TextBody
Huy chương 2

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi số 25 năm 2015

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 25
(02/2015)

TT

Tên bài báo

Tác giả

Tóm tắt

I

Khoa học công nghệ

 

 

1

Nghiên cứu đề xuất giải pháp khoa học và công nghệ về hạ tầng cơ sở thủy lợi phục vụ phát triển cây nho lấy lá xuất khẩu tại tỉnh Bình Thuận

ThS. Trần Thái Hùng, PGS.TS Võ Khắc Trí, GS.TS Lê Sâm

Nông thôn vùng Duyên hải Nam Trung bộ nói chung và tỉnh Bình Thuận nói riêng đã được Chính phủ cùng nhân dân địa phương đồng lòng chung tay góp sức nhằm xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là hệ thống hạ tầng cơ sở. Hiện nay, người dân tỉnh Bình Thuận đang triển khai mô hình trồng cây nho lấy lá xuất khẩu và kết quả ban đầu cho thấy đây là loại cây trồng rất có tiềm năng. Tuy nhiên, việc sản xuất của người dân vẫn còn manh mún và chưa có quy hoạch phát triển đồng bộ, hệ thống hạ tầng cơ sở thủy lợi phục vụ tưới chưa đảm bảo, dẫn đến năng suất và chất lượng sản phẩm chưa đạt được kỳ vọng của người dân và đơn vị thu mua. Vì vậy, nghiên cứu đề xuất giải pháp khoa học và công nghệ về hạ tầng cơ sở thủy lợi phục vụ phát triển cây nho lấy lá xuất khẩu tại tỉnh Bình Thuận là rất cần thiết, giúp ổn định và nâng cao đời sống người dân theo tiêu chí nông thôn mới.

2

Tác động của dự án đê biển Vũng Tàu - Gò Công lên chế độ thủy thạch động lực khu vực cửa sông, ven biển lân cận

TS. Trần Bá Hoằng, TS. Nguyễn Duy Khang

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá tác động của dự án đê biển Vũng Tàu - Gò Công lên chế độ thủy thạch động lực vùng cửa sông ven biển lân cận. Các mô hình toán 1D (MIKE11) và 2D (MIKE21 Coupled FM) với tỉ lệ chi tiết khác nhau được sử dụng để mô phỏng chế độ thủy động lực, vận chuyển bùn cát, và diễn biến hình thái trong một năm khí hậu từ 5/2009 -4/2010 trong các kịch bản hiện trạng và có công trình với bề rộng cửa cống khác nhau. Kết quả tính toán phân tích cho thấy tuyến đê biển sẽ có những tác động sâu sắc tới chế độ vận chuyển bùn cát và diễn biến hình thái phía trong tuyến đê. Do nguồn bùn cát trên các sông khu vực cửa sông Đồng Nai như Soài Rạp, Lòng Tàu, và các sông nhánh phía Lòng Tàu - Thị Vải chủ yếu từ phía biển qua cửa Soài Rạp đưa vào trong thời kỳ mùa lũ cũng như thời kỳ gió mùa Đông Bắc nên khi có công trình đê biển, hàm lượng bùn cát vùng phía trong tuyến đê cũng như phía các nhánh sông Lòng Tàu-Thị Vải giảm đáng kể, đặc biệt là vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc. Vì vậy, mặc dù vận tốc dòng chảy trên các sông giảm xuống nhưng hiện tượng bồi lắng trên các sông không tăng mà còn có xu thế giảm xuống. Do lưu tốc dòng chảy giảm nên hiện tượng xói lở cũng giảm xuống.

3

Nghiên cứu trong phòng cải tạo đất loại sét yếu phân bố tại đồng bằng sông Cửu Long bằng xi măng địa phương

ThS. Vũ Ngọc Bình, GS.TS Nguyễn Quốc Dũng, KS. Vũ Ngọc Hải, PGS.TS Đỗ Minh Toàn

Kết quả nghiên cứu đất loại sét yếu phân bố ở các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau đất lẫn hữu cơ có hàm lượng từ 2.39 đến 7.2%, thành phần khoáng vật phổ biến là Thạch anh, Illit và Kaolinit, có chứa tổng muối hòa tan với hàm lượng từ 0.35 đến 3.62% và nhiễm phèn với pH = 5.6 đến 7.0; Dung lượng trao đổi  từ 3.6 đến 15.6mg/100g đất khô; với cation trao đổi đặc trưng là ion Fe3+. Riêng đất ở Kiên Giang là đất than bùn hóa,có hàm lượng hữu cơ là 44.28%, pH=4.1, trong thành phần khoáng vật có chứa các khoáng vật khác như Pyrit, Thạch cao và Pyrophylnit . Kết quả thí nghiệm cải tạo đất bằng xi măng địa phương với hàm lượng từ 250 đến 400kg/m3  ở 91 ngày tuổi cho thấy đất sét pha ở An Giang cho cường độ kháng nén một trục (qu) là lớn nhất trong khi đó qu của đất than bùn hóa (TBH)ở Kiên Giang là nhỏ nhất,

4

Phân tích ảnh hưởng của khai thác cát lòng sông đến mức độ hạ thấp mực nước mùa kiệt trên sông Hồng

PGS.TS. Phạm Đình, ThS. Hồ Việt Cường

Bài báo phân tích mức độ ảnh hưởng của việc khai thác cát trong lòng sông đến mức độ hạ thấp mực nước mùa kiệt trên sông Hồng. Trên đoạn sông Hồng từ Việt Trì đến Hưng Yên và sông Đuống giai đoạn (1997÷2012), khối lượng khai thác cát bình quân một năm ít nhất là 12,4 triệu m3. Nếu tính tổng cộng (gồm cả khối lượng cát do hiện tượng xói sâu hạ du) khối lượng cát bị lấy mất khỏi lòng sông bình quân mỗi năm vào khoảng 16,2 triệu m3; Mực nước mùa kiệt thời kỳ (2009÷2012) đã thấp hơn mực nước mùa kiệt thời kỳ (1993÷1997), tại Sơn Tây cùng lưu lượng 2750 m3/s, mực nước thấp hơn 2,27m, tại Hà Nội cùng lưu lượng 1497m3/s mực nước thấp hơn 1,80m và tại Thượng Cát cùng lưu lượng 1253m3/s, mực nước thấp hơn 4,46m; Khai thác cát đã ảnh hưởng đến mực nước tưới: thời kỳ (2009÷2012) tại Sơn Tây mực nước 5,44m ứng với mực nước tại Hà Nội 2,21m (≈ mực nước thiết kế tưới), lưu lượng tại Sơn Tây là 2750m3/s; nhưng thời kỳ (1993÷1997) lưu lượng qua Sơn Tây chỉ cần 1063m3/s.

5

Điều kiện hình thành, chuyển hóa các trạng thái dòng chảy ở hạ lưu công trình dạng bậc thụt có góc hất lớn

PGS.TS. Lê Văn Nghị, ThS. Đoàn Thị Minh Yến, ThS. Nguyễn Quốc Huy

Trạng thái dòng chảy ở hạ lưu công trình tháo rất đa dạng và luôn chuyển tiếp qua lại với nhau. Trong các nghiên cứu kinh điển về thủy lực công trình đã chú ý nhiều đến dòng phun xa và dòng chảy đáy, chúng cũng được ứng dụng nhiều trong xây dựng công trình tiêu năng. Tuy nhiên khoảng giữa hai trạng thái đó là dòng chảy mặt còn ít được ứng dụng trong thực tế, vì nhiều lí do khác nhau. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về điều kiện, phạm vi, quy luật hình thành, chuyển hóa các trạng thái dòng chảy ở hạ lưu công trình dạng bậc thụt có mũi phóng cong và góc hất lớn (250≤q<550) nhằm góp phần bổ sung tài liệu tiêu năng dòng mặt truyền thống để áp dụng trong thiết kế tiêu năng ở hạ lưu công trình giúp mang lại hiệu quả tiêu năng và giảm kinh phí đầu tư xây dựng.

