, 27/12/2024
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 34 (08/2016)
TT Tên bài báo Tác giả Tóm tắt I Khoa học công nghệ 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SẢN XUẤT LÚA VỤ THU ĐÔNG Nguyễn Văn Hoạt, Hoàng Quốc Tuấn, Tăng Đức Thắng, Nguyễn Thanh Hải, Phạm Văn Giáp, Vũ Quang Trung Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa (đặc biệt là vụ Thu Đông) ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có những biến động lớn, do sự biến động về nguồn nước, kinh nghiệm sản xuất và khả năng thị trường. Vẫn còn rất nhiều quan điểm về cơ cấu mùa vụ và hiệu quả sản xuất, đặc biệt là lúa, trên các vùng khác nhau, vấn đề chuyển đổi các loại cây/con thay lúa vẫn đang là vấn đề nóng. Nhằm bổ sung thêm các căn cứ khoa học cho việc xây dựng mùa vụ hợp lý trên đồng bằng, bài báo này sẽ cung cấp một số kết quả nghiên cứu liên quan đến sản xuất lúa, trong đó lúa Thu Đông vùng lũ và sự thay đổi nguồn nước về đồng bằng là những quan tâm chính. Một số vấn đề sâu hơn về nguồn nước trong tương lai sẽ được đề cập trong thời gian tới. 2 TÍNH TOÁN TIÊU NĂNG DÒNG MẶT SAU BẬC THỤT CÓ MŨI HẤT CONG VÀ GÓC HẤT LỚN Nguyễn Quốc Huy - Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và xây dựng Bắc Ninh Lê Văn Nghị - Phòng Thí nghiệm Trọng điểm quốc Gia về Động lực học sông biển Tiêu năng dòng mặt gắn liền với bậc thụt, áp dụng phù hợp cho các công trình ngăn sông có điều kiện địa chất là đá phong hóa vừa đến phong hóa, là hình thức tiêu năng có nhiều ưu điểm: hiệu quả tiêu năng không kém nhiều so với tiêu năng dòng đáy, đạt tới 65% nhưng chiều dài sân sau ngắn hơn 1/2 - 1/5 lần, đồng thời lưu tốc ở đáy nhỏ nên chiều dày sân sau nhỏ, thậm chí trên nền đá không cần làm sân sau [1,5]. Các hình thức nối tiếp mặt, mặt đáy hỗn hợp với bậc thụt phẳng góc hất nhỏ (0-15 độ) đã được nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh [1,2,7], nhưng do nhược điểm không ổn định và có sóng lan truyền dài ở hạ lưu [2] mà ở Việt Nam nó hầu như rất ít được áp dụng. Trong bài báo này, trình bày phương pháp tính toán tiêu năng dòng phễu là trường hợp mở rộng của nước nhảy mặt đáy hỗn hợp, với các ưu điểm của tiêu năng mặt, nhưng ổn định trong khoảng thay đổi lớn của mực nước hạ lưu và “cắt được” sóng lan truyền ở hạ lưu bởi sự hình thành “3 cuộn, 1 sóng” ở sau bậc thụt có mũi cong góc hất lớn [2] mang lại hiệu quả kinh tế và kỹ thuật. 3 TÍNH TOÁN NHU CẦU NƯỚC VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ NỐI MẠNG CHUYỂN NƯỚC LƯU VỰC Nguyễn Đình Vượng, Nguyễn Xuân Hòa Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam Ninh Thuận có lưu vực sông Cái Phan Rang là chủ yếu với hệ thống các nhánh sông, suối lớn nhỏ nằm ở phía bờ tả Sông Cái như Sông Sắt, sông Cho Mo, Suối Ngang,… cùng Sông Ông, Sông Than và Sông Lu nằm phía bờ hữu Sông Cái. Ngoài ra còn có một số sông, suối độc lập chảy thẳng ra biển như Sông Trâu, suối Nước Ngọt, suối Bà Râu, suối Kiền Kiền, suối Vĩnh Hy, suối Quán Thẻ,… Theo tính toán thì lượng nước mặt trên các hệ thống sông nội tỉnh không nhiều và rất hạn chế, bị lệ thuộc chủ yếu vào nguồn nước bổ sung từ các tỉnh khác (lượng nước bổ sung từ ngoại tỉnh khoảng 500 triệu m3/năm). Trong khi đó, các ngành kinh tế của tỉnh đang trên đà phát triển và mở rộng, một số khu công nghiệp đã và đang được đầu tư xây dựng nên nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, do đó cần thiết phải xem xét tính toán nhu cầu nước và đánh giá tiềm năng nguồn nước có thể khai thác phục vụ nối mạng chuyển nước giữa các lưu vực, các tuyến công trình thủy lợi nhằm phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. 