, 12/10/2024
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 32 (04/2016)
TT Tên bài báo Tác giả Tóm tắt I Khoa học công nghệ 1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC VÙNG TÂY NGUYÊN Trần Đình Hòa, Nguyễn Thanh Bằng - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Tây Nguyên, với thế mạnh về lâm nghiệp không vùng nào sánh bằng, ngoài ra vùng đất này còn có nhiều tiềm năng kinh tế lớn khác nữa, trong đó có nhiều vùng chuyên canh các cây công nghiệp quý hiếm có giá trị xuất khẩu cao (cà phê, tiêu và cao su). Vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng đến khai thác tiềm năng kinh tế của vùng Tây Nguyên là việc tạo nguồn nước và quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn nước. Bài báo giới thiệu một số giải pháp công nghệ thủy lợi phục vụ phát triển bền vững khu vực này, bao gồm: Các giải pháp công nghệ tạo nguồn, các giải pháp sử dụng tiết kiệm, hợp lý và các giải pháp quản lý hiệu quả nguồn nước. 2 GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ GIA CƯỜNG KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP BẰNG VẬT LIỆU CỐT SỢI TỔNG HỢP Nguyễn Thành Công, Nguyễn Chí Thanh - Viện Thủy công, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Gia cường kết cấu chịu lực bê tông cốt thép bằng việc dán lớp vật liệu cốt sợi (tấm composite) cường độ cao là một trong các giải pháp duy trì và nâng cao sức chịu tải của kết cấu cũ để đáp ứng yêu cầu về khai thác. Bài báo giới thiệu một số điểm quan trọng của giải pháp này, đồng thời trình bày một số kết quả khảo sát thực nghiệm của cấu kiện bê tông cốt thép được gia cường và hiệu quả của giải pháp gia cường này trong công tác sửa chữa cống dưới đập. 3 PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: MỘT TIẾP CẬN DỰA TRÊN NHẬN THỨC CẤP CỘNG ĐỒNG Nguyễn Đức Việt, Nguyễn Văn Tỉnh, Lê Văn Chính -Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi là cần thiết để xác định rõ vai trò, trách nhiệm giữa khu vực Nhà nước (các cấp) và khu vực Tư nhân; đây cũng là cơ sở thúc đẩy xã hội hóa công tác thủy lợi. Tuy nhiên, với các căn cứ phân cấp hiện có như loại hình công trình, quy mô công trình, mức độ phức tạp của công trình, địa giới hành chính hoặc diện tích tưới tiêu là khá cứng nhắc và chưa phù hợp để áp dụng cho những vùng đặc thù như đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu tưới, tiêu tự chảy trên hệ thống lớn và còn có tính mở. Bài báo giới thiệu một phương pháp tiếp cận mới, theo hướng “từ dưới lên”, dựa trên cơ sở là nhận thức cấp cộng đồng để phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Nguyên tắc nhận thức cấp cộng đồng (được hiểu là khu vực Tư nhân) đến đâu thì Nhà nước rút dần vai trò đến đó, đây cũng phù hợp với cơ chế thị trường trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa có sử dụng dịch vụ thủy lợi của vùng đồng bằng sông Cửu Long. 4 TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG HỒ CHỨA THƯỢNG NGUỒN ĐẾN SỰ Nguyễn Đăng Giáp - Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Quốc gia về Động lực học sông biển Bài báo này giới thiệu kết quả phân tích số liệu thực đo tại các trạm thuỷ văn thượng nguồn sông Thao, sông Đà, sông Lô trong các giai đoạn 1972-1986 và 1987-2010. Đồng thời phân tích kết quả thực đo địa hình trong các năm 2000-2009-2012. Kết quả phân tích cho thấy sự biến đổi lớn về chế độ thuỷ văn và lòng dẫn hạ du sau khi hệ thống hồ chứa thượng nguồn đi vào hoạt động. 5 Đoàn Thế Lợi, Nguyễn Tuấn Anh - Viện Kinh tế và Quản lý thủy lợi Sau 15 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh Môi trường nông thôn (MTQG NS&VSMTNT), đến nay phần lớn các hộ gia đình nông thôn đã được sử dụng nước hợp vệ sinh, kể cả vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, đến hết năm 2015 đã có 86% dân cư nông thôn, 93% các trường học và 96% trạm xá được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh. Trong thành quả to lớn đó có phần đóng góp quan trọng của khu vực tư nhân (KVTN), nhiều mô hình tốt về sự tham gia của KVTN cấp nước nông thôn đã xuất hiện ở các tỉnh như Thái Bình, Hà Nam, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương... Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu đánh giá hiện trạng hoạt động, tính bền vững, động lực, xu hướng, các rào cản của KVTN cấp nước nông thôn tại 3 tỉnh Thái Bình, Hà Nam và Long An và đề xuất giải pháp thúc đẩy KVTN phát triển 6 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ LÝ CỦA VẬT LIỆU Nguyễn Thanh Bằng - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Các đặc trưng cơ lý của vật liệu hỗn hợp asphalt là thông số đầu vào quan trọng trong việc tính toán kết cấu lớp bảo vệ đê biển bằng vật liệu này. Trong khuôn khổ bài báo này, tác giả giới thiệu kết quả nghiên cứu các thuộc tính cơ bản phục vụ tính toán thiết kế kết cấu bao gồm: độ cứng động học, biến dạng dư và đặc tính chịu mỏi của vật liệu hỗn hợp asphalt. 7 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ NƯỚC TIẾT KIỆM TRÊN RUỘNG LÚA VÙNG ĐBSH; KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỤ CHIÊM XUÂN 2015 TẠI XÃ PHÚ THỊNH, HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƯNG YÊN Lê Xuân Quang - Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường Quản lý nước tiết kiệm trên ruộng lúa, ngoài tiết kiệm lượng nước tưới; giảm phát thải khí nhà kính, cây cứng khỏe hơn,ngược lại không ảnh hưởng đến năng suất cây trồng luôn là mục tiêu của các cấp quản lý đến người trồng lúa. Bài viết giới thiệu kết quả ban đầu của dự án hợp tác nghiên cứu giữa Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường với Trường Đại học Kyoto và Công ty Kitai seikei, Nhật Bản về công nghệ quản lý tiết kiệm trên ruộng lúa quy mô 50 ha vụ Xuân 2015 tại xã Phú Thịnh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, trên. Kết quả cho thấy lượng nước tưới toàn vụ ở các công thức tưới khô kiệt, khô vừa và truyền thống lần lượt là 2496 m3/ha; 2825 m3/ha và 3108 m3/ha; năng suất lần lượt đạt 4,25 tấn/ha; 4,61 tấn/ha và 3,7 tấn/ha. Lượng phát thải khí nhà kính lần lượt là CH4: 155,71 kg/ha-vụ; 207,99 kg/ha-vụ; 225,27 kg/ha-vụ; khí N20: 0,425 kg/ha-vụ; 1,23 kg/ha-vụ và 2,142 kg/ha-vụ. 8 ĐỘ SAI SỐ MÔ HÌNH PHẦN TỬ HỮU HẠN LAN TRUYỀN MẶN TRONG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRONG KHÔNG GIAN MỘT CHIỀU SỬ DỤNG PHẦN TỬ TUYẾN TÍNH CỦA MỘT SỐ BÀI TOÁN CHUẨN Nguyễn Văn Hoàng - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nguyễn Thành Công - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Bài báo trình bày kết quả đánh giá sai số giữa mô hình giải tích và mô hình (MH) số phần tử hữu hạn (PTHH) sử dụng hàm dáng tuyến tính một số bài toán chuẩn một chiều và các đánh giá sai số. Kết quả nổi bật cho thấy: 1) Với biên có nồng độ chất ô nhiễm-muối không đổi, khu vực càng gần biên độ sai số càng nhỏ (sai số tương đối không quá 0.05%-0,06%) 2) Với ranh giới giữa NDĐ bị ô nhiễm và không bị ô nhiễm, sai số của MH PTHH cao trong khoảng thời gian đầu của quá trình lan truyền, và giảm dần theo thời gian; 3) Sai số tuyệt đối và sai số tương đối của nồng độ theo MH PTHH không đồng bộ (sai số tuyệt đối lớn nhưng sai số tương đối lại nhỏ và ngược lại) có thể có mặt ở những miền có giá trị nồng độ lớn và thấp. Từ kết quả nghiên cứu đã kiến nghị về việc lựa chọn biên mô hình hợp lý để giảm thiểu sai số trong mô phỏng đồng thời việc đánh giá độ sai số kết quả MH PTHH cần lưu ý việc sử dụng sai số tuyệt đối hay sai số tương đối (phụ thuộc vào yêu cầu thực tế của bài toán lan truyền chất rất độc hại nên sử dụng giá trị sai số tương đối, và những chất không độc hại như độ mặn thì nên dùng giá trị tuyệt đối...). 9 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DÒNG THẤM VÒNG ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA TƯỜNG CHỐNG THẤM TRONG MÔ HÌNH BÀI TOÁN THẤM 3 D Bùi Văn Trường - Trường Đại học Thủy lợi Phân tích thấm theo bài toán phẳng (2D) thường không phản ánh được sự phát triển của dòng thấm vòng hai bên tường chống thấm (TCT), do vậy không đánh giá được ảnh hưởng của chiều dài TCT, có thể dẫn đến sự cố công trình. Bài báo trình bày kết quả phân tích, đánh giá hiệu quả kỹ thuật của TCT trong bài toán thấm 3D cho một công trình cụ thể, từ đó đã minh chứng hiệu quả của TCT không chỉ phụ thuộc vào chiều sâu của tường mà còn phụ thuộc quan trọng, thậm chí quyết định bởi chiều dài của TCT. Điều đó góp phần định hướng công tác tính toán, thiết kế đảm bảo ổn định công trình. 