TextBody
Huy chương 2

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi số 30 năm 2015


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 30
(12/2015)

TT

Tên bài báo

Tác giả

Tóm tắt

I

Khoa học công nghệ

 

 

1

Trung tâm PIM: 10 năm hoạt động và phát triển

PGS.TS. Trần Chí Trung

 

2

Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng cho vùng Bắc Trung Bộ

KS. Võ Thị Kim Dung

PGS.TS. Trần Chí Trung
 

Quản lý công trình thủy lợi là một quá trình phức tạp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố về thể chế, tài chính, kỹ thuật, xã hội. Trong đó, sự tham gia của người dùng nước là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của công tác quản lý công trình thủy lợi. Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý, bài viết này đề xuất các giải pháp về mô hình tổ chức quản lý phù hợp,chính sách và cơ chế phối hợp các bên liên quan để nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng cho vùng Bắc Trung Bộ.

3

Xây dựng tổ chức quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng hiệu quả, bền vững phục vụ xây dựng nông thôn mới

PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong

PGS.TS. Trần Chí Trung

KS. Đinh Vũ Thùy

Các tổ chức quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng có vai trò quan trọng trong quản lý khai thác công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Bài báo này đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của các tổ chức dùng nước, từ đó đề xuất mô hình quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng phù hợp cho các vùng miền và các chỉ tiêu đánh giá tổ chức quản lý hiệu quả, bền vững hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ xây dựng nông thôn mới.

4

Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển tổ chức dùng nước ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

PGS.TS. Trần Chí Trung

ThS. Trần Việt Dũng

Các tổ chức dùng nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất đa dạng về loại hình, hoạt động theo xu hướng xã hội hóa quản lý khai thác hệ thống thủy lợi nội đồng. Tuy nhiên, hiệu quả quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng của các tổ chức dùng nước còn thấp, thiếu bền vững. Bài báo này đã phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của các tổ chức thủy nông cơ sở hiện nay, từ đó đề xuất mô hình, cơ chế khuyến khích phát triển các tổ chức dùng nước quản lý hiệu quả và bền vững hệ thống thủy lợi nội đồng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

5

Mô hình đầu tư xây dựng và quản lý trạm bơm điện vừa và nhỏ vùng đồng bằng sông Cửu Long theo hình thức đối tác công - tư

ThS. Nguyễn Xuân Thịnh

PGS.TS. Đoàn Doãn Tuấn

Huy động cộng đồng và các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ công theo hình thức đối tác công tư là xu hướng chung hiện nay ở nhiều nước trên thế giới và ngày càng được quan tâm nhiều hơn ở Việt Nam trong những năm gần đây. Với những thành công bước đầu từ một số ít các lĩnh vực thử nghiệm theo Quyết định 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ cho thấy đối tác công tư là một giải pháp có triển vọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ công nhưng không làm tăng gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Do vậy, ngày 14/2/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư với phạm vi và đối tượng được mở rộng, trong đó bao gồm cả lĩnh vực hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Bài viết này, dựa trên cơ sở phân tích về các mô hình thực tiễn đầu tư xây dựng và quản lý khai thác hệ thống trạm bơm điện vừa và nhỏ ở vùng ĐBSCL theo hình thức đối tác công tư; nhu cầu, lợi ích và khả năng tham gia của các bên trong phát triển trạm bơm điện ở vùng ĐBSCL, tác giả sẽ đưa ra đề xuất về mô hình và vai trò trách nhiệm của các bên tham gia phù hợp với điều kiện thực tiễn của vùng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển bền vững các hệ thống trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp ở vùng ĐBSCL.

