TextBody
Huy chương 2

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi số 3 năm 2011

 

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 3 - 2011

STT

Tên bài

Tác giả

Trang

Tóm tắt

 

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

1

Cảnh báo về hậu quả khai thác cát sông Hồng vượt lượng cát về hàng năm

GS.TS. Vũ Tất Uyên

PGS.TS. Lê Mạnh Hùng

2

Từ 2002 đến 2008, với cùng một cấp lưu lượng mùa khô, mức nước ở sông Hồng và sông Đuống liên tục hạ thấp. Mực nước mùa khô hạ thấp do lòng sông bị mất một lượng lớn cát đáy. Có 2 nguyên nhân gây mất cát đáy: bị giữ lại trên hồ chứa và do khai thác quá mức ở hạ du. Nếu giữ lại trên hồ chứa là nguyên nhân chính thì không khắc phục được. Nếu khai thác cát ở hạ du là nguyên nhân chính, sẽ có nhiều biện pháp sửa chữa. Bài báo thử tìm hiểu đâu là nguyên nhân chính của hiện tượng, hậu quả do nó gây ra và phương hướng khắc phục.

2

Hiện trạng thoát lũ vùng cửa sông Lại Giang

PGS.TS.Trịnh Việt An

TS. Đặng Hoàng Thanh

ThS.Nguyễn Thị Thu Huyền

7

Để mô phỏng đánh giá hiện trạng thoát lũ vùng cửa sông Lại giang kết nối  lưu vực sông với vùng cửa sông nhỏ hẹp và vùng biển tại nơi không còn bị ảnh hưởng của lũ, trong nghiên cứu đã sự dụng bộ mô hình hiện đại MIKE FLOOD của đạn Mạch với kỹ thuật lưới mềm linh động FM.  Để khắc phục vấn đề thiếu số liệu cơ bản đồng thời để nâng cac độ tin cậy của bài toán, các biên lưu luơng phía trên, được xác định bằng 2 phương pháp: Sử dụng mô hình SSARR và mô hình  MIKE NAM; Các biên phía biển được sử dụng bộ số liệu dự báo mực nước thủy triều cho vùng biển nghiên cứu từ 1984 - 2008 của 08 sóng chính của 03 eo biển: Đài Loan, Basi và Malaska và bộ HSĐH 30 sóng của vùng biển cửa Mỹ Á. Mô hình MIKE FLOOD đựoc hiệu chỉnh với trận lũ thực đo 11/2008. Kết quả nghiên cứu đã mô tả khá đầy đủ về bức tranh hiện trạng thoát lũ vùng cửa sông Lại Giang với các trận lũ 11/2008; lũ chính vụ p=10%; lũ muộn p=5%. Phương pháp giải quyết có thể nói là khá đầy đủ và toàn diện, có thể áp dụng cho các vùng cửa sông Miền Trung có điều kiện tương tự.

3

Xây dựng công thức kinh nghiệm tính tổng lượng vận chuyển bùn cát sông Hồng theo dạng Engelund & Hansen

TS. Phạm Đình

12

Hiện nay, các công thức tính tổng vận chuyển bùn cát của Engelund và Hansen đang được ứng dụng trong tính toán ổn định và diễn biến lòng dẫn cho các sông ngòi ở Việt Nam. Để nâng cao độ chính xác, Bài báo này trình bầy phương pháp chỉnh lý các hệ số và số mũ trong công thức Engelund và Hansen cho phù hợp với sông Hồng Việt Nam.

4

Kiểm nghiệm việc sử dụng mô hình MIKE 21 SW FM mô phỏng chế độ sóng Biển Đông

PGS.TS. Lê Mạnh Hùng

PGS.TS. Tăng Đức Thắng

TS. Nguyễn Duy Khang

15

Bài báo này trình bày kết quả kiểm định mô hình MIKE 21 SW FM (phổ sóng lưới linh động) trong mô phỏng trường sóng khí hậu trên biển Đông. Việc kiểm định được thực hiện bằng việc so sánh kết quả sóng  mô phỏng bởi mô hình MIKE 21 SW và số liệu sóng quan trắc tại trạm Bạch Hổ, số liệu sóng quan trắc từ các vệ tinh của tổ chức AVISO, cũng như kết quả của mô hình WAVEWATCH-III của tổ chức NCEP/NOAA. Kết quả cho thấy độ tin cậy cao của mô hình MIKE 21 SW.