6

Ứng dụng lý thuyết thành phần nguồn nước để tính toán lan truyền ô nhiễm trong kênh dẫn vùng triều xét với các trường hợp khoảng cách kênh nhánh so với biển

ThS. Nguyễn Đình Vượng

Bài viết này trình bày việc ứng dụng lý thuyết thành phần nguồn nước kết hợp với mô hình toán thủy lực chất lượng nước là phần mềm MIKE11 để mô phỏng thành phần nước ô nhiễm lan truyền trong kênh dẫn vùng triều, ví dụ tính toán được xem xét với các trường hợp vị trí/khoảng cách kênh nhánh (Xk) so với biển. Kết quả tính toán cho thấy quá trình triết giảm thành phần nước ô nhiễm phụ thuộc vào khoảng cách gần hay xa của kênh nhánh so với biển và có xét đến vai trò của biên độ triều biển Đông và triều biển Tây. Ứng dụng lý thuyết này cho thấy các kênh gần biển (Xk nhỏ) triết giảm TPN ô nhiễm nhanh hơn hẳn so với trường hợp các kênh xa biển (Xk lớn).

7

Biến động mặt cắt ngang bãi biển tại Hải Hậu theo một số thời kỳ và theo chế độ mùa

ThS. Doãn Tiến Hà, PGS.TS Trương Văn Bốn, KS. Mạc Văn Dân, TS. Trần Hồng Thái

Bài báo trình bày kết quả phân tích số liệu thực đo mặt cắt ngang bãi biển tại Hải Hậu dựa trên số liệu đo đạc các thời kỳ 1985-1990, 1990-1995 và 2005-2010. Kết quả phân tích, thống kê sẽ đưa ra được những dạng phương trình đặc trưng, mặt cắt bãi cân bằng và tính diễn biến bãi trong điều kiện thời tiết cực đoan.

8

Phương pháp thiết kế thành phần cấp phối bê tông Asphalt gia cố mái đê biển trong điều kiện Việt Nam

TS. Nguyễn Thanh Bằng

Bài báo giới thiệu nội dung phương pháp thiết kế thành phần cấp phối bê tông asphalt gia cố mái đê biển trong điều kiện Việt Nam và các kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tính toán thành phần cấp phối bê tông asphalt gia cố mái đê biển, làm cơ sở để triển khai ứng dựng loại vật liệu này vào thực tế tại Việt Nam.

9

Nghiên cứu lan truyền chất ô nhiễm trên mô hình toán hai chiều vùng biển Đồ Sơn - Hải Phòng

ThS. Hồ Việt Cường, ThS. Nguyễn Mạnh Linh

Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu, tính toán chất lượng nước vùng biển Đồ Sơn – Hải Phòng trên mô hình toán hai chiều theo một số kịch bản khác nhau về mùa, gió và sóng.

10

Chế độ vận chuyển bùn cát ven biển bên ngoài các cửa sông Mekong và Đồng Nai

TS. Nguyễn Duy Khang, TS. Trần Bá Hoằng

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu chế độ vận chuyển bùn cát vùng ven biển bên ngoài các cửa sông Mekong và Đồng Nai. Bộ mô hình họ MIKE 1D và 2D đã được sử dụng cho các mô hình tỉ lệ khác nhau theo hướng tiếp cận từ tổng thể đến chi tiết. Nghiên cứu tập trung vào vận chuyển bùn cát hạt mịn (bùn là chủ yếu) trong đó các quá trình ven biển được quan tâm hơn các quá trình cửa sông. Kết quả mô phỏng vận chuyển bùn cát đã chứng minh nhận định: trong mùa gió Tây Nam, chủ yếu xảy ra quá trình bồi tụ bùn cát trên vùng cửa sông ven biển; trong mùa gió Đông Bắc, bùn cát bồi tụ trong mùa gió Tây Nam bị đào xới, lơ lửng hóa và vận chuyển về phía Nam, đây cũng là hướng vận chuyển bùn cát thực trong khu vực. Có thể nhận định là kết quả mô phỏng thủy động lực và vận chuyển bùn cát trong nghiên cứu này có độ tin cậy cần thiết và có thể sử dụng làm số liệu đầu vào cho các nghiên cứu chi tiết hơn.

11

Nghiên cứu đề xuất các tham số của công trình giảm sóng, gây bồi đối với khu vực Hải Hậu - Nam Định

ThS. Doãn Tiến Hà, PGS.TS. Trương Văn Bốn, PGS.TS. Trần Hồng Thái

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu sự thay đổi các tham số (chiều cao, bề rộng, kích thước dài-ngắn,…) của công trình giảm sóng, gây bồi có ảnh hưởng đến diễn biến các trường thủy thạch động lực khu vực Hải Hậu-Nam Định. Từ các kết quả nghiên cứu sẽ đề xuất được bộ thông số hợp lý về công trình giảm sóng, gây bồi đối với khu vực nghiên cứu. Để giải quyết vấn đề này, nhóm tác giả đã kết hợp giữa các phương pháp thí nghiệm trên mô hình vật lý và mô phỏng trên mô hình toán.

12

Nghiên cứu phân tích tính khả thi của giải pháp thoát nước và xử lý nước thải phân tán huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp phân tích lợi ích phí

TS. Phạm Thị Hoa

Hiện nay, Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng đang trên đà phát triển với các nước trong khu vực. Nhu cầu về môi trường nước sạch cũng đặt ra nhiều thách thức và cơ hội như các nước bạn. Việc tìm hiểu và nghiên cứu các công nghệ, chính sách về xử lý nước thải luôn mang lại lợi ích và làm tiền đề để thực hiện các dự án cải thiện môi trường nước. Tuy nhiên, tại Việt Nam, với điều kiện kinh tế khó khăn, kinh phí dành cho các hoạt động môi trường còn ít thì cần phải có giải pháp thoát nước và xử lý nước đơn giản, kinh phí xây dựng – vận hành thấp, có thể phân kỳ đầu tư. Với những tồn tại khách quan như vậy, giải pháp thoát nước và xử lý nước thải phân tán là lựa chọn rất phù hợp. Đồng thời để tăng tính thuyết phục, phải tiến hành phân tích chi phí – lợi ích cho giải pháp nhằm có khả năng phân tích so sánh với các giải pháp thoát nước và xử lý nước thải khác.

II

Chuyển giao công nghệ

  

1

Thiết bị điều khiển tự động, hỗ trợ vận hành trạm bơm lắp máy công suất đến 200KW

ThS. Nguyễn Ngọc Thắng, ThS. Nguyễn Quang Minh,

KS. Bùi Xuân Bách, KS. Nguyễn Hồng Lân

Bài báo giới thiệu thiết bị khởi động, điều khiển, bảo vệ, giám sát và hỗ trợ vận hành cho các tổ máy bơm lắp máy có công suất đến 200kw, lưu lượng tới 8.400m3/h, cột áp 6m  trục đứng (loại CsV1000; DU 750;  HTĐ8000-5,6; HTĐ8400-5,2)  được sử dụng trong các trạm bơm nông nghiệp và thủy lợi. Thiết bị này được Viện Bơm và Thiết bị Thủy lợi thiết kế chế tạo trên cơ sở thực tế các máy bơm đã lắp đặt, phù hợp với trình độ quản lý vận hành của cán bộ công nhân các trạm bơm.

 

PHIẾU ĐẶT MUA TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI