, 10/10/2024
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 20 (4/2014)
TT Tên bài báo Tác giả Tóm tắt I Khoa học công nghệ T2 Kết quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS và công nghệ viễn thám vào quản lý sản xuất lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long TSKH. Nguyễn Đăng Vỹ Hệ thống GIS quản lý sản xuất lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long được xây dựng trên nền các sản phẩm phần mềm GIS mã nguồn mở, quản lý thông tin về sản xuất lúa đến từng xã, từng cánh đồng, từng ruộng lúa tuỳ theo nhu cầu của từng địa phương. Độc lập với số liệu được cập nhật từ các địa phương là dữ liệu ảnh viễn thám MODIS, kết quả nhận biết lúa trên ảnh theo một cách tiếp cận mới, thường xuyên được cập nhật vào hệ thống, cho phép theo dõi tiến độ xuống giống của từng ruộng, xác định giai đoạn sinh trưởng của lúa trên ruộng, đánh giá sức khoẻ của lúa và dự báo năng suất lúa. Ứng dụng hệ thống sẽ giúp cho các nhà quản lý, các đơn vị thống kê, tổ chức bảo hiểm nông nghiệp, các nhà khoa học… luôn luôn có được thông tin về tình hình sản xuất lúa của 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các loại giống lúa được phổ biến, xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng của bà con nông dân, biến động đất lúa... để từ đó có được các quyết định và giải pháp ứng xử thích hợp, kế hoạch phát triển sản xuất đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của ngành trồng lúa, thực hiện tốt chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của Chính phủ T13 Phương pháp xác định hệ số tiêu theo hiệu quả kinh tế cho vùng đồng bằng sông Hồng -mô hình tại trạm bơm tiêu Triều Dương TS. Đặng Ngọc Hạnh Bài viết giới thiệu một phương pháp tính toán tiêu nước để xây dựng chuỗi quan hệ giữa hệ số tiêu động lực (HST) với diện tích úng ngập và chỉ số nội hoàn kinh tế (EIRR) trong hệ thống bơm động lực làm cơ sở lựa chọn HST thiết kế đảm bảo hiệu quả kinh tế [1]. Kết quả nghiên cứu ở trạm bơm tiêu Triều Dương, ứng với chuỗi lượng mưa max 10 năm gần nhất thì HST có hiệu quả kinh tế, kiến nghị để thiết kế nên chọn ở mức 5,5l/s (thấp hơn 23% HST quy hoạch đến năm 2020 [2]) mà vẫn đảm bảo tiêu nước. Khi đó chỉ số EIRR (tiêu lưu vực) 12,66% và EIRR (tiêu riêng cho đất nông nghiệp) 17,48%, đảm bảo đạt tiêu chuẩn về hiệu quả kinh tế trong đầu tư dự án tưới, tiêu [3] T20 Nghiên cứu bổ sung quy trình vận hành hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít, góp phần thực hiện tiêu chí thủy lợi xây dựng nông thôn mới tỉnh Trà Vinh ThS. Nguyễn Đình Vượng ThS. Hùynh Ngọc Tuyên Hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít là công trình thủy lợi ngọt hóa lớn do trung ương đầu tư xây dựng vào đầu thập niên những năm 90 ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mục tiêu của công trình là ngăn mặn, trữ ngọt. Quy trình vận hành của hệ thống trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong sản xuất và đời sống người dân tỉnh Trà Vinh. Do những biến động về thời tiết và quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất mạnh mẽ, quy trình vận hành trước đây đã xuất hiện những tồn tại, làm giảm năng lực phục vụ của hệ thống. Bài viết này đề xuất phương án vận hành bổ sung để khắc phục những tồn tại trước đây nhằm nâng cao năng lực phục vụ của hệ thống Nam Măng Thít đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường, đồng thời góp phần hoàn thiện hệ thống thủy lợi theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới tỉnh Trà Vinh T28 Thoát lũ cho đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng từ nhìn nhận hai trận lũ lớn năm 2000 và 2011 TS. Tô Văn Thanh Trong thời gian hơn 10 năm trở lại đây, ĐBSCL đã hứng chịu nhiều trận lũ lớn, gây thiệt hại về người và của, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển bền vững kinh tế-xã hội của vùng. Bài báo phân tích diễn biến hai trận lũ lớn