, 22/11/2024
TT Tên bài báo Tác giả Tóm tắt I Khoa học công nghệ T2 Thư chúc mừng năm mới T3 Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam - Vị trí, vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước giai đoạn hiện nay PGS.TS. Lê Mạnh Hùng T7 Giải pháp thu hút nguồn lực cho nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thủy lợi giai đoạn hiện nay ThS. Nguyễn Thu Thảo T11 Nghiên cứu giải đoán ảnh vệ tinh để lấy thông tin phù sa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long PGS.TS. Lê Mạnh Hùng, TS. Nguyễn Nghĩa Hùng Bài báo sử dụng ảnh vệ tinh với nhiều nguồn ảnh khác nhau để phân tích diễn biến phù sa ở ĐBSCL trong vòng 5 năm trở lại đây (2007 2012). Kết quả phân tích dựa trên sự xác định các chỉ số quang học của thực vật, nước và hiệu chỉnh sự ảnh hưởng của khí quyển, tọa độ, nhiễu xạ, hấp thụ… kết quả giải đoán ảnh cho thấy tính khả thi trong việc áp dụng giải đoán ảnh vệ tinh phục vụ cho việc tính toán vận chuyển phù sa ở vùng ĐBSCL. T17 Nghiên cứu đánh giá thay đổi thủy văn dòng chảy về châu thổ Mê Kông qua chuỗi số liệu lịch sử từ 1924 đến nay ThS. Tô Quang Toản, GS.TS. Tăng Đức Thắng Đồng bằng Sông Cửu Long có diện tích tự nhiên khoảng 3,9 triệu ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp vào khoảng 2,4 triệu ha, địa hình tương đối bằng phẳng và thấp, với cao độ địa hình bình quân khoảng 1m. Nó được xem là vựa lúa chính của cả nước, hiện đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực và 90% sản lượng lúa gạo xuất khẩu. ĐBSCL nằm ở cuối nguồn sông Mê Công, chịu ảnh hưởng lũ và hạn theo mùa hàng năm. Trong đó, hạn và xâm nhập mặn là những vấn đề nổi cộm hàng năm, đe dọa sự phát triển nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực của Việt Nam. Trên cơ sở phân tích chuỗi số liệu lịch sử dòng chảy về Châu thổ sông Mê Công từ 1924 đến 2012, các thay đổi về quá trình nước về và diễn biến lưu lượng trong các tháng mùa khô đã được chỉ ra góp phần dự báo dài hạn dòng chảy về đồng bằng và dự báo xâm nhập mặn. T24 Tác động của các công trình hồ, đập đối với dòng chảy trên lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn ThS. Dương Quốc Huy, PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong, KS. Trần Đăng, KS. Nguyễn Văn Duy Ngoài những tác động tích cực, không thể phủ nhận của hệ thống các công trình hồ chứa và đập dâng cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực sông thì nó luôn tiềm ẩn các tác động tiêu cực tới dòng chảy hạ lưu cũng như sinh thái lưu vực sông. Bài báo tổng hợp kết quả nghiên cứu, phân tích các tác động của hệ thống hồ, đập trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn tới chế độ dòng chảy. Nghiên cứu là cơ sở khoa học cho đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong vùng. Đây cũng là một nội dung chính trong Đề tài “Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định quản lý rủi ro thiên tai lũ cho lưu vực sông miền Trung”thuộc Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước (mã số KC.08.19/11-15) T32 Hệ thống công trình kiểm soát lũ vùng Tứ giác Long Xuyên - những phát sinh và tồn tại trong quá trình vận hành khai thác TS. Tô Văn Thanh Tứ Giác Long Xuyên (TGLX) là một trong sáu vùng kinh tế trọng điểm ở ĐBSCL và là vùng đất hứa hẹn nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế hàng hóa với các thế mạnh về nông-lâm nghiệp, khai thác nguồn lợi thủy-hải sản, phát triển công nghiệp và du lịch-dịch vụ. Có thể thấy rằng, sự phát triển của vùng TGLX trong nhiều năm qua có sự tác động tích cực và tiêu cực từ hệ thống công trình kiểm soát lũ mang lại. Bài báo này trình bày phân tích, đánh giá những bất cập tồn tại của hệ thông công trình kiểm soát lũ vùng TGLX và đề xuất hướng nghiên cứu phù hợp. T40 Nghiên cứu công trình trạm lắp đặt bơm hướng trục chìm tiếp nước cho bể hút trạm bơm ven sông Hồng GS.TS. Lê Danh Liên, TS. Phạm Văn Thu, ThS. Đoàn Bình Minh, KS. Vũ Đình Hưng Bài báo giới thiệu hai phương án trạm lắp đặt máy bơm hướng trục chìm tiếp nước cho bể hút của trạm bơm Sơn Đà, Ba Vì, Hà Nội: Trạm lắp máy bơm chìm cố định và trạm lắp bơm chìm di động. Trạm lắp máy bơm chìm cố định thuận tiện cho vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa nhưng chi phí xây dựng rất tốn kém và làm thay đổi kết cấu kênh hút của công trình. Trạm lắp máy bơm chìm di động không làm ảnh hưởng tới kết cấu kênh hút và chi phí ít tốn kém, lắp đặt, vận hành cũng đơn giản và thuận tiện. Trong điều kiện địa hình, địa chất của trạm bơm ven sông phức tạp thì đây là giải pháp nên lựa chọn ứng dụng. T46 Xây dựng hệ số chuyển đổi đất đào sang đất đắp khu vực đồng bằng sông Cửu Long ThS. Nguyễn Mạnh Hà Hệ số chuyển đổi đất đào sang đất đắp (KCĐ) là một chỉ số quan trọng trong việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Từ trước tới nay, hệ số này chưa đề cập đến vùng có nền đất yếu trong khi đó thiết kế thi công công trình đất có hệ số đầm nén (K) tương đối cao 0,85 và 0,90 như vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong nghiên cứu này đã đưa ra được quan hệ để xác định hệ số KCĐ theo dung trọng khô của đất tự nhiên ứng với đất đắp thiết kế có hệ số đất đắp đầm nén 0,85 và 0,90. Từ các quan hệ này để xác định khối lượng đất đào theo đất đắp thiết kế phục vụ lập dự toán và thanh toán khối lượng thi công công trình đất ở vùng ĐBSCL. T51 Kết quả nghiên cứu tính toán mưa lớn nhất khả năng (PMP) cho lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn ThS. Dương Quốc Huy, PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong, KS. Nguyễn Văn Duy, PGS.TS. Ngô Lê Long, TS. Ngô Lê An Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu phương pháp thống kê của Hershfield để ước tính lượng mưa lớn nhất khả năng cho lưu vực Vu Gia - Thu Bồn. Ưu điểm của phương pháp này cho kết quả tính toán nhanh, hợp lý khi có các phân tích phù hợp với điều kiện khí hậu của từng lưu vực. Mặt khác, số liệu sử dụng trong phương pháp thống kê chủ yếu là lượng mưa thực đo thời đoạn ngắn với thời gian quan trắc dài, nên rất phù hợp với tính hình số liệu hiện có của các lưu vực sông miền Trung của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này sẽ là tiền đề cho việc đánh giá khả năng sinh mưa