực khoa học phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức. Cửa sông miền Trung thường là nơi tập trung nhiều dân cư với nhiều hoạt động dân sinh - kinh tế - xã hội nhưng thường xuyên bị bồi lấp, gây nhiều khó khăn cho thoát lũ, tàu thuyền ra vào cửa cần phải chỉnh trị. Cho đến nay đã có gần 20 công trình chỉnh trị cửa sông xây dựng ở ven biển miền Trung. Bài báo này trình bày một số phân tích, đánh giá ban đầu về hiệu quả một số công trình đã xây dựng ở cửa sông miền Trung và những bài học kinh nghiệm thực tế, các định hướng nghiên cứu cho việc thiết kế các công trình chỉnh trị cửa sông khu vực này. 5 Phân tích tổ hợp lũ gây tác động bất lợi đến vùng hợp lưu các sông Thao-Đà-Lô TS. Nguyễn Đăng Giáp KS. Lê Thế Cường PGS.TS. Nguyễn Hữu Khải Tác động bất lợi đến vùng hợp lưu các sông Thao-Đà-Lô bao gồm nhiều yếu tố, trong đó tác động do lũ là nguyên nhân quan trọng nhất. Lũ tác động đến vùng hạ du chủ yếu xuất phát từ 3 nhánh sông này và không đồng nhất, phức tạp nên việc đưa ra được tổ hợp lũ có tác động bất lợi đến vùng hợp lưu là mục tiêu quan trọng để phục vụ các nội dung tính toán. Bài báo này tập trung đi sâu phân tích các tổ hợp lũ lớn, bất lợi dựa trên 3 con lũ đã xảy ra trên thực tế vào các năm 1969, 1971 và 1996. 6 Nghiên cứu tiêu năng phóng xa bằng kết cấu mũi phun không liên tục cho tràn xả lũ TS. Nguyễn Ngọc Nam KS. Nguyễn Thanh Khởi Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu chính về 3 phương án tiêu năng bằng kết cấu mũi phun không liên tục cho Tràn xả lũ - công trình Hồ chứa nước Bản Mòng – tỉnh Sơn La. Các phương án đã nghiên cứu đều tỏ ra có ưu điểm trong những điều kiện nhất định. Đối với tràn xả lũ Bản Mòng, nhóm nghiên cứu đã căn cứ vào điều kiện cụ thể của công trình để đưa ra phương án phù hợp nhất. Phương án đã đề xuất khả thi về kỹ thuật, cho kết quả tốt về mặt thủy lực công trình và đã được kiến nghị áp dụng vào bản vẽ thi công xây dựng công trình. 7 Ảnh hưởng của diễn biến lòng dẫn đến các đặc trưng thủy văn trên sông Đuống PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh Từ các phân tích diễn biến lòng dẫn trên toàn sông Đuống giai đoạn 1995 - 2011, bài báo đã đưa ra các kết quả đánh giá ảnh hưởng của diễn biến lòng dẫn đến các đặc trưng và quan hệ thủy văn trên sông Đuống tại vị trí Thượng Cát 8 Diễn biến cửa Lạch Giang qua phân tích tài liệu lịch sử, ảnh vệ tinh và định hướng chỉnh trị nhằm ổn định bờ biền PGS.TS. Nguyễn Khắc Nghĩa KS. Mạc Văn Dân ThS. Nguyễn Anh Tuấn Cửa Lạch Giang là cửa ra biển của sông Ninh Cơ, tại đây lòng dẫn diễn biến phức tạp có lạch sâu không ổn định với bar cát ngầm chắn cửa gây bất lợi cho tầu thuyền ra vào cửa và cảng Hải Thịnh là cảng pha sông biển quan trọng của vùng ven biển Bắc Bộ. Sử dụng các tài liệu lịch sử, phương pháp phân tích chập ảnh vệ tinh và công nghệ GIS, bài báo đã đưa ra một số nhận định về xu thế diễn biến và biến động luồng, bãi bồi cửa Lạch Giang trong suốt giai đoạn từ 1912 tới năm 2011. Dựa vào các kết quả nghiên cứu về chế độ thủy thạch động lực ven bờ và tính toán mô phỏng trên mô hình toán đã sơ bộ đề xuất phương án công trình chỉnh trị nhằm ổn định luồng tầu vào cửa Lạch Giang và gây bồi chống sạt lở cho bờ, bãi biển Hải Hậu. 9 Nghiên cứu mặt cắt ngang cân bằng khu vực bờ biển từ Cửa Lấp đến Cửa Lộc An tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ThS. Vũ Văn Ngọc PGS.TS. Trương Văn Bốn Dải ven bờ từ Cửa Lấp đến cửa Lộc An đã và đang bị xói lở nghiêm trọng gây ra mất ổn định bờ bãi trong khu vực. Hình dạng mặt cắt ngang bãi biển là một tham số quan trọng trong nghiên cứu diễn biến bờ biển vì nó có liên quan chặt chẽ tới sóng đổ và quá trình tiêu tán năng lượng sóng trong vùng sóng vỡ, khi đó độ dốc bãi biển thay đổi, sắp xếp lại bùn cát thành những doi cát cồn ngầm trên bề mặt bãi biển. Hiện tượng xói lở bờ biển dẫn tới sự thiếu hụt các vật liệu bùn cát ở bãi trước trong thời đoạn dài và gây nên hiện tượng suy thoái đường bờ biển. 10 Nghiên cứu giải pháp dầm khoét lỗ đáy so le và kết cấu tiêu năng hợp lý cho công trình tràn xả lũ Đá Hàn, Hà Tĩnh ThS. Đặng Thị Hồng Huệ PGS.TS. Lê Văn Nghị KS. Nguyễn Tiến Hải Bài báo trình bày tóm tắt một số kết quả nghiên cứu thí nghiệm trên mô hình thủy lực xác định giải pháp dầm khoét lỗ đáy so le để triệt phá dòng xiên trên dốc nước và kết cấu tiêu năng hợp lý cho công trình