4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỀ SỰ ỔN ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC GIẢI PHÁP, CÔNG NGHỆ BẢO VỆ BỜ SÔNG, BỜ BIỂN Ở VIỆT NAM Hồ Việt Cường, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Bùi Huy Hiếu Phòng Thí nghiệm trọng điểm quốc gia về Động lực học sông biển Xây dựng các công trình để chỉnh trị dòng chảy và bảo vệ bờ sông, bờ biển nhằm mục đích hạn chế, đi đến loại trừ các tác động bất lợi do sông, biển gây ra. Việt Nam với hệ thống sông ngòi chằng chịt và đường bờ biển trải dài dọc 29 tỉnh/TP nên có số lượng công trình chỉnh trị, bảo vệ bờ rất lớn và đa dạng về kết cấu, chủng loại. Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu, đánh giá về sự phù hợp và hiệu quả của các giải pháp, công nghệ bảo vệ bờ sông, bờ biển ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở phân tích tổng hợp từ các số liệu điều tra, khảo sát hiện trạng. 5 GIẢI PHÁP KHỐNG CHẾ ỨNG SUẤT NHIỆT CỦA BÊ TÔNG ĐẦM LĂN – TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG CHO ĐẬP THỦY ĐIỆN TRUNG SƠN Nguyễn Minh Việt Viện Thủy điện và Năng lượng Tái tạo Với kết quả nghiên cứu giải pháp khống chế ứng suất nhiệt cho từng khu vực điển hình ở Việt Nam, bài báo đã tiến hành tính toán áp dụng cho đập bê tông đầm lăn thủy điện Trung Sơn và kiến nghị giảm nhiệt độ khối đổ xuống từ 210C xuống 200C và tăng hàm lượng PGK tro bay nhiệt điện từ 70% lên 72,5% để đảm bảo đập BTĐL không bị nứt ở mặt thượng và hạ lưu đập. 6 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÒNG CHẢY LŨ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG Tăng Đức Thắng, Nguyễn Thanh Hải, Vũ Quang Trung, Phạm Văn Giáp và Nguyễn Văn Hoạt Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Lũ 2011 là trận lũ lớn hiếm hoi kể từ năm 2003 đến nay, xảy ra trong điều kiện hạ tầng trên châu thổ (cả Campuchia và Việt Nam) đã có nhiều thay đổi. Trận lũ này cũng đã để lại nhiều câu hỏi còn chưa có lời giải đáp về tính hợp lý của phát triển hạ tầng và sản xuất hiện nay, nhất là vùng ngập lũ. Trong khi đó, việc tổng kết một cách khoa học cũng chưa được thực hiện đủ sâu sắc, làm cho việc đánh giá tương tác lũ-hạ tầng còn nặng về cảm tính, hoặc định lượng ở mức sơ bộ, thiếu phát hiện mới. Bài báo này nhằm cung cấp một số tính toán đánh giá về trận lũ này, giúp cho các nghiên cứu sau này về Đồng bằng được thuận lợi hơn. 7 ĐẶC TRƯNG HÌNH DẠNG CỦA DÒNG CHẢY PHỄU SAU Nguyễn Quốc Huy Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và xây dựng Bắc Ninh Lê Văn Nghị Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Quốc Gia về Động lực học sông biển Dòng chảy phễu là dạng nối tiếp xiết êm sau bậc thụt có góc hất và chiều cao bậc thụt lớn (a/P>0,2, góc hất lớn hơn 250). Nó là trường hợp mở rộng của nước nhảy mặt đáy hỗn hợp, là loại nối tiếp đa xoáy, với khả năng tiêu hao năng lượng lớn, “cắt được” sóng lan truyền ở hạ lưu bởi sự hình thành “3 cuộn, 1 sóng” ở sau bậc thụt có mũi cong góc hất lớn, có vận tốc dòng đáy nhỏ. Việc xác định tính toán kích thước các xoáy cuộn của nước nhảy phễu có ý nghĩa quan trọng, phục vụ thiết kế xây dựng công trình tiêu năng. Bài báo này trình bày các đặc trưng hình học tập trung vào hai yếu tố là chiều cao nước vồng lớn nhất của nước nhảy phễu và chiều dài khu xoáy số 2 và 3 từ số liệu thực nghiệm trên mô hình vật lý. 8 SỬ DỤNG PHỤ GIA HỖN HỢP - MỘT TRONG NHỮNG GIẢI PHÁP Nguyễn Minh Việt Viện Thủy điện và Năng lượng tái tạo Áp dụng công nghệ bê tông đầm lăn (BTĐL)-RCC để thi công đập trọng lực đã được đánh giá là mang lại hiệu quả cao hơn so với các đập bê tông thường, đập đất, đá bởi các ưu điểm như: Thi công nhanh, giá thành hạ, giảm chi phí cho công trình tạm phục vụ dẫn dòng thi công. Tuy nhiên trong khi thi công đập BTĐL cũng đã xảy ra những nhược điểm cần phải khắc phục, đó là hiện tượng thấm ngang theo lớp đổ bê tông và đặc biệt là hiện tượng nứt bê tông do tích tụ nhiệt thủy hóa của xi măng trong thân đập. Bài báo này trình bày một giải pháp làm giảm nhiệt trong thi công đập BTĐL, đó là biện pháp vật liệu: sử dụng phụ gia hỗn hợp 9 NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỪNG NGẬP MẶN Nguyễn Thị Mai Ngân Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung Nguyễn Thị Minh Hằng Trường Đại học Thủy lợi Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hóa có đường bờ biển tương đối dài khoảng 39km, vì vậy rừng ngập mặn có vai trò đặc biệt quan trọng, là bức tường xanh vững chắc bảo vệ đê điều cũng như dân cư vùng ven biển. Do đó, cần phải có các biện pháp để duy trì và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn. Một trong các giải pháp chính là việc đưa ra các phương thức quản lý phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của vùng. Hiện nay, rừng ngập mặn tại huyện Hậu Lộc được quản lý theo ba phương thức chính đó là quản lý hành chính nhà nước, quản lý dựa vào cộng đồng và quản lý hộ gia đình. Mỗi phương thức quản lý đều có các ưu nhược điểm riêng khi triển khai áp dụng, trong đó phương thức quản lý dựa vào cộng đồng được đánh giá đem lại hiệu quả cao hơn do cộng đồng chính là nhân tố chính trong việc quản lý và phát triển rừng ngập mặn. Trong bài báo đề xuất một giải pháp quy hoạch khu nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường. Trong tương lai cần có các biện pháp phối hợp hiệu quả giữa các phương thức này và khắc phục các nhược điểm còn tồn tại ở mỗi phương thức để quản lý rừng ngập mặn theo hướng bền vững tại huyện Hậu Lộc. 10 BÀN VỀ KẾT CẤU TẦNG LỌC VÀ GIẢI PHÁP CẢI TIẾN KẾT CẤU TẦNG LỌC TRONG SỬA CHỮA ĐẬP ĐẤT VỪA VÀ NHỎ Phạm Đình Văn Ban Quản lý Trung ương các dự án Thủy lợi; Trần Văn Nguyên Công ty Khai thác MTV công trình Thủy lợi Hòa Bình Trong thiết kế sửa chữa nâng cấp các đập đất bị thấm các kỹ sư thường chọn giải pháp chống thấm (bằng khoan phụt, làm tường nghiêng sân phủ,v.v...) mà ít chọn giải pháp kiểm soát thấm. Kiểm soát thấm được hiểu là giải pháp để không sinh ra xói ngầm cơ học tại bất kỳ khu vực nào trong đập, hạ thấp đường bão hòa để bảo đảm ổn định mái hạ lưu, lưu lượng thấm nằm trong phạm vi cho phép. Để kiểm soát thấm cần phải thiết kế kết cấu thu và lọc (thường gọi là tầng lọc) bố trí tại vị trí hợp lý, đúng kỹ thuật trong thân và nền đập. Bài báo này đưa ra một số nhận xét về công tác thiết kế và thi công tầng lọc hiện nay ở Việt Nam; đề xuất một kết cấu tầng lọc kiểu mới áp dụng cho việc sửa chữa, kiểm soát thấm ở các đập đất vừa và nhỏ hiện có. 11 THIẾT BỊ VỚT RÁC TỰ ĐỘNG DI CHUYỂN, GIẢI PHÁP Nguyễn Hữu Quế, Đinh Anh Tuấn, Ngô Đức Lượng, Đoàn Minh Tần Viện Bơm và Thiết bị Thủy lợi Theo thống kê, nước ta hiện nay có hơn 400 trạm bơm vừa và lớn. Hệ thống các Trạm bơm ở nước ta đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo tưới, tiêu , cấp nước cho ngành nông nghiệp, công nghiệp, đời sống xã hội, phòng chống lụt bão, bảo vệ hạ tầng cơ sở .v.v. Tuy nhiên, những năm gần đây “vấn nạn” bèo rác ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn hiệu quả hoạt động của chúng và Thiết bị vớt rác trở thành nhu cầu và là hạng mục không thể thiếu cho các trạm bơm lớn hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu đưa vào ứng dụng có hiệu quả thiết bị Vớt rác tự động cho cửa lấy nước các trạm bơm lớn có ý nghĩa kinh tế , kỹ thuật, khoa học và xã hội thiết thực. Bài báo tóm tắt một số kết quả nghiên cứu và ứng dụng của nhóm tác giả về vấn đề trên. Thông tin KHCN và Hoạt động MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CẤP CỬA VAN TỰ ĐỘNG THỦY LỰC Thái Quốc Hiền, Lê Đình Hưng Viện Thủy công
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỈNH NINH THUẬN
CỬU LONG NHÌN TỪ TRẬN LŨ LỚN NĂM 2011
BẬC THỤT CÓ GÓC HẤT LỚN
LÀM GIẢM NHIỆT KHI THI CÔNG ĐẬP BÊ TÔNG ĐẦM LĂN
Ở HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA Chuyển giao công nghệ
CÔNG NGHỆ MỚI XỬ LÝ VẤN ĐỀ BÈO RÁC CHO CỬA
LẤY NƯỚC CÁC TRẠM BƠM LỚN
ĐỂ TRANH THỦ LẤY NƯỚC NGỌT VÀ ĐIỀU TIẾT NƯỚC
Ở KHU VỰC ĐBSCL