6

Thực hiện tiêu chí thủy lợi phục vụ xây dựng nông thôn mới

GS.TS. Nguyễn Tuấn Anh

PGS.TS. Trần Chí Trung

Tiêu chí thủy lợi là tiêu chí về cơ sở hạ tầng quan trọng phục vụ xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở phân tích tình hình thực hiện tiêu chí thủy lợi ở 54/63 tỉnh trên phạm vi cả nước, bài báo này tổng hợp kết quả thực hiện tiêu chí thủy lợi theo từng vùng miền đến tháng 6/2015 và đưa ra các kiến nghị thực hiện hoàn thành tiêu chí thủy lợi phục vụ xây dựng nông thôn mới

7

Giải pháp phát triển hệ thống thủy lợi nội đồng và thành lập các tổ chức thủy nông cơ sở cho khu tưới Đức Hòa tỉnh Long An

ThS. Nguyễn Văn Kiên

ThS. Đặng Minh Tuyến

Khu tưới Đức Hòa tỉnh Long An thuộc dự án Thủy lợi Phước Hòa đã được đầu tư xây dựng và chuẩn bị đưa vào khai thác sử dụng thông qua nguồn vốn vay của Ngân hàng Châu Á (ADB) và cơ quan phát triển Pháp (AFD). Tuy nhiên, để công trình thực sự phát huy được hiệu quả, nhiều vấn đề khó khăn gặp phải đó là phát triển hệ thống thủy lợi nội đồng và thành lập các tổ chức thủy nông cơ sở. Để giải quyết các vấn đề này cần thiết phải huy động sự tham gia của người dân và các cấp chính quyền địa phương. Dựa trên kinh nghiệm triển khai thực hiện các dự án PIM và phân tích đánh giá hiện trạng khu tưới, bài viết này sẽ đề xuất các giải pháp thích hợp.

8

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức dùng nước tỉnh Bắc Kạn

ThS. Trần Việt Dũng

ThS. Lê Thị Phương Nhung

Phần lớn người dân tỉnh Bắc Kạn sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, do điều kiện địa hình phức tạp, hệ thống công trình thủy lợi chưa đáp ứng được canh tác chủ động nên năng suất sản lượng vẫn chưa cao. Nhằm thúc đẩy phát triển quản lý công trình thủy lợi một cách hiệu quả bền vững, đáp ứng được các chủ trương chính sách của Nhà nước, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thúc đẩy công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Bài báo này phân tích thực trạng chính sách,hệ thống thủy lợi và tổ chức quản lý đối với công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm thúc đẩy phát triển các tổ chức dùng nước tại tỉnh.

9

Các giải pháp tăng cường thể chế quản lý nước ở khu tưới Gia Bình tỉnh Bắc Ninh

ThS. Nguyễn Xuân Thịnh

PGS.TS. Đoàn Doãn Tuấn

Quản lý thủy nông có sự tham gia/PIM là nhằm tăng cường vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nước ở các hệ thống thủy nông. Tuy nhiên, phát triển PIM trong thời gian qua thường chỉ coi trọng việc thành lập, củng cố các tổ chức dùng nước mà ít phát huy vai trò của cộng đồng và các bên liên quan trong các hoạt động khác của dự án, như: quản lý vốn đầu tư; quy hoạch, thiết kế, xây dựng, sửa chữa nâng cấp công trình,... do vậy, hiệu quả của sự tham gia trong nhiều trường hợp chưa đạt được như mong muốn. Bài viết này giới thiệu về các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nước ở khu tưới Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh với cách tiếp cận có sự tham gia được thể hiện một cách tổng thể trong các hoạt động, từ xây dựng tầm nhìn, chiến lược cải thiện hệ thống; cải thiện quy trình ra quyết định trong đầu tư xây dựng; cải tạo nâng cấp công trình và thành lập/ củng cố, nâng cao năng lực cho các tổ chức dùng nước.

10

Phân tích thực trạng và đề xuất mô hình tổ chức, cơ chế chính sách nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi vùng miền núi phía Bắc

PGS.TS. Trần Chí Trung

KS. Võ Kim Dung

ThS. Đào Hà Thanh

Ở vùng Miền núi phía Bắc, hệ thống công trình thủy lợi chủ yếu là các công trình nhỏ lẻ phân tán, trong khi điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, năng lực quản lý còn hạn chế nên công tác quản lý thủy lợi còn nhiều bất cập. Thực trạng quản lý khai thác công trình thủy lợi được phân tích chi tiết về hệ thống tổ chức quản lý và tình hình thực hiện các chính sách về quản lý khai thác công trình thủy lợi. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi phù hợp với điều kiện công trình, năng lực quản lý ở vùng Miền núi phía Bắc được đề xuất là lựa chọn mô hình tổ chức quản lý, chính sách thực hiện phân cấp quản lý và cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan.

11

Kết quả ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước để xác định chế độ tưới hợp lý cho cây dưa hấu, lạc và giải pháp nhân rộng phục vụ xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung Bộ

ThS. Trần Việt Dũng

KS. Phạm Văn Hiệp

Bài báo này đi sâu phân tích các giải pháp về nông nghiệp thông qua các nghiên cứu thực nghiệm đồng ruộng. Bài báo đưa ra kết quả áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước để xác định chế độ tưới hợp lý cho cây dưa hấu, lạc vùng Bắc Trung Bộ nhằm tăng năng suất, tiết kiệm nước. Giải pháp nhân rộng là cần phải kiến thiết lại đồng ruộng, hoàn chỉnh lại hệ thống thủy lợi nội đồng và khai thác nguồn nước hiệu quả.

12

Công thức gần đúng xác định tỷ lệ phân lưu dòng chảy cho đoạn sông phân lạch trên sông Cửu Long

ThS. Hồ Việt Cường

PGS.TS. Lê Mạnh Hùng

Sông phân lạch là loại hình sông tồn tại khá phổ biến trên hệ thống sông Cửu Long, đặc điểm diễn biến nổi bật nhất của đoạn sông phân lạch là các lạch thường không ổn định và sự thay đổi ngôi thứ diễn ra ở một mức độ nào đó có tính chu kỳ. Chính những đặc điểm diễn biến này làm cho đoạn sông phân lạch luôn xảy ra các hiện tượng xói lở, bồi lắng và gây ra nhiều tác động bất lợi, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, kinh tế xã hội và sự an toàn của các khu vực dân cư sinh sống trên các cù lao hoặc ở hai bên bờ sông. Để ổn định lâu dài lòng dẫn cho đoạn sông phân lạch, cần sử dụng tổng hợp nhiều giải pháp, nhưng trước hết cần phải xác định được tỷ lệ phân lưu dòng chảy hợp lý giữa các lạch và giữ ổn định tỷ lệ phân lưu đó.

Xuất phát từ các công thức cơ bản về thủy động lực học, bằng các phân tích lý luận và dựa trên đặc điểm tự nhiên của sông Cửu Long, chúng tôi đã đơn giản hóa và đề xuất công thức gần đúng để xác định tỷ lệ phân lưu dòng chảy cho đoạn sông phân lạch kép (đoạn sông có 2 lạch) trên sông Cửu Long. Bài báo xin trình bày về các kết quả nghiên cứu này.

13

Nghiên cứu dự báo biến động lòng dẫn hạ du hệ thống sông Mã do ảnh hưởng của các thủy điện thượng nguồn

PGS.TS. Nguyễn Thanh Hùng

Vũ Đình Cương

Nguyễn Thu Huyền

Các công trình hồ thủy điện trên thượng nguồn hệ thống sông Mã lần lượt được xây dựng đã và đang có ảnh hưởng tới hạ du sau một số năm vận hành. Hiện tượng xói phổ biến gây hạ thấp lòng dẫn hệ thống sông đã xuất hiện. Nghiên cứu này trình bày một số kết quả tính toán dự báo diễn biến lòng dẫn, xói phổ biến lan truyền xuống hạ du và biến động quan hệ Q-H do sự hạ thấp lòng dẫn. Kết quả tính toán ở nghiên cứu này có thể sử dụng để đề xuất các giải pháp khắc phục, giảm thiểu các tác động bất lợi của thủy điện cho khu vực hạ du hệ thống sông Mã.

II

Chuyển giao công nghệ

 

 

14

Mô hình ứng dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phục vụ chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây thức ăn chăn nuôi bò sữa ở tỉnh Hà Nam

ThS. Nguyễn Xuân Thịnh

ThS. Uông Huy Hiệp

 

15

PIM ở Việt Nam và những vấn đề đang đặt ra

Nguyễn Xuân Tiệp