10 GẠCH BLOCK LÀM TỪ TÁI CHẾ PHẾ THẢI XÂY DỰNG VÀ RÁC SÂN VƯỜN THEO HƯỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG Phạm Thị Ngọc Lan - Trường Đại học Thủy lợi Phế thải xây dựng và rác sân vườn (lá, cành cây) đã và đang là một vấn đề nhức nhối cho môi trường và xã hội vì hầu hết không được thu gom và tiêu hủy một cách an toàn. Điều này không những gây lãng phí một nguồn nguyên liệu, mà còn tốn nhiều chi phí xử lý. Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu quy mô phòng thí nghiệm tái chế phế thải xây dựng và rác sân vườn thành gạch không nung với tỷ lệ rác sân vườn chiếm 2%. Gạch tái chế thu được có cường độ chịu nén cực đại > 20 MPa và độ hút nước < 12%. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khối lượng riêng của gạch không nung từ vật liệu cốt phế thải xây dựng và rác sân vườn nhỏ hơn khối lượng riêng gạch không nung từ vật liệu cốt cát, đá tự nhiên. Gạch không nung phế thải khá bền, bề mặt nhẵn, chịu được cường độ nén cao, độ hút nước thấp. Hơn nữa, vật liệu này có chi phí, giá thành thấp, đảm bảo về thẩm mỹ và các yêu cầu kĩ thuật. Do vậy, một số sản phẩm như gạch lát vỉa hè, kè mái kênh mương, đã được sản xuất thử nghiệm. Một vài nhân tố khác có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm như thời gian phân huỷ của rác sân vườn trong gạch, độ mài mòn, cần được nghiên cứu thêm. 11 Huỳnh Thanh Sơn - Trường Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Quốc Thắng - Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn Bài báo trình bày việc áp dụng phần mềm WaterGEMS vào tính toán tối ưu mạng lưới cấp nước của vùng 1 thuộc TP. HCM. Kết quả cho thấy mạng lưới hiện hữu chưa thực sự tối ưu về mặt chi phí xây dựng. Qua tính toán cũng thấy được một số nhược điểm của WaterGEMS cần được cải tiến như sự phân bố đường kính ống không mang tính “nối tiếp”theo nghĩa đường kính ống có thể thay đổi đột ngột, không phù hợp với thực tế. 12 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÍNH TOÁN NGUỒN NƯỚC VÀ CÂN BẰNG NƯỚC VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC Nguyễn Văn Tuấn - Viện Quy hoạch Thủy lợi Biến đổi khí hậu ngày càng có những biểu hiện rõ nét, trong đó Việt Nam được đánh giá là một trong những nước chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu và những hiện tượng thời tiết cực đoan. Đặc biệt đối với những vùng nhạy cảm, dễ bị tổn thương thì các tác động này càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nghiên cứu tập trung vào phân tích tác động và tích hợp các vấn đề về biến đổi khí hậu vào tính toán các yếu tố khí tượng, thủy văn nguồn nước, hiệu quả của các công trình cấp nước và cân bằng nước để đánh giá mức độ đáp ứng của nguồn nước cũng như các công trình cấp nước tại vùng Trung du và Miền núi phía Bắc. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định sự biến động khá lớn của chế độ nhiệt, mưa, sự gia tăng nhu cầu nước và sự hạn chế trong khả năng cấp nước của các công trình. Sự thiếu hụt nguồn nước tại một số khu vực cũng được thể hiện qua kết quả tính toán cân bằng nước. Những kết quả tính toán này là cơ sở để có những giải pháp phù hợp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo sản xuất của người dân. 13 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MÁNG SÓNG SỐ ĐỂ NGHIÊN CỨU Nguyễn Văn Thìn - Trường Đại học Thủy lợi Mô hình COBRAS-UC/RANS–VOF (máng sóng số) có khả năng áp dụng mô phỏng tương tác sóng - tường và dòng chảy với các dạng kết cấu bất kỳ (tường thẳng đứng, tường rỗng…), từ việc tạo biên sóng nguồn, đến tạo sóng tương tự như máng sóng vật lý. Mô hình COBRAS-UC có khả năng tốt trong việc dự báo lưu lượng sóng tràn cũng như là dự báo cấu trúc bề mặt của dòng chảy tràn. Tuy nhiên vẫn còn sai số đáng kể trong việc mô tả chiều cao sóng bắn. Tường có thềm trước thể hiện hiệu quả hơn trong việc làm giảm năng lưu lượng sóng tràn và kiểm soát tốt hơn sóng bắn so với trường hợp tường không có thềm trước.
BIẾN ĐỔI CHẾ ĐỘ THUỶ VĂN, THUỶ LỰC VÀ LÒNG DẪN HẠ DUTHÚC ĐẨY KHU VỰC TƯ NHÂN THAM GIA HOẠT ĐỘNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN
HỖN HỢP ASPHALT TRONG GIA CỐ ĐÊ BIỂNTÍNH TOÁN TỐI ƯU MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC VÙNG 1 (TP. HCM) BẰNG PHẦN MỀM WATERGEMS
TƯƠNG TÁC SÓNG – TƯỜNG VÀ DÒNG CHẢY SÓNG TRÀN
QUA ĐÊ BIỂN CÓ TƯỜNG ĐỈNH THẤP