, 27/12/2024
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI TT Tên bài báo Tác giả Tóm tắt I Khoa học công nghệ T2 Giải pháp kết cấu đê biển Vũng Tàu - Gò Công bằng tổ hợp xà lan bê tông cốt thép tạo chân với vật liệu tại chỗ ThS. Bùi Mạnh Duy; TS. Nguyễn Thành Công; GS.TS. Trần Đình Hòa Kết cấu đê biển Vũng Tàu Gò Công trên tuyến công trình đang được tiến hành nghiên cứu là công trình có chiều cao mặt cắt đê lớn (hơn 15m) được xây dựng trong điều kiện rất phức tạp không chỉ địa chất nền (nền đất yếu) mà còn chịu ảnh hưởng của biển (tác động thủy triều, sóng, gió, bão,…), của lũ thượng nguồn. Vì thế, việc lựa chọn giải pháp kết cấu đê biển hợp lý cả về về biện pháp thi công và giải pháp xử lý nền ổn định công trình, là những vấn đề lớn được cần được xem xét một cách kỹ lưỡng. Nhiều giải pháp kết cấu với các quy mô và nhiệm vụ khác nhau đã được đề xuất, trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi xin giới thiệu giải pháp kết cấu cho tuyến đê biển Vũng Tàu – Gò Công có kết hợp làm đường giao thông cấp 2. Giải pháp kết cấu sử dụng tổ hợp xà lan bê tông cốt thép tạo chân, giữa đổ cát, một trong những giải pháp tối ưu đáp ứng được các yêu cầu nói trên. T11 Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhớt của vật liệu hỗn hợp Asphalt chèn trong đá hộc TS. Nguyễn Thanh Bằng Độ nhớt là một trong những chỉ tiêu cơ lý quan trọng nhất của vật liệu hỗn hợp asphalt chèn trong đá hộc. Độ nhớt yêu cầu của vật liệu hỗn hợp asphalt được quyết định bởi điều kiện thi công như: kích thước đá hộc, chiều dày lớp gia cố, độ nghiêng của mái đê, v.v.. Song song với đó có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ nhớt của vật liệu hỗn hợp asphalt chèn trong đá hộc đó là: nhiệt độ của hỗn hợp, tỷ lệ thành phần cấp phối hỗn hợp, các chỉ tiêu cơ lý của cốt liệu, chất độn mịn, loại bitumen sử dụng v,v…. Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về các mối quan hệ trên, để làm cơ sở cho việc triển khai ứng dụng loại vật liệu này tại mô hình thử nghiệm ngoài thực tế. T18 Dồn điền đổi thửa và phát triển hệ thống thủy lợi nội đồng ở Việt Nam ThS. Trần Việt Dũng, ThS. Nguyễn Xuân Thịnh, PGS.TS. Đoàn Doãn Tuấn Quá trình phát triển hệ thống thuỷ lợi nội đồng (TLNĐ) trên toàn quốc luôn gắn liền với đặc điểm địa hình từng vùng miền và chính sách ruộng đất. Đối với sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế như: cơ chế chính sách chưa phù hợp, ruộng đất, hệ thống thủy lợi nội đồng manh mún, khó áp dụng các tiến bộ kỹ thuật… Bài viết này đề cập đến những tồn tại và xu hướng, giải pháp phát triển hệ thống thủy lợi nội đồng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế tạo tiền đề quan trọng để phát triển bền vững nông nghiệp. T25 Các giải pháp giảm thiểu tác động của dòng chảy kiệt, chống hạn và ngăn mặn vùng hạ lưu sông Cả PGS.TS. Nguyễn Quang Trung, ThS. Nguyễn Quang An Sông Cả là lưu vực lớn cung cấp tài nguyên nước cho phát tiển kinh tế, xã hội, dân sinh của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh với tổng diện tích tự nhiên vùng hạ lưu là 506.010 ha (Nghệ An: 405.642 ha, Hà Tĩnh: 100.368,41 ha ). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu, các hiện tượng bất thường của thời tiết đã tác động đến chế độ dòng chảy, nhất là về mùa kiệt, mực nước trên sông hạ thấp ảnh hưởng đến các công trình lấy nước như trạm bơm, cống lấy nước từ song gây nên hạn hán trên diện rộng và xâm nhập mặn ngày càng sâu trong nội đồng. Bài báo phản ảnh tình hình hạn hán và xâm nhập mặn và đề xuất một số giải pháp giảm thiếu ảnh hưởng của dòng chảy kiệt để chống hạn và ngăn mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp và thủy sản cho vùng hạ lưu. T32 Nghiên cứu đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp khai thác sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên nước phục vụ phát triển nông thôn mới vùng duyên hải miền Trung ThS. Trần Thái Hùng, ThS. Nguyễn Văn Lân; GS.TS. Lê Sâm Vùng Duyên hải miền Trung (DHMT) có đặc điểm tự nhiên rất khắc nghiệt, đặc biệt là tài nguyên nước. Việc nghiên cứu, đánh giá và tính toán tiềm năng nguồn nước, nhu cầu và cân bằng nước cho các tiểu vùng sinh thái (TVST) là rất quan trọng và cần thiết nhằm xây dựng các luận cứ khoa học giúp đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên nước khu vực. Đề xuất các mô hình sử dụng tài nguyên nước phải khả thi, đại diện, đa mục tiêu và hiệu quả, phù hợp với đặc điểm địa hình, địa mạo, tiềm năng của các TVST DHMT. Việc đề xuất giải pháp công trình và phi công trình còn phải hướng tới mục tiêu giảm nhẹ thiệt hại khi hạn hán xảy ra, đồng thời luôn coi trọng vai trò của công tác quản lý và vận hành mô hình trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nước. T41 Nghiên cứu thực nghiệm mô hình bơm hướng trục chìm trục ngang tỷ tốc cao (ns= 1715v/ph và 2065v/ph GS.TS. Lê Danh Liên, ThS. Nguyễn Quang Minh, KS. Vũ Đình Hưng, ThS. Kiều Tiến Mạnh Bài báo giới thiệu phương pháp thí nghiệm mô hình và các kết quả nghiên cứu thực nghiệm mô hình bơm hướng trục chìm trục ngang với nS lớn (bằng 1715 v/ph và 2065 v/ph). Trên cơ sở các nghiên cứu thực nghiệm đã kiểm nghiệm được kết quả nghiên cứu tính toán lý thuyết và tìm được mô hình có hiệu suất cao và đặc tính phù hợp dùng để chế tạo bơm thực ứng dụng để cấp nước cho bể hút các trạm bơm ven sông vào mùa kiệt. T47 Thay đổi các yếu tố và quan hệ hình thái trên sông Hồng và sông Đuống do ảnh hưởng của các biến động thủy văn - lòng dẫn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh Bài viết trình bày các kết quả nghiên cứu, đánh giá lại quan hệ hình thái sông của sông Đuống và sông Hồng (đoạn sau phân lưu) dưới ảnh hưởng của các biến động về thủy văn, diễn biến lòng dẫn tại 2 vị trí đại diện là trạm thủy văn Thượng Cát và trạm thủy văn Hà Nội. Kết quả tính toán mới về quan hệ hình thái sông sẽ là cơ sở để đề xuất, thực hiện các giải pháp kỹ thuật chỉnh trị sông và quản lý dòng sông một cách hiệu quả, phù hợp với thực tế. T54 Nghiên cứu thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng biển thành năng lượng điện dạng phao nổi ThS. Phùng Văn Ngọc, GS.TS. Nguyễn Thế Mịch, TS. Lê Vĩnh Cẩn, ThS. Đoàn Thị Vân Bài báo giới thiệu các kết quả nghiên cứu thiết bị biến đổi năng lượng sóng biển thành điện năng sử dụng nguyên lý phao nổi. Các kết quả phân tích và tính toán cho thấy tiềm năng của năng lượng sóng biển Việt Nam đặc biệt là khu vực từ Bình Thuận tới