tràn xả lũ Đá Hàn, tỉnh Hà Tĩnh. 11 Đánh giá biến động lòng dẫn và dòng chảy tại khu vực sông Vu Gia - Quảng Huế sau khi xây dựng công trình chỉnh trị ThS. Nguyễn Ngọc Đẳng PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh PGS.TS. Trần Xuân Thái Dựa trên việc phân tích diễn biến lòng dẫn khu vực sông Quảng Huế từ sau khi thực hiện dự án chỉnh trị sông Quảng Huế cho đến nay, bài báo đã trình bầy kết quả nghiên cứu về tác động của quá trình diễn biến này đến việc làm gia tăng tỷ lệ phân lưu lượng từ sông Vu Gia sang sông Thu Bồn. Kết quả nghiên cứu này đã khẳng định nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng thiếu hụt lượng nước trong mùa kiệt ở hạ du sông Vu Gia trong đó có thành phố Đà Nẵng. 12 Xây dựng công thức kinh nghiệm tính toán hiệu quả bồi lắng của hệ thống đảo chiều hoàn lưu trên sông Dinh tại Phan Rang TS. Nguyễn Đăng Giáp GS.TS. Lương Phương Hậu Trong nghiên cứu, xây dựng các công trình chỉnh trị sông ở Việt Nam, rất nhiều công trình sau khi xây dựng không tạo được hiệu quả chỉnh trị, nguy hiểm hơn là dẫn đến những tổn thất về tài sản, thậm chí cả tính mạng con người và môi trường sinh thái. Mặc dù các công trình chỉnh trị sông ở nước ta được xây dựng từ rất sớm, nhưng hầu hết không đánh giá được hiệu quả sau đó. Do vậy, việc phân tích nguyên nhân, rút kinh nghiệm từ các công trình thành công hay thất bại phục vụ cho xây dựng các công trình tiếp theo là không thực hiện được. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được công thức kinh nghiệm xác định hiệu quả gây bồi phía sau công trình chỉnh trị sông. 13 Đánh giá ảnh hưởng của các kịch bản khai thác cát đến diễn biến lòng dẫn sông Tiền đoạn hạ lưu cầu Mỹ Thuận PGS.TS. Đinh Công Sản PGS.TS. Lê Mạnh Hùng KS. Nguyễn Ngọc Thành Sông Tiền đoạn hạ lưu cầu Mỹ Thuận là một đoạn sông phân nhánh, nhánh trái chảy về địa phận tỉnh Tiền Giang sau đó đổ ra biển Đông qua cửa Đại và cửa Tiểu, nhánh phải chảy qua địa phận tỉnh Vĩnh Long rồi đổ ra biển Đông theo cửa Cổ Chiên, Cung Hầu và Ba lai. Đây là đoạn sông có chế độ dòng chảy phức tạp do lũ, triều, phân lưu dòng chảy ra các nhánh, đồng thời với những xáo trộn dòng chảy do tác động của con người khai thác thường xuyên liên tục trên đoạn sông như: nuôi trồng thủy sản, khai thác cát, giao thông thủy v.v… Để thấy rõ tác động của hoạt động khai thác cát tới chế độ dòng chảy, biến hình lòng dẫn của đoạn sông nghiên cứu, nhóm tác giả đã ứng dụng mô hình Mike 21C để mô phỏng chế độ động lực và chuyển động bùn cát của một số kịch bản khai thác cát theo quy hoạch được duyệt của các địa phương, sau đó so sánh kết quả nhận được với phương án hiện trạng. 14 Phân tích nguyên nhân gây xói lở bờ biển Đức Long, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận ThS. Nguyễn Thành Trung KS. Nguyễn Thành Luân Bài viết này trình bày bức tranh thực trạng xói lở bờ biển khu vực phường Đức Long thành phố Phan Thiết theo không gian và thời gian đồng thời đánh giá nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng xói lở ở đây. Kết quả nghiên cứu là cơ sở ban đầu cho các nhà khoa học, các nhà quản lý trong định hướng chiến lược bảo vệ bờ biển, quy hoạch tổng thể các công trình ven biển thành phố Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung. 15 Phân tích diễn biến sạt lở và xác định nguyên nhân gây biến động hình thái bờ biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa PGS.TS. Lê Mạnh Hùng NCS. Hồ Việt Cường Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá về thực trạng xói lở và diễn biến hình thái bờ biển Sầm Sơn thông qua việc phân tích, tính toán, dựa trên các tài liệu cơ bản về chế độ thủy hải văn, bùn cát và dòng chảy trong khu vực, kết hợp với phương pháp giải đoán ảnh vệ tinh và chồng chập các bản đồ, bình đồ địa hình theo từng thời kỳ. Qua đó có thể xác định được các nhân tố và nguyên nhân chính gây biến động bờ biển Sầm Sơn II Thông tin hoạt động 1 Chương trình “ROOM FOR RIVER” trong chiến lược phòng chống lũ của Hà Lan PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh Chương trình “Room for the River” (không gian cho dòng sông) được chính phủ Hà Lan thông qua vào năm 2007 và dự kiến kết thúc vào năm 2015. Chương trình này được thực hiện cho 4 con sông: Rhine, Meuse, Waal và IJssel. PHIẾU ĐẶT MUA TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
PGS.TS. Trần Xuân Thái