TextBody
Huy chương 2

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi số 22 năm 2014


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 22 (8/2014)

TT

Tên bài báo

Tác giả

Tóm tắt

I

Khoa học công nghệ

  

T2

Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường 5 năm hoạt động và phát triển

PGS.TS. Đoàn Doãn Tuấn

TS. Lê Xuân Quang
ThS. Dương Thị Kim Thư

 

T9

Nhớ mãi lần Đại tướng Võ Nguyên GIáp về thăm Trung tâm Nghiên cứu Thủy nông Bắc Bộ, thuộc Viện Khoa học Thủy lợi (nay là Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam)

GS.TS. Nguyễn Tuấn Anh

 

T16

Vai trò của các thành phần kinh tế trong phát triển trạm bơm điện vừa và nhỏ đồng bằng sông Cửu Long

PGS.TS. Đoàn Doãn Tuấn

Bài báo này, với số liệu điều tra 2011-2013, phân tích chủ trương, chính sách và thực trạng đầu tư của Nhà nước,  tư nhân, nông dân vào xây dựng, quản lý khai thác hệ thống trạm bơm điện vừa và nhỏ tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

T26

Giải pháp huy động cộng đồng tham gia quản lý môi trường chăn nuôi

PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương

ThS. Vũ QUốc Chính

ThS. Nguyễn Thị Hà CHâu

CN. Lê Văn Cư

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đã có nhiều công trình nghiên cứu về công nghệ xử lý chất thải, sử dụng chất thải trong nông nghiệp, giải pháp qui hoạch các khu chăn nuôi tập trung. Tuy nhiên, hiệu quả của các biện pháp còn rất hạn chế, tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi vẫn chưa được cải thiện nhiều mà nguyên nhân do nhận thức và sự tham gia của cộng đồng còn hạn chế. Người dân chưa nhận biết đầy đủ về tác hại của ô nhiễm môi trường và trách nhiệm trong quản lý môi trường trong chăn nuôi. Nhằm cung cấp thêm giải pháp xử lý vấn đề trên, bài viết này giới thiệu kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu các giải pháp huy động cộng đồng tham gia quản lý môi trường trong chăn nuôi gia súc, gia cầm” do Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường thực hiện trong năm 2010-2012.

T34

Phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế

TS. Lê Xuân Quang

Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ và nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung. Hàng năm, cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn của tỉnh Thừa Thiên Huế bị thiệt hại lên đến hàng trăm tỷ đồng do sự tàn phá của thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu. Xây dựng phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp và Nông thôn với BĐKH cho tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong các nội dung của nhiệm vụ đánh giá tác động của BĐKH đến hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp và Nông thôn- thuộc chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH của Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Kết quả nghiên cứu đưa ra lời cảnh báo, các kiến nghị giúp cho các nhà hoạch định chính sách của Bộ, ngành và địa phương có cái nhìn khách quan về tác động BĐKH đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng và chỉ đạo thực hiện các chính sách đầu tư hiệu quả hơn.

T42

Đánh giá tác động điều tiết hồ chứa đến xâm nhập mặn hạ du lưu vực sông Mã

ThS. Nguyễn Xuân Lâm, ThS. Nguyễn Quang An

Hạ du sông Mã là vùng phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và là trung tâm văn hóa của tỉnh Thanh Hóa. Trong những năm gần đây, vùng hạ lưu song Mã đang phải đối mặt với tình suy giảm dòng chảy mùa kiệt, mặn xâm nhập sâu. Trong khi đó, hệ thống một số hồ chứa lớn đang hình thành và dự kiến sẽ có những tác động đến chế độ dòng chảy ở hạ lưu, nhất là về mùa kiệt. Bài báo này nhằm giới thiệu một số các kết quả nghiên cứu đánh giá tác động của vận hành hồ chứa đến xâm nhập mặn trên các dòng chính, qua đó, làm cơ sở cho các đề xuất giải pháp  thích ứng trong tương lai.

T51

Tác động của cơ chế, chính sách hiện hành đến công tác quản lý chất thải sinh hoạt nông thôn

PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương

ThS. Nguyễn Đức Phong

Việt Nam được đánh giá là đã xây dựng được khung pháp lý phù hợp cho các hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng. Tuy nhiên, phần lớn các văn bản hướng dẫn, tiêu chuẩn kỹ thuật, cơ chế, chính sách hỗ trợ đã ban hành đều tập trung cho đô thị, khu công nghiệp, cho các doanh nghiệp dịch vụ công ích, bên cạnh đó,việc thực thi các chính sách còn nhiều rào cản. Do vậy, việc triển khai công tác quản lý chất thải sinh hoạt nông thôn trong nhiều năm qua gặp nhiều khó khăn. Nội dung bài viết  đánh giá tác động tích cực và những hạn chế của các chính sách hiện hành đến quản lý chất thải sinh hoạt nông thôn thông qua kết quả khảo sát tại 9 tỉnh: Thái Nguyên, Sơn La, Nghệ An, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Đồng Tháp, Bến Tre và An Giang. Kết quả đánh giá là cơ sở đề xuất cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ và thúc đẩy công tác quản lý chất thải sinh hoạt cải thiện môi trường khu vực nông thôn

