, 22/12/2024
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 2 - 2011
STT | Tên bài | Tác giả | Trang | Tóm tắt |
| KHOA HỌC CÔNG NGHỆ |
|
|
|
1 | Xói lở, bồi tụ bờ biển Nam Bộ từ TP.Hồ Chí Minh đến Kiên Giang - nguyên nhân và các giải pháp bảo vệ | PGS.TS. Lê Mạnh Hùng, TS. Nguyễn Duy Khang, ThS. Lê Thanh Chương | 2 | Trong bài báo này, chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân gây xói lở, bồi tụ, diễn biến dải ven biển từ thành phố Hồ Chí Minh đến Kiên Giang. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hạn chế những diễn biến bất lợi và thúc đẩy những diễn biến có lợi nhằm phát triển bền vững kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu |
2 | Một số kết quả nghiên cứu chế độ tưới cho cây mía ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La | PGS.TS. Đoàn Doãn Tuấn, ThS. Nguyễn Xuân Thịnh, KS. Bùi Văn Cường | 10 | Nghiên cứu chế độ tưới phù hợp với nhu cầu nước của cây trồng vừa đảm bảo cây cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao đồng thời cũng là cơ sở khoa học quan trọng cho việc quy hoạch, xây dựng các hệ thống tưới/tiêu nước. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu chế độ tưới cho giống mía VĐ79-177 được trồng phổ biến tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Kết quả cho thấy, độ ẩm đất thích hợp cho cây mía từ (70-90%)đr trong giai đoạn nảy chồi đẻ nhánh, từ (80-90%)đr trong giai đoạn vươn lóng và từ (60-70%)đr trong giai đoạn chín. Khi đó cây mía cho năng suất tăng từ 16,79-18,16% so với canh tác truyền thống của người dân. Để duy trì được độ ẩm nêu trên cần phải tưới từ 7-11 lần/vụ với tổng lượng nước tưới khoảng 2800-2967m3/ha/vụ |
3 | Nghiên cứu bài toán tối ưu cấp nước cho hệ thống sông Hồng khi hồ Sơn La đi vào hoạt động | PGS.TS. Nguyễn Văn Hạnh, PGS.TS. Hà Ngọc Hiến, KS. Nguyễn Mạnh Chung | 18 | Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu bài toán tối ưu cấp nước và phát điện cho hệ thống 4 hồ chứa trên sông Đà và sông Lô: hồ Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang. Ba bài toán tối ưu đặt ra nhằm xác định mối liên hệ giữa tổn thất về sản lượng điện của hệ thống và nhu cầu cấp nước hạ du tại Sơn Tây nhằm đảm bảo các yêu cầu về tưới tiêu, giao thông thủy và chất lượng môi trường. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài báo đã đưa ra một số gợi ý về chiến lược vận hành hệ thống hồ chứa nhằm đảm bảo các yêu cầu của hạ du. |
4 | Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm nước hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải đến sản xuất và đời sống dân cư | PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương, ThS. Vũ Quốc Chính | 25 | Mỗi ngày hệ thống thủy lợi (HTTL) Bắc Hưng Hải (BHH) tiếp nhận khoảng 300.000m3 nước thải từ các khu đô thị, các khu công nghiệp dọc Quốc lộ 5, nước thải sản xuất làng nghề, khu dân cư thuộc các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và Hà nội, trên 90% khối lượng nước thải nói trên chưa qua xử lý là nguyên nhân gây ô nhiễm chất lượng nước tưới. Kết quả quan trắc từ năm 2005-2010 cho thấy mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng cả về phạm vi và mức độ. Ở nhiều vị trí, nước tưới không còn đủ tiêu chuẩn theo QCVN08-2008. Nội dung bài viết nêu những kết quả điều tra ban đầu về ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến sản xuất và đời sống dân sinh tại 15 xã đại diện trong vùng nhằm khuyến cáo cho người sử dụng và đề xuất các nghiên cứu toàn diện hơn về những tác động đến ô nhiễm đất và chất lượng sản phẩm |
5 | Một số giải pháp trồng cây bảo vệ đê biển | TS. Trịnh Văn Hạnh, TS. Phạm Minh Cương, ThS. Nguyễn Hoàng Hanh | 30 | Đai cây ven biển có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ đê và bờ biển. Vùng đất cát ven biển cần phải có các giải pháp công nghệ phù hợp để trồng dải cây chắn gió, hạn chế sự di động của các cồn cát ven biển như: chọn loại cây trồng phù hợp, có biện pháp thu trữ nước và tưới tiết kiệm, bổ sung chất mùn và chất giữ ẩm cho đất, nếu nơi có cồn cát cao thì cần làm hàng rào chắn cát. Để có được dải cây ngập mặn chắn sóng bảo vệ đê biển với chiều rộng cần thiết từ 200-300m, đặc biệt là đối với những nơi sóng to, gió lớn, chưa có bãi hoặc bãi chưa ổn định, cần phải có các biện pháp xây dựng công trình tạm giảm sóng trước khi trồng cây, sử dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương nhằm đảm bảo trồng cây hiệu quả nhất. |
6 | Tính toán nước va trong đường ống áp lực dự án thủy điện An Khê Ka Nak | PGS.TS. Nguyễn Thống | 36 | Dự án thủy điện An Khê Ka Nak với chủ đầu tư là Tập đoàn Điện lực Việt Nam được khởi công xây dựng năm 2007 và bắt đầu tích nước vào tháng 9/2010. Đây là một trong những dự án sẽ được khai thác trên bậc thang sông Ba. Công suất nhà máy là 173MW với điện năng trung bình năm dự kiến là 685 triệu KWh/năm. Nội dung bài báo trình bày kết quả tính toán áp lực nước va cho dự án An Khê trên. Hệ phương trình đạo hàm riêng mô tả hiện tượng vật lý được giải bằng phương pháp sai phân hữu hạn với sơ đồ ẩn. |
