, 12/10/2024
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 37 (02/2017)
Trang Tên bài báo Tác giả Tóm tắt I Khoa học Công nghệ T3 ĐÀO TẠO ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ SẢN XUÂT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Nguyễn Tùng Phong, Trần Đức Trinh, Lê Thị Hồng Nhung Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Lê Văn Chính Trường Đại học Thủy lợi Thực tiễn và các nghiên cứu đã khẳng định, đào tạo ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ở nước ta. Trong thời gian qua công tác đào tạo ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã đạt nhiều kết quả khả quan nhất là từ khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đào tạo nghề cho nông thôn. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn về tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu của bài báo này nhằm đánh giá thực trạng công tác đào tạo ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ sản xuất tại một số vùng, miền trên toàn quốc làm cơ sở để đề xuất phương pháp, tiếp cận để cải thiện công tác đào tạo cũng như khuyến nghị một số giải pháp tăng cường việc đào tạo ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Từ khóa: Đào tạo tập huấn ứng dụng khoa học công nghệ, nông thôn mới, chính sách trong đào tạo tập huấn, khuyến nông. T13 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ẢNH VIẾN THÁM XÁC ĐỊNH Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thành Luân, Vũ Đình Cương, Đặng Hoàng Thanh Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Vũ Hữu Long, Nguyễn Vũ Giang, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam Ước tính nồng độ bùn cát lơ lửng (BCLL) có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu đánh giá diễn biến hình thái, môi trường nước vùng cửa sông, ven biển. Nghiên cứu này đã sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám để xác định mối quan hệ giữa phổ phản xạ từ ảnh vệ tinh với nồng độ BCLL vùng cửa sông Mã thuộc tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở kết hợp đo đạc hiện trường và phân tích giải đoán ảnh. Kết quả cho thấy quan hệ giữa phổ phản xạ từ ảnh vệ tinh (Landsat-8 OLI) với nồng độ BCLL tuân theo hàm đa thức bậc hai (R2=0.74). Kết quả của nghiên cứu này bước đầu định hướng phát triển các nghiên cứu liên quan đến sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh để xác định nồng độ BCLL của các cửa sông khu vực miền Trung cũng như các khu vực khác dọc bờ biển Việt Nam. Từ khóa: cửa sông Mã, bùn cát lơ lửng, ảnh viễn thám. T26 MÔ HÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT CHO VÙNG KHAN HIẾM NƯỚC TỈNH SƠN LA THEO CÔNG NGHỆ ĐẬP NGẦM - HÀO THU NƯỚC KS. Trần Văn Hải Trung tâm Nước sinh hoạt & VSMT tỉnh Sơn La GS.TS Nguyễn Quốc Dũng Viện thủy công Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu, ứng dụng băng thu nước ngầm để thu nước trong vùng đất ẩm ướt, tạo nguồn cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho các vùng khan hiếm nước thuộc các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Sơn La. Đây là một đề tài do Sở KH&CN Sơn La quản lý, Trung tâm Nước sinh hoạt & VSMT nông thôn Sơn La là đơn vị thực hiện đã được nghiệm thu tháng 12/2016. Xuất phát từ công nghệ nguồn do Viện Thủy công chuyển giao, đề tài đã có những cải tiến cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Sơn La. Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu, cải tiến và ứng dụng kết quả đề tài để xây dựng mô hình cấp nước cho 55 hộ dân tại Bản Sói, xã Bó Mười, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Từ khóa: đập ngầm, hào thu nước, băng thu nước, cấp nước sinh hoạt miền núi, cấp nước cho vùng khan hiếm nước. T33 NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BỒI LẮNG TRƯỚC CỬA LẤY NƯỚC TRƯỚC ĐẬP DÂNG SAU ĐOẠN SÔNG CONG ÁP DỤNG CHO ĐẦU MỐI LẤY NƯỚC CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI BẮC NGHỆ AN PGS.TS. Lê Văn Nghị Viện khoa học thủy lợi Việt Nam Của lấy nước thường đặt ở các đoạn sông thẳng hoặc trước đỉnh cong của bờ lõm nhằm tăng khả năng lấy nước và giảm bồi lấp. Nhưng do điều kiện địa hình, địa chất mà phải bố trí ở phía sau của đỉnh cong. Trường hợp điển hình là của lấy nước của hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An – cụm đầu mối Đô Lương. Bài báo này trình bày giải pháp hạn chế bồi lắng trước cửa lấy nước bằng việc xác định tuyến bờ sông hợp lý theo lý thuyết của dòng chảy trên sông cong áp dụng cho cụm công trình đầu mối Đô Lương – Nghệ An. Kết quả đã được kiểm chứng trên mô hình vật lý tỷ lệ 1/70. T40 NGHIÊN CỨU TẠO CHUỖI SỐ LIỆU DÒNG CHẢY VỚI MÔ PHỎNG MONTE CARLO PHỤC VỤ BÀI TOÁN PHÂN BỔ HỢP LÝ NGUỒN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG VU GIA – THU BỒN Tô Việt Thắng, Nguyễn Tùng Phong Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Ngô Lê Long Trường Đại học Thủy Lợi, Lars Ribbe ITT, TH Köln - University of Applied Sciences Vận hành tối ưu hệ thống hồ chứa đa mục tiêu là một bài toán đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học. Một trong các nội dung chính của bài toán là việc tính toán mô phỏng chuỗi dòng chảy đến hồ. Bài báo trình bày kết quả sử dụng phương pháp mô phỏng Monte-Carlo thông qua phần mềm Crystal Ball tính toán các dạng phân phối xác xuất phổ biến của chuỗi dòng chảy thực đo tới các hồ chứa lớn trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (Hồ A Vương, Sông Tranh 2, DakMil 4 và Sông Bung 4), làm cơ sở cho việc tính toán tối ưu phân bổ nguồn nước hệ thống hồ chứa trên lưu vực. Từ khóa: Vận hành tối ưu hồ chứa, Monte-Carlo, Vu Gia – Thu Bồn T48 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XÂY DỰNG ĐƯỜNG ĐẶC TRƯNG ẨM CỦA ĐẤT (PF) PHỤC VỤ XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ TƯỚI HỢP LÝ CHO CÂY TRỒNG CẠN TẠI VÙNG KHÔ HẠN NAM TRUNG BỘ ThS. Trần Thái Hùng, PGS.TS Võ Khắc Trí, GS.TS Lê Sâm Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Nghiên cứu thực nghiệm xây dựng đường đặc trưng ẩm của đất (pF tại vùng khô hạn Nam Trung Bộ cho kết quả tương quan khá chặt chẽ (R2 từ 0,96÷0,99). Kết quả tính toán khả năng trữ nước của đất cho thấy, tỷ lệ giữa lượng trữ nước tích lũy hữu dụng so với lượng trữ nước tích lũy ở điểm thủy dung trong đất tương đối cao, từ 56,91% (tầng đất 0÷10cm) đến 64,64% (tầng đất 0÷60cm); lượng nước dễ hữu dụng của một số cây trồng cạn, trong đó ba loại cây với bộ rễ hoạt động 0÷40cm thì cây nho có lượng nước dễ hữu dụng thấp nhất, lần lượt kế đến là thanh long và mía, cây táo với bộ rễ hoạt động 0÷60cm có lượng nước dễ hữu dụng ở mức trung bình, riêng hành, tỏi và các loại rau với bộ rễ hoạt động 0÷20 hoặc 30cm có lượng nước dễ hữu dụng khá thấp. Các kết quả thực nghiệm và tính toán này rất quan trọng, để ứng dụng xác định động thái ẩm của đất phục vụ thiết lập chế độ tưới hợp lý cho các loại cây trồng cạn phổ biến tại vùng khô hạn Nam Trung Bộ. Từ khóa: Cây trồng cạn, đường đặc trưng ẩm (pF), lượng nước hữu dụng, lượng nước dễ hữu dụng, vùng khô hạn. T59 THỦY LỢI VIỆT NAM ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP Nguyễn Văn Tỉnh Viện Quy hoạch Thủy lợi Trong thời gian qua, thủy lợi đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội và phòng, chống thiên tai của đất nước. Từ quốc gia thiếu lương thực, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, nhiệm vụ phát triển thủy lợi đang đứng trước những khó khăn, thách thức, đó là biến đổi khí hậu, tác động của phát triển thượng nguồn, an ninh nguồn nước, v.v… Để đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp, phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, cần xác định 5 định hướng trong thời gian tới, bao gồm: Nâng cao hiệu quả khai thác công trình thủy lợi, tưới cho cây trồng cạn, thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, đảm bảo an toàn đập và phòng, chống thiên tai. Từ khóa: Thành tựu; khó khăn, thách