lớn nhất của lưu vực từ đó có những đề xuất, kiến nghị hợp lý cho việc quản lý cũng như thiết kế các công trình hồ chứa vừa và lớn trên lưu vực nghiên cứu. T59 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng việc xả lũ hồ chứa Dầu Tiếng lên hạ du sông Sài Gòn TS. Phạm Văn Song, ThS. Đặng Đức Thanh, ThS. Lê Xuân Bảo Bài báo sử dụng công cụ mô hình MIKE FLOOD phân tích ngập lụt hạ du sông Sài Gòn do ảnh hưởng của việc xả lũ của hồ Dầu Tiếng. Các tài liệu lưu lượng đầu vào được mô phỏng từ mưa bằng mô hình NAM. Bộ thông số mô hình kết nối 1-2 chiều được hiệu chỉnh và kiểm định với các chuỗi số liệu thực đo vào tháng 9, 10 các năm 2000 đến 2007. Ngoài ra mô hình cũng được kiểm định với các số liệu đo tăng cường vào các tháng 6 năm 2009 và tháng 4 năm 2013. Dựa trên các kết quả tính toán thủy lực ứng với các tổ hợp xả lũ hồ Dầu Tiếng với các điều kiện mưa và triều ở hạ du, bài báo sẽ xác định khu vực ảnh hưởng chính của xả lũ, triều hoặc vùng ảnh hưởng triều và lũ kết hợp trên sông Sài Gòn. Việc phân vùng ảnh hưởng là cơ sở cho việc xây dựng quy trình vận hành đảm bảo an toàn hạ du công trình của hồ Dầu Tiếng, cũng như hỗ trợ các cơ quan hữu quan đưa ra các giải pháp chống ngập thích hợp với từng vùng. T71 Đánh giá chất lượng môi trường nước tại vịnh Nghi Sơn - Thanh Hóa thông qua chỉ số CCME WQI ThS. Lê Tuấn Sơn, ThS. Trần Quang Thư, ThS. Nguyễn Công Thành, KS. Nguyễn Đắc Thắng, ThS. Đoàn Thu Hà, ThS. Phạm Hoàng Giang Việc tăng nhanh số hộ và lồng nuôi trồng thủy, hải sản, mật độ nuôi không theo quy hoạch, kết hợp với thường xuyên phải nhận nước và rác thải sinh hoạt trực tiếp của 1.800 hộ dân và tàu thuyền khai thác qua lại đã làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường vịnh Nghi Sơn - Thanh Hóa. Bài báo phản ánh kết quả nghiên cứu, đánh giá điều kiện môi trường bằng chỉ số chất lượng nước (CCME - WQI) nhằm đưa ra cái nhìn tổng thể về chất lượng môi trường nước tại đây, để phục vụ công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm. Ma trận Pearson correlation chỉ ra mối tương quan thấp giữa các thông số: P-PO4 và N-NO3 (có hệ số tương quan r=0,32); N-NH4 và N-NO2 (r=0,33). Chất lượng môi trường giảm dần qua các năm nghiên cứu cùng với tốc độ gia tăng hoạt động nuôi cá biển của người dân: giá trị WQI từ 85,55 (mức khá) năm 2006 đến 62,44 (mức trung bình) năm 2012. Nguyên nhân chính là do sự suy giảm DO cũng như tăng hàm lượng N-NO2, N-NO3, N-NH4 và kim loại nặng từ 2006 đến 2012. T78 Giải pháp kết cấu cho công trình dạng mỏ hạn bố trí tại các đoạn sông cong TS. Nguyễn Kiên Quyết Trên hầu hết các dòng sông ở nước ta đều xây dựng công trình chỉnh trị sông. Do có hiệu quả nhanh nên loại công trình mỏ hàn (MH) đang ngày càng được sử dụng nhiều. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế công trình MH xây dựng trên các triền sông vùng đồng bằng Bắc Bộ (ĐBBB) hầu hết những MH xuất hiện xói bất thường đều ở các khúc sông cong. Nội dung bài báo đề xuất giải pháp kết cấu cho công trình MH bố trí trên đoạn sông cong, nhằm phát huy hiệu quả của công trình. II Chuyển giao công nghệ T83 Giải pháp trồng cây ngập mặn bảo vệ đê biển 5, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình PGS.TS. Trịnh Văn Hạnh, TS. Phạm Minh Cương, ThS. Lê Ngọc Cương, ThS. Kiều Văn Hồng, ThS. Trần Thị Lợi và cs Việc trồng cây ngập mặn ven biển ở nước ta tại những vùng có sóng lớn, thể nền không ổn định và kém dinh dưỡng gặp rất nhiều khó khăn. Trong khuôn khổ dự án "Hoàn thiện công nghệ ươm giống và trồng cây bần chua ngập mặn chắn sóng bảo vệ đê biển, góp phần cải thiện môi trường sinh thái ven biển ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Bắc miền Trung", chúng tôi tiến hành nghiên cứu xây dựng mô hình trồng cây ngập mặn (CNM) chắn sóng bảo vệ đê biển 5 đoạn từ K14+125 đến K14+800 thuộc xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Bài báo này sẽ trình bày khái quát các giải pháp giảm sóng, ổn định bãi; phân tích lựa chọn loài cây và tiêu chuẩn CNM phù hợp với điều kiện bãi triều tại khu vực nghiên cứu. T92 Giải pháp cấp nước sinh hoạt bằng đặp ngầm cho vùng trung du miền núi PGS.TS. Nguyễn Quốc Dũng Đập ngầm trữ nước là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, Viện Thủy công là cơ quan chủ trì, thực hiện từ năm 2010 đến 2012. Đề tài đã đề xuất được công nghệ đập ngầm để phục vụ cấp nước sinh hoạt cho vùng miền núi phía Bắc, có nhiều ưu điểm hơn hẳn công nghệ đập dâng truyền thống, cung cấp chất lượng nước và số lượng nước đảm bảo hơn, đơn giản trong quản lý vận hành, giá thành xây dựng giảm. Bài báo này giới thiệu quá trình nghiên cứu và ứng dụng, các kinh nghiệm rút ra trong quá trình nghiên cứu và triển khai nhân rộng vào sản xuất. T99 Nghiên cứu chế tạo bơm ly tâm hút xa 200m phục vụ nuôi trồng thủy sản ven biển TS. Trần Văn Công III Thông tin KHCN và Hoạt động T103 Kinh nghiệm quản lý phát triển nguồn nước bền vững ở Australia TS. Phạm Thị Thu Nga, TS. Lê Xuân Quang, KS. Nguyễn Thị Hoàng Yến Bài báo nêu các giải pháp để phát triển bền vững tài nguyên nước, đáp ứng cho nhu cầu hiện tại và tương lai tại Australia. Các biện pháp này bao gồm biện pháp điều tiết nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm, xử lý mọi nguồn nước qua sử dụng (kể cả nước mưa) để bổ xung cho nhu cầu sử dụng và đảm bảo cho môi trường. Một vấn đề quan trọng được Australia và các nước phát triển đặc biệt quan tâm là xây dựng thể chế, nguồn lực, các công cụ pháp lý, kinh tế thích hợp trong quản lý. T109 Tuabin trực giao (Orthogonal turbine) công suất nhỏ dùng cho trạm phát điện thủy triều ở Việt Nam ThS. Đỗ Anh Tuấn, ThS. Nguyễn Quốc Tuấn Bài báo này trình bày về ứng dụng loại tuabin trực giao để phát điện bằng năng lượng thủy triều tại các cửa sông, trên biển, hải đảo. Loại tuabin này có khả năng vận hành ở cả chu kỳ thủy triều lên và thủy triều xuống mà hiệu suất không thay đổi. Việc phát điện bằng năng lượng thủy triều (năng lượng tái tạo) ngoài ý nghĩa phục vụ đời sống xã hội còn mang ý nghĩa to lớn về lợi ích môi trường sinh thái. T115 Vùng cao khát khao công nghệ mới PGS.TS. Nguyễn Quốc Dũng PHIẾU ĐẶT MUA TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 19 (12/2013)
TS. Nguyễn Thanh Bằng