7 | Ứng dụng mô hình MIKE 21/3FM couple tính toán một số đặc trưng hải văn tỉnh Bình Thuận | TS. Nguyễn Thanh Hùng | 42 | Các mô hình động lực học vùng cửa sông ven biển được sử dụng ở Việt Nam trước đây cũng còn có những hạn chế về độ chính xác dẫn đến sai số trong tính toán. Để nghiên cứu chế độ động lực dải ven biển Bình Thuận, chúng tôi đã ứng dụng mô hình MIKE 21/3FM couple của Viện Thủy lực Đan Mạch để tính toán mô phỏng chế độ động lực dòng chảy khu vực ven biển. Đây là một mô hình hiện đại cho kết quả tính toán có độ chính xác cao, dễ áp dụng và đang được nghiên cứu ở Việt Nam. Mô hình được ứng dụng để tính toán một số đặc trưng hải văn ven biển tỉnh Bình Thuận. |
8 | Nhu cầu nước, chế độ tưới thích hợp cho lúa được canh tác theo phương pháp truyền thống và cải tiến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ | PGS.TS. Đoàn Doãn Tuấn, ThS. Trần Văn Đạt, KS. Trần Việt Dũng | 47 | Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu nhu cầu nước và chế độ tưới thích hợp cho lúa được canh tác theo phương pháp truyền thống và cải tiến ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, chế độ tưới nông, lộ, phơi thích hợp cho lúa nước trong khu vực, đặc biệt đối với lúa chiêm xuân. Với các thông số kỹ thuật canh tác hiện tại, không có sự khác nhau rõ rệt giữa nhu cầu nước của lúa được canh tác theo 2 phương pháp này. |
9 | Thiết kế, xây dựng và vận hành khai thác các trạm bơm vừa và lớn | TS. Phạm Văn Thu | 54 | Trong quy trình khảo sát thiết kế, thi công, lắp đặt và vận hành quản lý các trạm bơm vừa và lớn, nhiều giải pháp kỹ thuật hợp lý đã được áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện phát huy năng lực công trình và vận hành, quản lý thuận lợi. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng bộc lộ một số tồn tại cần rút kinh nghiệm. Bài báo xin giới thiệu tổng quan về các vấn đề trên. |
| CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ |
|
|
|
1 | Thanh Hóa chống hạn hiệu quả bằng công nghệ bơm hút sâu của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam | Tỉnh Thanh | 61 | Thanh Hóa là một tỉnh với ¾ diện tích là đồi núi, có đồng bằng lớn nhất miền Trung và thứ ba của cả nước. Diện tích đất nông nghiệp của Thanh Hóa ước tính gần 240.000ha. Năm 2010, có thời điểm gần 30.000 ha diện tích đất canh tác ở đây đối mặt với hạn hán. Công nghệ bơm hút sâu của Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam đã được tiếp cận và chống hạn hiệu quả cho một số diện tích tưới ở Thanh Hóa. Từ “công trình thế kỷ” của làng Bọt... |
2 | Ứng dụng công nghệ phun khô bê tông trong xây dựng kênh bê tông vỏ mỏng | ThS. Trần Thắng | 63 | Công nghệ phun khô bê tông đã được áp dụng để sửa chữa và làm mới các công trình xây dựng từ rất lâu trên thế giới. Ở Việt Nam, từ những năm 1990, công nghệ này cũng đã được áp dụng để sửa chữa một số công trình bị hư hỏng. Công ty Xây dựng và Chuyển giao công nghệ thủy lợi đã đầu tư nghiên cứu đề tài tứng dụng công nghệ bê tông phun khô để thi công các công trình kênh bê tông vỏ mỏng đạt kết quả tốt. |
3 | Các phòng thí nghiệm trọng điểm trên thế giới và phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về động lực học sông biển ở Việt Nam (tiếp theo) | PGS.TS. Trịnh Việt An | 65 | Bài báo trình bày nét cơ bản về một số phòng thí nghiệm hiện đại của thế giới, những tồn tại hiện nay của phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về động lực học sông biển. Mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả. |
| CHÂN DUNG - NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH |
|
|
|
1 | Cán bộ nữ muốn có được thành công thì phải tự tin vào bản thân | Tỉnh Thanh | 71 |
|
2 | Một số kế quả nghiên cứu của đề tài vào thực tiễn tư vấn thiết kế các công trình ngăn sông lớn | PGS.TS. Trần Đình Hòa | 73 | Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam là đơn vị được các chủ đầu tư tin tưởng giao nhiệm vụ thực hiện công tác tư vấn thiết kế nhiều công trình ngăn sông điều tiết cho các vùng miền trong cả nước, đặc biệt là các công trình chống ngập cho thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay, công tác khảo sát, lập thiết kế cơ sở cho các công trình được giao đã cơ bản hoàn thành đúng tiến độ với chất lượng và các giải pháp kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế - kỹ thuật và xã hội cao. Để đạt được kết quả đó, bên cạnh việc có đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn tốt, tâm huyết với nghề còn có sự đầu tư, chuẩn bị rất quan trọng từ kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học trước và trong quá trình thực hiện dự án. Bài báo giới thiệu một số kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thiết kế cho các công trình ngăn sông lớn |
| TIN TỨC HOẠT ĐỘNG |
|
|
|