5

Xu thế phát triển của chỉnh trị sông

GS.TS. Lương Phương Hậu

22

 

6

Giới thiệu một số giải pháp công nghệ mới trong công trình bảo vệ bờ sông

ThS. Nguyễn Thành Trung

ThS. Nguyễn Ngọc Đẳng

27

Phòng chống sạt lở bờ sông do lũ là một nhiệm vụ thường xuyên của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Các giải pháp công nghệ trong công trình bảo vệ bờ sông chống lũ đã có một lịch sử phát triển lâu dài và vẫn còn tiếp tục. Bên cạnh những giải pháp truyền thồng đã được ứng dụng rộng rãi, nhiều nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới đã và đang được triển khai cho hiệu quả tốt, giảm giá thành xây dựng, đơn giản trong thi công, thân thiện với môi trường. Bài báo này sẽ giới thiệu một số xu hướng trong các các giải pháp công nghệ mới đó để làm cơ sở nghiên cứư, lựa chọn ứng dụng vào điều kiện Việt Nam nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ bờ sông chống lũ.

7

Mô hình hóa vật liệu trong thí nghiệm dẫn dòng thi công, chặn dòng lấp sông khi xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện

TS. Nguyễn Ngọc Nam

34

Công tác chặn dòng lấp sông và dẫn dòng thi công là một trong những vấn đề cơ bản trong thực tế xây dựng thuỷ lợi, thuỷ điện. Bài viết này đề cập đến một số công tác chuẩn bị quan trọng như: chọn cấp lưu lượng thí nghiệm; thời gian thí nghiệm cho một con lũ thiết kế; mô hình hóa vật liệu. Trong đó công tác mô hình hóa vật liệu được đặc biệt coi trọng nhằm đảm bảo cho công tác nghiên cứu thí nghiệm mô hình đạt kết quả tốt.

8

Kết quả thực nghiệm chọn kết cấu tràn xả lũ hợp lý cho công trình thủy điện Hạ Sê San 2

ThS. Trần Vũ, ThS. Giang Thư

38

Công trình thủy điện Hạ Sê San 2 thuộc lãnh thổ Cămpuchia, là công trình cấp 1, công suất phát điện lớn 400MW, lưu lượng xả lũ tràn vận hành khoảng 30.000m3/s, lưu lượng xả qua nhà máy thủy điện khoảng 2.200m3/s. Do đó việc nghiên cứu thí nghiệm mô hình để xác định các yếu tố thủy lực là cần thiết. Bài viết nêu tóm tắt kết quả nghiên cứu thực nghiệm chọn kết cấu tràn xả lũ hợp lý công trình thủy điện Hạ Sê San 2.

9

Ứng dụng thiết bị aeroprobe trong nghiên cứu thủy lực dòng chảy có vận tốc lớn

ThS. Phạm Anh Tuấn, PGS.TS. Lê Văn Nghị

42

Các thiết bị đo vận tốc theo nguyên lý điện từ trường và cánh quay của Trung tâm nghiên cứu thuỷ lực có dải đo danh định lớn nhất đến 5m/s.  Ứng dụng các thiết bị nêu trên cho nghiên cứu mô hình thuỷ lực với dòng chảy có xung vận tốc lớn hơn 5m/s gặp phải các sai số phép đo,  dẫn đến xác định không đúng thông số thuỷ lực.  Vì vậy, thiết bị đo vận tốc Aeroprobe có dải đo danh định lớn nhất đến 15m/s là giải pháp bổ sung cho những yêu cầu thí nghiệm mô hình thuỷ lực với vận tốc lớn hơn 5m/s.  Bài báo này trình bày nguyên lý hoạt động cơ bản và khả năng ứng dụng của thiết bị đo vận tốc Aeroprobe cho các thí nghiệm thuỷ lực công trình.

10

Nghiên cứu diễn biến mặn và đề xuất biện pháp kiểm soát mặn cho hạ lưu sông Kiến Giang – tỉnh Quảng Bình

ThS. Phạm Thị Thúy, PGS.TS. Lê Văn Nghị, TS. Đặng Hoàng Thanh

46

Bài báo tập trung nghiên cứu mô phỏng chế độ thuỷ lực dòng chảy và tình hình xâm nhập mặn phần hạ lưu sông Kiến Giang vào mùa cạn ứng với các kịch bản khác nhau. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp kiểm soát mặn nhằm mục đích giải quyết mâu thuẫn giữa hai nhu cầu phát triển nông nghiệp và thủy sản trên khu vực hạ lưu sông Kiến Giang.

11

Kết quả tính toán dự báo sạt lở bờ sông bằng mô hình MIKE21C và phần mềm Geo-Slope (Áp dụng cho đoạn sông Đuống từ Đổng Viên đến Đông Đoài)

TS. Đặng Hoàng Thanh

52

Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu bằng phương pháp ứng dụng mô hình 2 chiều Mike 21C và phần mềm Geo-Slope để tính toán dự báo diến biến lòng dẫn và sự ổn định của bờ sông đối với sông Đuống đoạn từ Đổng Viên đến Đông Đoài. Qua đó cho thấy khả năng ứng dụng của phương pháp này đối với công tác dự báo, cảnh báo phòng chống sạt lở bờ sông trên các  hệ thống sông  ở Việt Nam.