thức; định hướng; biến đổi khí hậu; tái cơ cấu nông nghiệp; thủy lợi. T65 TỔN THẤT KINH TẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH DO NGẬP TRIỀU Lê Hữu Lợi, Bùi Việt Hưng Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Quận 7 là khu đô thị mới, có vị trí chiến lược khi vừa là cửa ngõ phía Nam của thành phố Hồ Chí Minh, nơi có nhiều cảng sông xuất nhập hàng hóa khu vực và thế giới. Khu vực này ngập thường xuyên tại các khu dân cư dọc nhiều tuyến đường như Huỳnh Tấn Phát, Đào Trí, Lâm Văn Bền, Lê Văn Lương, Trần Xuân Soạn, Gò Ô Môi... Thông qua việc phân tích và tổng hợp mức độ các câu trả lời của các đối tượng khảo sát với 410 phiếu được phỏng vấn tại khu vực bị ngập do thủy triều, thuộc các tuyến đường thuộc Quận, xác định thiệt hại trung bình và mối quan hệ giữa chi phí thiệt hại và độ sâu ngập của các hộ gia đình; buôn bán; và xí nghiệp. Từ khoá: ngập lụt, thiệt hại kinh tế, thuỷ triều, triều cường, mùa khô, TP.HCM, Quận 7. T74 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG NEO GIA CỐ ĐẾN ỨNG SUẤT, BIẾN DẠNG KẾT CẤU CÔNG TRÌNH NGẦM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN Đào Văn Hưng Trường Đại học Thủy lợi Neo gia cố là một trong những giải pháp quan trọng được sử dụng gần đây trong xây dựng công trình ngầm, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến ứng suất, biến dạng và độ ổn định của kết cấu cũng như giá thành xây dựng của công trình. Theo nguyên lý làm việc, neo gia cố có tác dụng liên kết vỏ hầm với khối đá xung quanh tạo thành một chỉnh thể làm việc đồng thời, độ cứng khối đá và ổn định của vỏ hầm được tăng lên. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn để phân tích ổn định của hầm của một nhà máy thủy điện với các trường hợp phân bố neo gia cố khác nhau. Kết quả tính toán cho thấy việc nghiên cứu ảnh hưởng của neo gia cố đến ứng suất, biến dạng của kết cấu công trình ngầm là cần thiết để đảm bảo điều kiện kỹ thuật và kinh tế. T82 LỰA CHỌN CHỈ SỐ DỰ BÁO HẠN HÁN Bùi Việt Hưng Trường Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là trung tâm sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam. Tình hình hạn hán kết hợp với xâm nhập mặn tại khu vực diễn biến ngày một phức tạp, đã tạo áp lực bất lợi lớn lên nền kinh tế, môi trường và xã hội gây xung đột trong sử dụng nước. Việc dự báo và đo đạc mặn tại ĐBSCL được thực hiện thường xuyên, còn đối với hạn hán gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong công tác dự báo. Thông qua khảo sát các thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn gây ra cho các tỉnh thành ĐBSCL, kết hợp với nghiên cứu xác định chỉ số xác định và dự báo hạn hán có tính tới yếu tố xâm nhập mặn, bài báo trình bày các kết quả bước đầu của nghiên cứu. Từ khoá: hạn hán, xâm nhập mặn, đồng bằng sông cửu long, tác động môi trường, tổn thất kinh tế, nhiễm mặn, chỉ số hạn mặn. II Chuyển giao công nghệ T92 NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ĐÓNG CỌC XIÊN TRONG Nguyễn Minh Việt, Vũ Chí Linh, Nguyễn Đình Bình Viện Thủy điện và Năng lượng tái tạo Theo thống kê, hầu hết các trạm bơm vùng đồng bằng đã được xây dựng trên nền địa chất yếu và có phần công trình chìm dưới đất không lớn nên khi tính toán ổn định nhà trạm thường không xét đến tải trọng ngang. Tuy nhiên, những năm gần đây, do biến đổi khí hậu nên một số trạm bơm tưới tiêu phải đặt sâu hơn dẫn đến nhà trạm chịu tác động tải trọng ngang lớn, có thể gây mất ổn định công trình. Bài báo tóm tắt việc dùng giải pháp đóng cọc xiên trong gia cố nền trạm bơm Nghi Xuyên tỉnh Hưng Yên để khắc phục việc mất ổn định do tải trọng ngang gây ra, đảm bảo điều kiện kỹ thuật và tiết kiệm chi phí xây dựng. Từ khóa: Gia cố nền trạm bơm, cọc xiên, trạm bơm Nghi Xuyên, ADB5.
NỒNG ĐỘ BÙN CÁT LƠ LỬNG VÙNG CỬA HỚI SÔNG MÃ
VÀ MÔI QUAN HỆ
CHO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
GIA CỐ NỀN ÁP DỤNG CHO GIA CỐ NỀN
TRẠM BƠM NGHI XUYÊN, TỈNH HƯNG YÊN