xảy ra năm 2000 và 2011 ở ĐBSCL, qua đó có bức tranh tổng quát về lũ và ảnh hưởng của nó đến hoạt động dân sinh kinh tế của miền sông nước Tây Nam Bộ, từ đó đề xuất hướng giải quyết vấn đề ngập lũ cho toàn vùng T36 Nghiên cứu khả năng nối mạng và chuyển nước giữa các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Bình Thuận ThS. Trần Thái Hùng ThS. Nguyễn Văn Lân ThS. Mai Chí Những năm qua, do nhu cầu về nguồn và lượng nước tăng lên theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, nên đã xuất hiện ý tưởng xây dựng các công trình để chuyển nước từ lưu vực này sang lưu vực khác. Do tính hiệu quả của chúng, dạng công trình này rất được quan tâm nghiên cứu. Bình Thuận có 7 lưu vực sông chính, đặc điểm chung là ngắn, dốc và mật độ mạng lưới thưa, hầu hết đều chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam rồi đổ ra biển. Hàng năm, vấn đề thiếu nước vào mùa khô xảy ra thường xuyên, không đáp ứng được các yêu cầu cấp bách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, khả năng nối mạng và chuyển nước giữa các lưu vực trên địa bàn tỉnh Bình Thuận là rất cần thiết. Qua quá trình tiếp cận và nghiên cứu, nhóm tác giả đã đề xuất các tuyến kênh chuyển nước giữa các lưu vực nhằm phục vụ nhu cầu nước cấp bách của các ngành T44 Ảnh hưởng của điều tiết các hồ chứa thượng lưu đến dòng chảy kiệt cấp nước vùng hạ du sông Cả PGS.TS. Nguyễn Quang Trung ThS. Lương Ngọc Chung Sông Cả đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tổng lượng nước trung bình hàng năm vào khoảng 21 đến 23 tỷ mét khối. Tuy nhiên mùa khô kéo dài trong 9 tháng, lượng nước chỉ chiếm khoảng 25 đến 30%, đặc biệt trong các tháng III và IV mực nước sông hạ xuống rất thấp đã ảnh hưởng lớn đến việc cấp nước cho các ngành kinh tế. Để phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho các địa phương trên lưu vực, một số hồ chứa trên thượng lưu đã và đang được xây dựng với mục đích cấp nước trong mùa khô, cắt lũ trong mùa mưa và phát điện. Kết quả tính toán thủy lực mô tả dòng chảy kiệt trong mạng sông ứng với các phương án điều tiết và các tần suất khác nhau để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp phù hợp, đảm bảo cấp nước cho việc phát triển nông nghiệp, thủy sản, các ngành kinh tế và môi trường T57 Nghiên cứu khả năng tháo nước của đập tràn phím PIANO loại A, D và LABYRINTH chữ nhật TS. Trương Chí Hiền M. Hồ Tá Khanh Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình vật lý nhằm xác định cũng như so sánh khả năng tháo nước của các loại đập tràn phím piano loại A, loại D và loại Labyrinth chữ nhật. Thí nghiệm được tiến hành cho các đập tràn có chiều cao tràn P = 4 m, cột nước thượng lưu trên ngưỡng tràn toàn phần Ho = (1,2–4,5) m, cho thấy khả năng tháo nước của các loại đập tràn phím piano loại A, D và labyrinth chữ nhật đều cao hơn đập tràn Creager từ 1,2 đến 2,6 lần. Ở trạng thái chảy ngập khả năng tháo của đập tràn labyrinth chữ nhật giảm mạnh, nhưng khả năng tháo chỉ giảm nhẹ (»10%) đối với các loại đập tràn phím piano loại A và loại D. Kết quả thí nghiệm sẽ cung cấp các thông số kỹ thuật về khả năng tháo ở trạng thái chảy tự do và chảy ngập của các loại đập tràn phím piano loại A, D và Labyrinth chữ nhật. Điều này sẽ hỗ trợ cho chọn loại đập tràn thích hợp, có kích thước tương tự với mô hình thí nghiệm, phục vụ công tác thiết kế và thi công xây dựng các dự án. T64 Kết quả nghiên cứu bước đầu phân bố mưa 24 giờ max phục vụ công tác thiết kế công trình xả lũ hồ thủy lợi ở Nghệ An PGS.TS. Nguyễn Văn Hoàng PGS.TS. Đoàn Doãn Tuấn ThS. Nguyễn Văn Lợi Phân bố cường độ mưa thời đoạn (chẳng hạn 1 giờ) trong đợt mưa lớn có vai trò chính trong hình thành đường tiến trình dòng lũ tới hồ chứa, rất có ý nghĩa trong thiết kế công trình thủy lợi. Phân tích phân bố mưa thời đoạn 1 giờ trong các đợt mưa 24 giờ max thời kỳ 1991-2012 tại trạm khí tượng thủy văn Vinh-Nghệ An cho thấy phân bố mưa có dạng lệch chuẩn. Thông số hình dáng phân bố lệch chuẩn có giá trị trung bình là 0,39, trung bình trung tuyến là 10,17 giờ, phương sai là 5,47 giờ và trung bình hệ số tương quan mưa tích lũy thực đo và mưa phân bố lệch chuẩn là 0,939. Phương sai của phân bố mưa lệch chuẩn phản ánh cường độ mưa lớn trong khoảng thời gian ngắn 1-2 giờ trở xuống quyết định lớn đến cường độ đỉnh lũ. Đối với hồ Khe Nu-Nghi Lộc-Nghệ An, mưa 24 giờ tần suất 0,5% (chu kỳ 200 năm) bằng 702,7mm/24h mưa có phân bố lệch chuẩn với phương sai nhỏ nhất thì lưu lượng lũ đến có thể tăng lên tới khoảng 5,5 lần so với trường hợp phân bố lệch chuẩn với phương sai trung bình. T73 Đặc trưng nối tiếp nước nhảy trên lòng dẫn phi lăng trụ có độ dốc lớn ThS. Lê Thị Việt Hà Nhiều hiện tượng nước nhảy đã được nghiên cứu trên thế giới, tuy nhiên, công trình nghiên cứu đề cập đến hiện tượng nước nhảy trên trên lòng dẫn phi lăng trụ đáy dốc chưa có nhiều. Do đó bài báo này muốn đề cập đến vấn đề nói trên. T82 Ứng dụng TELEMAC2D nghiên cứu hiện tượng sóng thần do động đất ở biển Đông gây ra cho vùng ven bờ & trong sông Sài Gòn - Đồng Nai PGS.TS. Nguyễn Thống ThS. Hồ Long Phi TS. Châu Nguyễn Xuân Quang TS. Lưu Xuân Lộc Nội dung bài báo giới thiệu kết quả bước đầu ứng dụng phần mềm thủy lực Telemac2D để nghiên cứu hiện tượng lan truyền của sóng thần vào vùng ven bờ biển và bên trong hệ thống sông Sài Gòn Đồng Nai do hiện tượng dịch chuyển đáy biển Đông với các tình huống giả định. Đặc biệt có xem xét đến sự lan truyền sóng vào sâu trong nội thành tại một số khu vực điển hình trong thành phố Hồ Chí Minh trên lưu vực của kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè. Kết quả tính cho thấy với trận động đất mạnh 8.35 độ Richter, cao trình mực nước tại một số điểm trong đường phố của lưu vực tính đạt đến trên 3m. Miền nghiên cứu 2 chiều theo phương nằm ngang (2D) mô tả bởi 1045000 phần tử tam giác phi cấu trúc. Thống kê thời gian mô phỏng hiện tượng cho thấy khả năng xử lý bài toán lớn của phần mềm Telemac2D rất tốt về tốc độ tính toán mô phỏng. T89 Tài nguyên nước dưới đất đồng bằng Bắc Bộ - những thác thức và giải pháp PGS.TS. Đoàn Văn Cánh và nnk Nước dưới đất ở đồng bằng Bắc Bộ (ĐBBB) tồn tại chủ yếu trong các thành tạo bở rời trầm tích Đệ tứ và Nogen. Do điều tra nghiên cứu chưa đầy đủ, khai thác sử dụng chưa hợp lý, tài nguyên nước dưới đất đang biến động mạnh mẽ. Một mặt nước dưới đất ở một số diện tích trên đồng bằng đang bị giảm về trữ lượng, xấu về chất lượng. Ngược lại, có tầng chứa nước mới đã được phát hiện, nhiều diện tích nước nhạt đang được mở rộng. Bài báo giới thiệu kết quả đánh giá hiện trạng tài nguyên nước dưới đất về sự phân bố các tầng chứa nước, trữ lượng tiềm năng nước dưới đất, hiện trạng khai thác sử dụng ở ĐBBB, đồng thời phân tích sự biến động tài nguyên nước về số lượng và chất lượng trong nhiều thập kỷ qua, đánh giá các nguyên nhân gây ra những biến động đó và đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ phục vụ khai thác bền vững tài nguyên nước dưới đất ở ĐBBB II Chuyển giao công nghệ T97 Giới thiệu cấu trúc hệ thống cảnh báo lũ lụt theo thời gian thực ThS. Phạm Văn Quý Mưa, bão, hạn hán hàng năm đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế-chính trị-xã hội tại nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam. Để giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu xây dựng hệ thống cảnh báo sớm thiên tai. Mỗi hệ thống cảnh báo có các thành phần khác nhau, chức năng và mục tiêu khác nhau. Bài báo giới thiệu các thành phần cơ bản của một hệ thống cảnh báo lũ lụt theo thời gian thực và cảnh báo tới cộng đồng người dân trong vùng bị ảnh hưởng lũ lụt III Thông tin KHCN và Hoạt động T105 Cán bộ nữ Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam về nguồn cội Tràng An, Ninh Bình Tỉnh Thanh T107 Đảo xa Bạch Long Vĩ không còn khát nước Quốc Dũng-Tỉnh Thanh