Cà Mau là rất lớn. Bài báo cũng đưa ra một số kết quả tính toán cho thiết bị biến đổi năng lượng sóng biển áp dụng cho vùng có mức năng lượng lớn. T60 Xã hội hóa quản lý và phát triển bền vững hệ thống thủy lợi nội đồng trong điều kiện thực thi miễn thủy lợi phí ThS. Nguyễn Xuân Thịnh, ThS. Trần Việt Dũng, PGS.TS. Đoàn Doãn Tuấn Xã hội hóa đầu tư và quản lý thủy lợi nội đồng ở nước ta hiện nay đang được thực hiện phổ biến dưới hình thức “Quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng”. Hình thức này đã hình thành và gắn liền với lịch sử phát triển thủy lợi phục vụ sản xuất, phòng chống thiên tai ở nước ta, sau đó được phát triển bài bản theo xu hướng, thông lệ chung của quốc tế trong khoảng gần 20 năm gần đây. Trong quá trình phát triển đó, quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng cũng còn không ít bất cập. Bài viết này sẽ giới thiệu những phân tích, đánh giá về thực trạng, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy xã hội hóa đầu tư và quản lý các hệ thống thủy lợi nội đồng một cách bền vững trong điều kiện thực thi miễn thủy lợi phí hiện nay. T71 Tiềm năng năng lượng sóng biển khu vực biển Đông TS. Nguyễn Thanh Hoàn, ThS. Nguyễn Thị Hải Lý, PGS.TS. Vũ Hữu Hải Bài báo trình bày cơ sở lý thuyết và kết quả tính toán phân bố năng lượng sóng dọc bờ biển Việt Nam căn cứ theo kết quả tính sóng cho toàn bộ các điểm sóng vùng biển Đông trích từ chuỗi số liệu sóng tin cậy do Cơ quan quản lý Khí quyển và Đại dương Mỹ NOAA thực hiện. Số liệu trích rút theo chuỗi thời gian timeseries với bước thời gian 3 giờ bao gồm các thông số sóng (chiều cao, chu kỳ và hướng) và thông lượng năng lượng sóng. Từ đó, phân bố chiều cao sóng và năng lượng sóng được phân tích và tính trung bình theo từng tháng và cho toàn năm. Kết quả tính toán đưa ra bức tranh về phân bố năng lượng sóng khu vực biển Đông giáp bờ biển Việt Nam, từ đó đánh giá được tiềm năng về năng lượng sóng dọc bờ biển Việt Nam từ Móng Cái đến Hà Tiên trong khu vực sát bờ làm cơ sở để xem xét khi nghiên cứu về công trình đê chắn sóng gần bờ kết hợp với trạm năng lượng sóng biển ở Việt Nam II Chuyển giao công nghệ T77 Mô hình thiết bị hợp khối xử lý và tái sử dụng nước thải hộ gia đình ThS. Nguyễn Quang Vinh, ThS. Vũ Huy Chưởng Bài báo đề cập đến một số kết quả nghiên cứu ứng dụng thiết bị composite hợp khối xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi quy mô hộ gia đình và tái sử dụng nước thải sau xử lý để tưới cho cây trồng. Mô hình ứng dụng công nghệ sinh học yếm khí, với chủng vi sinh vật (Bacillus cereus) và bổ sung giá thể vi sinh lưu động MSS để nâng cao hiệu quả trong xử lý nước thải. Hiệu quả xử lý COD, BOD trong nước thải sinh hoạt đạt tới 80%, 85% đối với nước thải sinh hoạt và tới 90%, 95% tương ứng đối với nước thải chăn nuôi. Lượng cặn hòa tan (TDS) giảm 50%-70%, cặn không tan (TSS) giảm 75%-90% tại các mô hình. Hiệu quả xử lý hàm lượng vi sinh: E.Coli và Coliform trong nước thải đạt 90% - 95%. III Thông tin KHCN và Hoạt động T85 Chương trình Thạc sỹ quốc tế về quản lý công nghệ và tài nguyên tại Việt Nam (TERMA-VN) thành quả qua 5 năm đào tạo T86 Cấp nước sinh hoạt vùng cao - nhiệm vụ khó khăn nhưng rất tự hào
SỐ 21 (6/2014)