T60

Công nghệ trữ nước sinh hoạt nông thôn khu vực khan hiếm nước

TS. Lê Xuân Quang

ThS. Nguyễn Thị Nguyệt

Công nghệ trữ nước sinh hoạt nông thôn đã được nghiên cứu và áp dụng từ lâu ở khắp các vùng, miền của cả nước, đặc biệt tại các khu vực khan hiếm nước. Trong những năm qua, việc áp dụng công nghệ trữ nước cho các khu vực này đã phần nào giải quyết được tình trạng thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện thu nhập cho người dân nông thôn và đảm bảo thực hiện thành công Chương trình Mục tiêu quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn. Trong bối cảnh các thách thức về nước đang ngày càng gia tăng, nhằm đảm bảo mục tiêu cấp nước sinh hoạt trong thời gian tới, việc ứng dụng công nghệ mới để trữ nước là sức cần thiết. Bài báo này sẽ đánh giá một số công nghệ trữ sinh hoạt nông thôn truyền thống tại khu vực miền núi phía Bắc và khuyến nghị áp dụng công nghệ trữ nước tiềm năng trong cấp nước sinh hoạt nông thôn trong khu vực.

T67

Khả năng ứng dụng của mô hình mưa-dòng chảy

ThS. Dương Quốc Huy

PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong

TS. Đặng Thế Phong

PGS.TS. Ngô Lê Long

Số liệu về dòng chảy đóng vai trò hết sức quan trọng trong qui hoạch, thiết kế và vận hành các công trình quản lý nước nhưng thường không được theo dõi một cách đầy đủ về không gian cũng như thời gian. Mô hình Mưa-dòng chảy trong đó dạng mô hình nhận thức là công cụ hữu ích giúp giải quyết khó khăn này. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp mô hình hóa chỉ có thể mang lại hiệu quả khi người sử dụng hiểu rõ bản chất cũng như khả năng ứng dụng của nó. Bài viết  đưa ra một số hạn chế của mô hình nhận thức mưa-dòng chảy nhằm tránh tình trạng sử dụng nó một cách thiếu cẩn trọng, dẫn đến kết quả là không đáp ứng được mục đích nghiên cứu đặt ra.

T72

Nghiên cứu quy luật diễn biến và định hướng các giải pháp KHCN chỉnh trị cửa Đáy phục vụ giao thông thủy

TS. Nguyễn Kiên Quyết

Tuyến vận tải đường thủy từ cửa Đáy vào cảng Ninh Phúc (Ninh Bình) là tuyến vận tải thuỷ chiến lược của miền Bắc. Hiệu quả khai thác rất lớn do thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá từ phía Nam, các tỉnh miền Trung ra mà không phải trung chuyển qua cảng Hải Phòng. Tuy nhiên, sự thay đổi tuyến luồng lạch trên mặt bằng theo mùa, theo năm là trở ngại lớn nhất đối việc khai thác tuyến luồng này. Trên cơ sở phân tích các số liệu hiện có về điều kiện tự nhiên, bài viết tập trung làm sáng tỏ quy luật diễn biến tuyến luồng lạch cửa Đáy và định hướng các giải pháp chỉnh trị cửa Đáy cho mục tiêu giao thông vận tải thủy.

II

Chuyển giao công nghệ

 

 

T81

Kênh xi măng lưới thép vỏ mỏng - giải pháp công nghệ hiệu quả trong kiên cố hóa kênh mương nội đồng

ThS. Hà Văn Thái

 

T87

Thiết bị tập thể dục tích hợp lọc nước hồ

ThS. Nguyễn Thị Ngọc Anh

KS. Ngô Minh Đức

Trước nhu cầu xử lý nước hồ bị ô nhiễm để có được một môi trường trong lành và nhu cầu tập thể dục xung quanh hồ của người dân, nhóm nghiên cứu Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường đang triển khai nghiên cứu và chế tạo máy tập thể dục có khả năng tận dụng được sức người tập thể dục để lọc sạch nước hồ. Máy tập vận hành đơn giản, nâng cao sức khỏe của người dân, và thu hút sự tham gia của người tập vào việc lọc nước hồ, bảo vệ môi trường

III

Thông tin KHCN và hoạt động

 

 

T92

Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Ngô Quang Vịnh

 

T94

Phòng cấp thoát nước - Viện Nước Tưới tiêu và Môi trường