TextBody
Huy chương 2

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi số 24 năm 2014


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 24 (12/2014)

TT

Tên bài báo

Tác giả

Tóm tắt

I

Khoa học công nghệ

 

 

1

Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi 35 năm xây dựng và phát triển

PGS.TS. Đoàn Thế lợi

 

2

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách là giải pháp quan trọng nhất thực hiện tái cơ cấu ngành thủy lợi và tạo động lực đổi mới nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thủy lợi hiện có

 

Công tác thủy lợi hiện đang bộc lộ một số tồn tại, hạn chế và đang đối diện với nhiều khó khăn thách thức trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, của ngành nông nghiệp. Nhu cầu sử dụng nước ngày càng lớn, tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, thiên tai lũ lụt hạn hạn xảy ra khốc liệt hơn, mâu thuẫn về lợi ích giữa các ngành dùng nước ngày càng gay gắt. Hầu hết công trình thủy lợi xây dựng từ hàng chục năm trước đến nay đã hư hỏng xuống cấp không đáp ứng yêu cầu sử dụng nước của một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, đa dạng. Hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi còn thấp, cơ chế chính sách quản lý nhiều bất cập, chậm đổi mới theo cơ chế thị trường đã và đang ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các công trình thủy lợi. Hoàn thiện khung thể chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả  quản lý khai thác công trình thuỷ lợi hiện có được coi là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhất hiện nay, chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả đạt được là rất lớn. Đây được coi là hành động thiết thực nhất để thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Bài viết phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện khung thể chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả  quản lý khai thác công trình thuỷ lợi hiện có.

3

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý khai thác công trình thủy lợi

PGS.TS. Đoàn Thế Lợi, ThS. Nguyễn Tuấn Anh, CN. Hoàng Thị Thùy Linh

Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là nhân tố rất quan trọng quyết định sự phát triển của đất nước, sự sống còn của mọi tổ chức, doanh nghiệp. Trong nền kinh tế tri thức, chất lượng nguồn nhân lực quyết định sự hưng thịnh của mọi quốc gia. Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước.

Ngành Nông nghiệp đang quản lý khai thác hàng vạn công trình thủy lợi lớn nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh kinh tế-xã hội và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Thật khó có thể xác định chính xác giá trị bằng tiền của các công trình thủy lợi hiện có mà nhà nước, nhân dân ta đã đầu tư xây dựng từ hàng trăm năm nay, nhưng chắc chắn là một con số không nhỏ, theo ước tính của một số chuyên gia phải là hàng ngàn tỷ USD. Để quản lý, khai thác tốt các công trình thủy lợi hiện có, chất lượng nguồn nhân lực có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy vậy, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện nay đang còn rất nhiều bất cập, biên chế nhiều nhưng không tinh, lực lượng lao động đông nhưng không mạnh, mất cân đối nghiêm trọng về cơ cấu trình độ, ngành nghề, kinh nghiệm…. Nguồn nhân lực ở hầu hết các đơn vị đều chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định. Trong bài viết này đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển, nâng cao năng lực cho tổ chức, cá nhân tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi trong giai đoạn hiện nay.

4

Đổi mới tư duy hay đổi mới cơ chế để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi? Một số kinh nghiệm ở Tuyên Quang

PGS.TS. Đoàn Thế Lợi, ThS.Nguyễn Thị Định, ThS. Đào Quang Khải

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình thuỷ lợi hiện có phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp, dân sinh, kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay của ngành thủy lợi, đặc biệt trong bối cảnh tiếp tục cắt giảm đầu tư công để ổn định kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết 11 ngày 24/2/2011 của Chính phủ, trong đó đổi mới cơ chế quản lý được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Với định hướng trên trong những năm qua, nhất là sau khi triển khai thực hiện chính sách miễn, giảm thủy lợi phí theo Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành nhiều chính sách mới tạo cơ sở pháp lý để các địa phương đổi mới cơ chế quản lý. Đã và đang xuất hiện một số mô hình quản lý mới, bước đầu đã mang lại hiệu quả rất đáng ghi nhận như mô hình Ban Quản lý  dự án Bắc Vàm Nao (An Giang), mô hình Ban Quản lý  dịch vụ thủy lợi ở Hà Nội; mô hình Ban Quản lý  khai thác công trình thủy lợi ở Tuyên Quang; mô hình Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp cánh đồng 8/4 (xã BuônTría, huyện Lăk ), Hợp tác xã Thanh Bình (xã Dur kmũl-huyện Krông Ana) tỉnh Đăk Lắc; Hợp tác Xã Mỹ Hội Đông- Huyên chợ mới ….,