12

Nguyên nhân gây xâm thực bê tông và bê tông cốt thép công trình thủy lợi – giải pháp khắc phục phòng ngừa

TS. Nguyễn Thanh Bằng

56

Môi trường xung quanh các công trình bê tông (BT) và bê tông cốt thép (BTCT) luôn tồn tại các tác nhân gây xâm thực. Xâm thực bê tông và cốt thép là một trong những nguyên nhân chính gây phá hủy kết cấu công trình. Bài viết giới thiệu một số kết quả kiểm tra, nghiên cứu đánh giá thực trạng xâm thực (BT) và (BTCT) một số công trình thủy lợi, từ đó phân tích đánh giá các nguyên nhân gây xâm thực BT, BTCT. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục hiện tượng xâm thực trên.

13

Diễn biến rừng ngập mặn ở Gò Công Đông – Tiền Giang giữa thế kỷ 20 tới nay

TS. Trịnh Văn Hạnh, TS. Phạm Minh Cương, KS. Nguyễn Hữu Công

61

Phân tích ảnh vệ tinh, phân tích diễn thế của RNM và phân tích các số liệu thu thập qua các thời kỳ để đánh giá diễn biến của rừng ngập mặn và đường bờ tại các xã Tân Thành, Tân Điền (Gò Công Đông-Tiền Giang) đưa ra một số nhận xét như: RNM có thành phần loài và tuổi cây đa dạng, có chiều rộng dải rừng lớn hơn 300m, có đủ điều kiện để tái sinh tự nhiên thì bãi biển được bồi tụ, không bị xói lở. RNM bị khiếm khuyết một số đai đặc trưng, cây đã qua lứa tuổi trưởng thành, không có khả năng tái sinh tự nhiên thì hiện tượng xói lở bãi bồi, đê biển sẽ xuất hiện trong tương lai gần. Từ đó đề xuất các giải pháp khôi phục RNM phù hợp với từng loại rừng cụ thể.

14

Ảnh hưởng của chế độ tưới đến năng suất cây chè trong giai đoạn chè sản xuất

ThS. Hà Văn Thái

66

Nghiên cứu này tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của các công thức tưới khi độ ẩm đất ở các mức khác nhau đến sự phát triển của bộ rễ và năng suất của cây chè trong giai đoạn sản xuất, chè 15 năm tuổi phát triển ổn định và trong thời gian cho thu hoạch. Bốn công thức tưới được tiến hành khi độ ẩm giới hạn dưới của đất đạt các mức 60, 70, 80% và 90% độ ẩm tối đa đồng ruộng. Kết quả thí nghiệm cho thấy năng xuất thu hoạch của cây chè ở các công thức có tưới đều cao hơn so với ở công thức đối chứng. Ở các công thức có tưới cây chè chiều dài bộ rễ cũng có thay đổi nhỏ so với ở công thức đối chứng. Tăng độ ẩm đất khi tưới làm cho năng suất chè tăng từ 2,36 đến 2,72 lần so với đối chứng và năng suất đạt cao nhất ở công thức tưới khi độ ẩm đất đến 90% độ ẩm tối đa đồng ruộng (22,5 tấn/ha). Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của việc tuới đạt cao nhất khi độ ẩm đất ở mức 80%. Kỹ thuật tưới phù hợp cho cây chè là tưới phun mưa.

15

Thí điểm áp dụng bơm thủy luân cho các tỉnh miền núi phía Bắc – Kết quả và bài học kinh nghiệm của việc triển khai kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất

ThS. Phạm Văn Toàn

71

Bài báo tổng kết những kết quả ban đầu của dự án áp dụng thí điểm bơm thuỷ luân cho các tỉnh miền núi phía Bắc, đúc kết những kinh nghiệm từ việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất và kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng các công trình bơm thủy luân.

16

Kết quả nghiên cứu chế độ tưới cho cây Lạc vụ xuân vùng đồi núi phía Bắc

ThS. Trần Hùng, ThS. Hà Văn Thái, KS. Bùi Đức hà

76

Nghiên cứu, lựa chọn được chế độ tưới phù hợp, tiết kiệm nước có hiệu quả kinh tế cao cho cây lạc vụ xuân trong điều kiện khan hiếm nguồn nước tưới vùng đồi núi phía Bắc, góp phần vào mục tiêu sản xuất Nông nghiệp có giá trị hàng hóa cao cho nông dân. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu tưới bằng phương pháp thực nghiệm đồng ruộng.

 

CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 

1

Nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ Jet-grouting và bài học kinh nghiệm

PGS.TS. Nguyễn Quốc Dũng

83

 

2

Thiết bị lọc nước nhiễm asen và nước lũ bằng vật liệu Nano: giải pháp cho nước sạch sinh hoạt nông thôn tại Việt Nam

Tỉnh Thanh

88

 

 

CHÂN DUNG - NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH 

1

GS.TS. Vũ Tất Uyên – Cuộc đời nghiên cứu khoa học gắn với những dòng sông

Tỉnh Thanh

90

 

 

TIN TỨC HOẠT ĐỘNG