TextBody
Huy chương 2

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi số 28 năm 2015


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 28
(10/2015)

 

TT

Tên bài báo

Tác giả

Tóm tắt

I

Khoa học công nghệ

 

 

1

Một s kết quả nghiên cửu rủi ro về người do ngập lụt lưu vực sông Kiến Giang và sông Long Đại tnh Quảng Bình

Trương Văn Bn, Vũ Văn Ngọc, Phạm Thị Hân, Vũ Phương Quỳnh, Nguyễn Minh Hiền

Nghiên cứu rủi ro do ngập lụt tại vùng cửa sông và ven bờ được quan tâm tại nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, vấn đề nghiên cứu về rủi ro do ngập lụt chỉ mới bắt đầu trong những năm gần đây, trong quá khứ công tác quản lý ngập lụt bao gồm biện pháp công trình và phi công trình rất được chú trọng. Hiện nay việc xây dựng bản đồ ngập lụt được thể hiện qua việc xây dựng bản đồ rủi ro do ngập lụt. Trong khuôn khổ bài báo trình bày một số kết quả việc xây dựng bản đồ rủi ro về người cho lưu vực sông Kiến Giang và sông Long Đại - tỉnh Quảng Bình.

2

Tác động điều tiết hồ chứa đến chế độ dòng chảy kiệt hạ du sông Vu Gia - Thu Bn

Nguyễn Quang Trung, Nguyễn Xuân Lâm

Lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn (VGTB) với diện tích 10.350 km2, trong đó, đất nông nghiệp 45.359 ha, và dân số khoảng 1,7 triệu người, có một nền kinh tế đang phát tiển mạnh với trung tâm kinh tế chính của miền Trung là TP. Đà Nẵng. Trong những năm gần đây, bên cạnh tác động của lũ, những tác động của hạn hán, xâm nhập mặn hay chính những hoạt động khai thác của con người như thủy điện, chặt phá rừng, xả thải công nghiệp... đang đặt ra nhiều thách thức cho khai thác sử dụng bền vững tài nguyên nước lưu vực. Bài báo này trình bày một sốkết quả nghiên cứu đánh giá những tác động của điều tiết hồ chứa thủy điện đến chế độ dòng chảy kiệt hạ du lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn, qua đó,sẽ có thể đề xuất được các giải pháp khoa học công nghệ sử dụng hiệu quả tài nguyên nước mặt và bảo vệ nguồn nước sông Vu Gia - Thu Bồn.

3

Kết quả nghiên cứu đề xuất bộ công cụ dự báo lũ, điều hành hồ chứa và qun lý ngập lụt hạ du cho lưu vực sông Tam Kỳ, tnh Quảng Nam

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, ThS. NCS. Nguyễn Đức Diện

Trong những năm gần đây, dưới tác động của mưa lũ cực đoan và biến đổi khí hậu, một vài hồ chứa đã thực hiện vận hành xả lũ gây ngập lụt vùng hạ du, ảnh hưởng đáng kể đến dân sinh - kinh tế, gây bức xúc và hoang mang trong dư luận. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong đó có công tác quản lý vận hành và các công cụ tính toán hỗ trợ chưa đủ mạnh nên các chủ hồ còn lúng túng và bị động trong những tình huống khẩn cấp. Vì vậy, để giải quyết được các vấn đề này, trước mắt cần xây dựng các công cụ tính toán dựa trên những công nghệ hiện có để phục vụ công tác điều hành trong mùa lũ nhằm đảm bảo an toàn hồ chứa và hạ lưu công trình. Bài báo trình bày và đề xuất một bộ công cụ đồng bộ, có khả năng dự báo lũ, điều hành hồ chứa và quản lý ngập lụt hạ du cho lưu vực sông Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Bộ công cụ này là những đề xuất bước đầu và có khả năng triển khai cho nhiều lưu vực khác.

4

Kết quả nghiên cứu kết cu tấm bê tông gia cố mái đập đá đổ đắp d khi xả lũ thi công

PGS.TS. Trần Quốc Thưởng

Xả lũ thi công qua đoạn đập đá đổ đắp dở, vận tốc dòng chảy gây xói lở mái hạ lưu đập và lòng sông sau đập, do đó nghiên cứu kết cấu gia cố bảo vệ an toàn đập đá đổ đắp dở khi xả lũ thi công rất quan trọng. Bài viết nêu kết quả nghiên cứu dạng kết cấu tấm bê tông gia cố mái hạ lưu đập đá đổ đắp dở.

5

Nghiên cứu xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu sông Đắk Bla

Đặng Đình Đoan, Ngô Anh Quân, Nguyn Hoàng Sơn, Nguyễn Ngọc Thế

Trong những năm gần đây, lũ lụt ở Việt Nam xảy ra thường xuyên với những diễn biến phức tạp. Lưu vực sông Sê San nằm trong vùng khí hậu phức tạp, mưa lũ lớn cùng với việc có nhiều hồ chứa thượng nguồn làm cho việc quản lý lũ và vận hành hệ thống hồ chứa trên lưu vực sông Sê San  trở lên phức tạp hơn. Việc xây dựng các bộ bản đồ ngập lụt sẽ giúp cho các nhà quản lý, vận hành [...] trong việc quản lý lũ và vận hành hồ chứa. Bộ mô hình tính toán thủy văn thủy lực của viện thủy lực Đan Mạch DHI đã được nhiều đơn vị nghiên cứu ở Việt Nam sử dụng trong các nghiên cứu về tài nguyên nước và xây dựng bản đồ ngập lụt. Trong nghiên cứu này, bộ mô hình MIKE được ứng dụng để tính toán dòng chảy trên sông Đăk Bla[...] là một nhánh chính của sông Sê San chảy qua thành phố   Kon Tum. Kết quả tính toán cho thấy mô hình MIKE phù hợp để tính toán thủy văn thủy lực trên sông Đắk Bla với chỉ tiêu Nash đạt từ 0.65 đến 0.92. Nghiên cứu cũng đã sử dụng trận lũ năm 2009 để mô phỏng ngập lụt vùng hạ lưu sông Đăk Bla và sử dụng ảnh vệ tinh năm 2009 để kiểm tra kết quả bản đồ ngập lụt. Nghiên cứu cũng đã xây dựng chuỗi bản đồ ngập lụt ứng với các cấp báo động 1, 2, 3 + 1m và 3+2 m tại trạm thủy văn Kon Tum.

6

Ảnh hưởng của tưới nước nhiễm mặn đến môi trường đất

Lê Việt Hùng, Nguyễn Trọng Hà

Thiếu hụt nguồn nước ngọt đang là một vấn đề lớn của thế giới. Nhưng nước mặn lại rất sẵn và có nhiều trên lục địa của chúng ta. Nông nghiệp là ngành dùng nước nhiều trên thế giới, việc sử dụng nước mặn để tưới có thể tiết kiệm được nhiều tài nguyên nước ngọt. Thực tiễn và kinh nghiệm ở nhiều nước khi áp dụng biện pháp tưới nhỏ giọt cho thấy kỹ thuật này có thể sử dụng nước tưới nhiễm mặn rất thành công trong nông nghiệp. Thậm chí, một số công trình nghiên cứu cho thấy chất lượng và năng suất của một số loại cây trồng cạn còn cao hơn so với sử dụng nước ngọt để tưới. Hạn chế khi sử dụng nước nhiễm mặn để tưới là nồng độ muối trong nước sẽ tác động đến sự sinh trưởng và năng suất cây trồng, đến môi trường đất do sự tích lũy muối. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng nước mặn để tưới mà ít ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng xuất và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường đất là vấn đề cần được quan tâm. Để có cơ sở khoa học cho việc sử dụng nước nhiễm mặn để tưới cho nông nghiệp, bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu ban đầu về ảnh hưởng của tưới nước nhiễm mặn khi áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt cho cây ngô và đậu tương đến môi trường đất pha cát tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

7

Kết quả nghiên cứu giải pháp công trình bo vệ bờ biển n định cửa sông Cà Ty - Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

Ths. Nguyn Đức Vượng, Ths. Phạm Văn Đạt

Từ năm 1993 đến nay nhiều công trình chỉnh trị cửa sông thuộc các tỉnh miền Trung và Nam Trung Bộ được xây dựng để ổn định luồng lạch tàu thuyền ra vào cảng cũng như tránh trú bão. Một số công trình được xây dựng phát huy hiệu quả như cửa Lò (Nghệ An), cửa Tùng (Quảng Trị), Khánh Hải, Đông Hải, Cà Ná (Ninh Thuận), …

Nét chung khi xây dựng những công trình chỉnh trị cửa sông khi đó chỉ dựa vào nguồn số liệu ít ỏi, thông qua một số kết quả tính toán bằng mô hình toán trong khi công tác thí nghiệm trên mô hình vật lý khi bố trí về vị trí, qui mô chưa được thực hiện đầy đủ. Chính vì vậy, nhiều cửa sông sau khi có công trình chỉnh trị thì tuyến luồng bị bồi  như cửa Tư Hiền (Thừa Thiên – Huế), Sa Huỳnh và Mỹ Á (Quảng Ngãi), Đà Nông (Phú Yên), cửa La Gi (Bình Thuận)… hoặc gây xói lở bờ biển ở khu vực gần cửa như cửa La Gi và Cà Ty - Phan Thiết (Bình Thuận).

Bài báo trình bày hiện tượng xói lở bờ biển sau khi có công trình chỉnh trị cửa sông, sử dụng mô hình toán  MIKE 21/3FM để nghiên cứu, đề xuất định hướng công trình để ổn định cửa sông ven biển và bờ biển khu vực cửa sông Cà Ty - Phan Thiết.

8

Kết quả nghiên cứu kết cấu khung thép bỏ đá dạng bậc nước gia cố mái đập đá đổ đắp dở khi xả lũ thi công

PGS.TS. Trần Quốc Thưng

 

Xả lũ thi công qua đoạn đập đá đổ đắp dở, vận tốc dòng chảy gây xói lở mái hạ lưu đập và lòng sông sau đập, do đó nghiên cứu kết cấu gia cố bảo vệ an toàn đập đá đổ đắp dở khi xả lũ thi công rất quan trọng. Bài viết nêu kết quả nghiên cứu dạng kết cấu khung thép bỏ đá gia cố mái hạ lưu đập đá đổ đắp dở.      

II

Chuyển giao công nghệ

 

 

9

Kết quả hoàn thiện công nghệ ABR đề xử lý tái sử dụng nước thải nông thôn

PGS.TS. Lê Thị Kim Cúc, Ths. Trn Trung Dũng, ThS. Nguyễn Quang Vinh

Trong điều kiện đô thị hoá và mật độ dân cư gia tăng nhanh chóng ở khu vực nông thôn, hoạt động sản xuất phát triển và phân bố xen kẹp trong các khu dân cư,  nguồn nước  thải sinh hoạt nông thôn đang ngày càng gây ô nhiễm môi trường. Giải pháp xử lý nước thải phân tán cho từng nguồn gây ô nhiễm với các công nghệ có chi phí đầu tư thấp, vận hành đơn giản và thân thiện với môi trường đang là một lựa chọn  thích hợp, khả thi đối với điều kiện nông thôn. Công nghệ xử lý nước thải ABR là một trong số các loại hình công nghệ đi theo hướng giải pháp này. Bài báo giới thiệu một số kết quả đạt được trong hoàn thiện công nghệ ABR để xử lý – tái sử dụng nước thải sinh hoạt nông thôn để tưới lúa.