Tuy vậy, vẫn còn nhiều địa phương chưa quyết liệt triển khai thực hiện đổi mới cơ chế quản lý. Vậy thì nguyên do tại đâu khi chủ trương và chính sách đã có “trên đã hô mà dưới vẫn chưa ủng”. Phải chăng do đã quen với cơ chế bao cấp, với lối tư duy quản lý trì trệ, dựa dẫm nhà nước, thiếu kiên quyết. … của bộ máy quản lý hiện nay?. Phải chăng muốn đổi mới cơ chế quản lý thì trước hết phải là đổi mới tư duy quản lý, đặc biệt là tư duy của lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quản lý ở các cấp. Bài viết sau đây xin cùng bàn luận và chia sẻ một số ý kiến về quá trình đổi mới tư duy và đổi mới cơ chế để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi tại tỉnh Tuyên Quang.

5

Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi vùng đồng bằng sông Cửu Long

TS. Đặng Ngọc Hạnh

Quản lý vận hành hệ thống công trình thủy lợi (CTTL) sau đầu tư có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả các dự án đầu tư thủy lợi. Tuy nhiên, đối với vùng đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) trong nhiều năm qua Nhà nước đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng CTTL nhưng vấn đề quản lý vận hành sau đầu tư chưa được quan tâm đúng mức cả về quy mô tổ chức và nguồn lực trong vận hành công trình. Trong bài viết này, từ nghiên cứu đánh giá thực địa, hiện trạng hệ thống thủy lợi, chính sách và xu hướng đổi mới quản lý ngành và công tác tổ chức quản lý vận hành CTTL vùng ĐBSCL, tác giả đã đề xuất một số mô hình tổ chức quản lý khai thác CTTL cấp nội tỉnh và liên tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả và đáp ứng xu hướng đổi mới về quản lý khai thác CTTL vùng ĐBSCL.

6

Quan điểm tiếp cận và bài học thực tiễn trong đổi mới thể chế quản lý thủy lợi ở Việt Nam

ThS. Đinh Văn Đạo

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa yêu cầu công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi phải thay đổi để đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu đó. Công tác đổi mới đòi hỏi cần có quan điểm, cách tiếp cận một cách cụ thể và khoa học phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương và ngành trong bối cảnh chung của đất nước. Bài viết này đưa ra quan điểm hay cách xác định và chỉ ra những lựa chọn ưu tiên như là một cách đánh giá thực trạng và đề xuất ra những định hướng tốt cho công tác đổi mới đồng thời xác định rõ cấu trúc hệ thống của tổ chức và điểm mấu chốt ưu tiên tác động làm thay đổi dần dần các vấn đề vướng mắc trong quản lý khai thác công trình thủy lợi. Một bài học kinh nghiệm cho xác định hiện trạng thủy lợi, những lựa chọn, cấu trúc hệ thống tổ chức, mối quan hệ giữa các yếu tố và những kết quả đạt được ban đầu cho sự đổi mới trong đó đổi mới cơ chế chính sách là vấn đề cốt lõi và ưu tiên hàng đầu cho sự đổi mới.

7

Chính sách đổi mới quản lý lao động và tiền lương trong các Công ty TNHH MTV quản lý khai thác công trình thủy lợi

ThS. Giang Như Chăm, ThS. Nguyễn Tuấn Anh

Thực hiện quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012 có hiệu lực từ 1/5/2013, Chính Phủ đã ban hành chính sách đổi mới quản lý lao động và tiền lương trong các Công ty TNHHMTV do Nhà nước làm chủ sở hữu. Trong đó, các Công ty TNHHMTV Quản lý khai thác CTTL (Công ty Thủy lợi) theo hướng tiếp cận cơ chế thị trường, giao quyền tự chủ cho các Công ty trong việc tự xây dựng thang bảng lương và mức lương trả cho người lao động trong đơn vị mình (chuyển từ thang bảng lương theo NĐ 205 sang thang bảng lương mới do Công ty tự xây dựng). Tuy nhiên, sau 1 năm thực hiện  đến nay trên phạm vi toàn quốc chưa có Công ty Thủy lợi nào triển khai thực hiện được do một số vướng mắc khi triển khai. Bài viết này phân tích một số khó khăn trong thực hiện chính sách đổi mới về quản lý lao động và tiền lương trong các Công ty thủy lợi hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn đó.

8

Nghiên cứu tác động của tăng giá vật tư, vật liệu, điện và sự tăng tiền lương đến mức thu thủy lợi phí thực tế - kiến nghị một số giải pháp chính sách trong quản lý khai thác công trình thủy lợi

TS. Đặng Ngọc Hạnh

Mức thu thuỷ lợi phí được quy định bằng tiền và cố định trong một giai đoạn nhất định mà không đề cập nhật đến yếu tố biến động giá nhân công, điện, vật liệu... làm cho nguồn thu không đủ bù đắp chi phí đã ảnh hưởng đến hoạt động quản lý khai thác công trình thủy lợi. Qua nghiên cứu sự tăng giá của một số yếu tố kể trên tại một số đơn vị khai thác công trình thủy lợi điển hình cho thấy giá trị thực tế của TLP đã bị giảm đi khá lớn, cụ thể: giai đoạn thực hiện nghị định 143/2003/NĐ-CP giá trị thực tế của TLP qua các năm 2004, 2005, 2006 và 2007 giảm đi tương ứng là 1,12%; 10,96%; 27,31%; và 30,41% so với năm 2003; tương tự như vậy, giai đoạn thực hiện nghị định 115/2007/NĐ-CP, giá trị thực tế của TLP các năm 2010, 2011 và 2012 đã giảm đi tương ứng là 10,57%; 26,01%; và 43,03% so với năm 2009.

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả kiến nghị một số giải pháp và chính sách phù hợp cần được nghiên cứu đề xuất để khắc phục yếu tố biến động của trượt giá đến quản lý khai thác công trình thủy lợi.

9

Tháo gỡ các rào cản về chính sách nhằm huy động khu vực tư nhân đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn

PGS.TS Đoàn Thế Lợi

Việt Nam là một nước nông nghiệp, phần lớn dân số sinh sống ở nông thôn, cung cấp đủ nước sạch cho khu vực nông thôn là nhiệm vụ hết sức quan trọng, cấp bách và luôn được Đảng, Chính phủ quan tâm. Trong nhiều năm qua Chính phủ và các tổ chức quốc tế đã nỗ lực và dành ưu tiên cao để thực hiện các hoạt động cấp nước sạch nông thôn, nhờ đó tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch ngày càng nhiều, kể cả những địa bàn khó khăn ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Nhiệm vụ cấp nước sạch nông thôn trong những năm tới vẫn còn rất lớn, trong khi ngành nước đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, như: nguồn vốn đầu tư không đáp ứng nhu cầu; công tác quản lý yếu kém dẫn đến công trình hư hỏng xuống cấp; khối lượng nước thất thoát lớn, chất lượng dịch vụ chưa cao; còn nhiều tổ chức quản lý khai thác công trình NSNT hoạt động kém hiệu quả.... Tư tưởng “dựa dẫm, trông chờ nhà nước” còn hết sức năng nề, vai trò khu vực tư nhân và sự tham gia cộng đồng người sử dụng nước chưa được coi trọng nên hiệu quả và tính bền vững của dự án chưa cao. Bài viết này đi sâu phân tích, bàn luận và đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy khu vực tư nhân và cộng đồng tham gia vào các hoạt động cấp nước sạch nông thôn.

10

Một số vấn đề về xây dựng mô hình quản lý công trình cấp nước tập trung ở Việt Nam

ThS. Trương Công Tuân

Tổ chức quản lý khai thác vận hành sau giai đoạn xây dựng là không thể thiếutrongdự án cấp nước tập trung, là nhân tố quan trọng quyết định sự bền vững của công trình.Trong bài viết nàytác giả đã tổng hợp một số quan điểm khoa học khác nhau khi xem xét toàn diện mô hình tổ chức quản lý công trìnhcấp nước tập trung, bao gồm các khía cạnhkinh tế-xã hội, điều kiện tự nhiên, kỹ thuật-công nghệ, cơ chế - chính sách và xem xét đến thực tiễn ở Việt Nam.Kết quả nghiên cứu đã đề xuất một số vấn đề và giải pháp cần quan tâm trong phát triển tổ chức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các hệ thống cấp nước tập trung đã, đang và sẽ xây dựng trong thời gian tới.

11

Định mức dự toán thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng - một số bất cập cần điều chỉnh, bổ sung

ThS. Nguyễn Mạnh Hà

Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng đã được Bộ Xây dựng công bố kèm theo văn bản 1780/BXD-VP ngày 16/8/2007 (Định mức 1780). Đây là căn cứ rất quan trọng để các cơ quan, tổ chức, các nhân tham khảo, vận dụng trong việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Định mức 1780 nảy sinh một số bất cập. Nội dung bài báo này đề cập đến những bất cập cũng như đề xuất bổ sung một số công tác thí nghiệm hiện chưa có trong Định mức 1780.

12

Công tác xây dựng định mức xây dựng chuyên ngành thủy lợi - thực trạng và giải pháp

ThS Nguyễn Mạnh Hà

Trong các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng (Luật xây dựng và các Nghị định hướng dẫn) Nhà nước đều giao việc nghiên cứu, xây dựng, ban hành định mức và đơn giá xây dựng công trình thuỷ lợi cho Bộ chuyên ngành thực hiện để phù hợp với tính chất đặc thù của ngành. Nội dung bài báo nêu nên thực trạng, những bất cập, vướng mắc trong công tác xây dựng định mức xây dựng chuyên ngành thủy lợi hiện nay và đề xuất giái pháp thực hiện nhằm tạo cơ sở pháp lý trong việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

13

Kết quả nghiên cứu năng suất nước và mô hình vận hành tối ưu hệ thống tưới lúa

TS. Trần Văn Đạt

Bài báo này trình bày và thảo luận kết quả nghiên cứu hiện trường về năng suất nước trên hệ thống tưới lúa, ứng với các biện pháp thâm canh khác nhau. Nghiên cứu đã tiến hành đo đạc, diễn toán cho hầu hết các thành phần nước đến và nước hao tại mặt ruộng theo các biến số của phương trình cân bằng nước. Kết hợp với số liệu theo dõi các thông số về sinh trưởng và năng suất lúa, bốc thoát hơi nước tiềm năng, năng suất nước trên hệ thống thâm canh lúa đã được xác định. Kết quả phân tích cho thấy, năng suất nước khác nhau khá nhiều giữa các biện pháp thâm canh. Trong từng thời kỳ sinh trưởng, độ nhạy cảm với nước của lúa cũng khá khác nhau giữa các biện pháp thâm canh. Ứng dụng kết quả nghiên cứu đồng ruộng và mô hình tối ưu (trên cơ sở tối đa hóa lợi nhuận) có thể giúp các cơ quan quản lý xây dựng phương án vận hành hệ thống tưới hợp lý khi nguồn nước bị hạn chế.

14

Xác định chi phí nhiên liệu dầu cho công tác bơm tưới bổ sung trong điều kiện bất định của Công ty TNHH MTV thủy lợi Liễn Sơn

ThS. Nguyễn Tuấn Anh, CN. Đinh Văn Quý

Đặc điểm của Vĩnh Phúc nói riêng và các tỉnh trung du miền núi nói chung là diện tích tưới tiêu manh mún. Công tác cung cấp dịch vụ tưới tiêu của khu vực này gặp rất nhiều khó khăn. Khoán chi phí quản lý được xem là giải pháp hiệu quả cải thiện chất lượng dịch vụ tưới tiêu. Tuy nhiên vấn đề khó khăn gặp phải là hoạt động này phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, đặc trưng kỹ thuật của máy bơm và phương thức vận hành. Với trạm bơm dã chiến, việc xác định chi phí nhiên liệu càng trở nên phức tạp trong điều kiện bất định. Với mục tiêu xác lập mức chi phí dầu cho các máy bơm dầu để làm cơ sở cho công ty TNHH MTV thủy lợi Liễn Sơn quản lý, trong bài báo này các tác giả thảo luận phương pháp mô phỏng Monte Carlo và sử dụng phần mềm Crystal Ball để dự báo chi phí bơm dầu tưới. Kết quả ứng dụng thử nghiệm khá phù hợp với thực tế quản lý vận hành của địa phương.

15

Kết quả nghiên cứu, kiểm nghiệm tràn thành mỏng dạng thành để kiểm soát nước trên ruộng lúa

TS. Trần Văn Đạt, ThS. Doãn Quang Huy

Kiểm soát chặt chẽ nước trên ruộng lúa theo chế độ tưới tiêu hợp lý góp phần cải thiện năng suất, tiết kiệm nước và chi phí sản xuất hoặc giảm phát thải khí nhà kính. Mặc dù vậy, thực tế sản xuất thì công tác quản lý nước trên mặt ruộng luôn gặp khó khăn vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có yếu tố về hạ tầng kỹ thuật. Trong khuôn khổ bài báo này, nhóm tác giả thảo luận kết quả thử nghiệm một trong số các loại hình công trình kiểm soát nước trên mặt ruộng lúa, được Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi thiết kế, lắp đặt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công trình này hoàn toàn có thể áp dụng rộng rãi trên các hệ thống tưới lúa khác có điều kiện tương tự.

 

PHIẾU ĐẶT MUA TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI