TextBody
Huy chương 2

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi số 38 năm 2017

 

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 38
(05/2017)

 

Trang

Tên bài báo

Tác giả

Tóm tắt

I

Khoa học Công nghệ

 

 

T2

THÁCH THỨC VÀ MỘTSỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH NGUỒN NƯỚC Ở VIỆT NAM

Trần Đình Hoà,

Đặng Hoàng Thanh, Đỗ Hoài Nam

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Nguồn nước là một tài nguyên quý giá, có ảnh hưởng quan trọng và quyết định đến đời sống của người dân cũng như sự phát triển của đất nước. Vì vậy, việc đảm bảo an ninh nguồn nước nhằm phục vụ cho phát triển bền vững là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) đang ngày một diễn biến phức tạp và khó lường như hiện nay. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu; do đó, việc đảm bảo an ninh nguồn nước càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Bài báo này trình bày một cái nhìn tổng quan về hiện trạng nguồn tài nguyên nước gồm cả hai yếu tố đó là lượng và chất, phân bố theo không gian và thời gian và những tồn tại trong quản lý khai thác nguồn nước, tiếp sau đó là bàn luận về các đề xuất mang tính định hướng nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Từ khóa: An ninh nguồn nước, biến đổi khí hậu, nguồn nước, tài nguyên nước

T12

LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TIÊU NĂNG HỢP LÝ CHO TRÀN XẢ LŨ NẶM CẮT, TỈNH BẮC KẠN

Phạm Hồng Cường,

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Bùi Văn Hữu

Phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển

Bài báo trình bày tóm tắt một số kết quả nghiên cứu thí nghiệm trên mô hình thủy lực xác định phương án tiêu năng hợp lý cho công trình tràn xả lũ Nặm Cắt, tỉnh Bắc Kạn

Từ khoá: tràn xả lủ; tiêu năng.

 

T20

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ NƯỚC RUỘNG LÚA GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH (CH4) TRONG VỤ CHIÊM XUÂN
VÀ HÈ THU NĂM 2015 VÙNG ĐBSH

Lê Xuân Quang

Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

Trồng lúa nước phát thải ra khí mê tan (CH4 )  vào môi trường, góp phần tăng tiềm năng nóng lên toàn cầu. Điều quan trọng là phải thực hiện quản lý  nước trên ruộng lúa  thân thiện với môi trường  để giảm phát thải khí nhà kính. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tưới khô ướt xen kẽ được thực hiện tại xã Phú thịnh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên từ vụ Xuân 2015, mục  đích của nghiên cứu này là theo dõi sự thay đổi theo thời gian của phát thải khí CH4 từ 6 ô ruộng vụ Chiêm Xuânvà vụ Hè Thu để xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến phát thải khí CH4. . Kết quả nghiên cứu trong 2 vụ cho thấy  Khí CH4 tích luỹ vào vụ Chiêm Xuân bằng ¼ vụ  Hè Thu (9,0 g m-2 trong vụ Chiêm Xuân (91 ngày) và 37,3 g m-2 trong vụ Hè Thu) (85 ngày )). Tỉ lệ CH4 trong giai đoạn tưới liên tục so với tổng thời gian trồng là 11% trong vụ Chiêm Xuân và 49% trong vụ Hè thu. Việc quản lý nước mặt ruộng vụ Chiêm Xuân hiệu quả hơn vụ Hè Thu do lượng mưa ít hơn, kết quả của phân tích hồi quy (MRA) cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa khí CH4 và các yếu tố ảnh hưởng (mực nước ruộng, độ sâu 5 cm so với mặt ruộng, nhiệt độ đất, độ dẫn điện (Ec), pH, thế oxi hóa khử của đất (Eh)) trong cả hai vụ năm2015. Lượng CH4 giảm đáng kể khi mực nước trong ống quan trắc giảm dưới 5cm và khi Eh trên 220mV.

Từ khóa: quản lý nước mặt ruộng lúa, phát thải khí  mê-tan, kỹ thuật tưới khô ướt xen kẽ

T29

NGUYÊN NHÂN SỰ CỐ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG THIẾT KẾ, THI CÔNG VÀ QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU

Phùng Vĩnh An

Viện Thuỷ Công

Bài báo tổng kết các nguyên nhân gây ra sự cố đê điều trong thời gian gần đây.Đề xuất một số hướng nghiên cứu để hoàn thiện các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn thiết kế-thi công, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm giúp cho cơ quan quản lý, thiết kế và thi công tránh được những sai sót có thể xảy ra.

T34

LỒNG GHÉP CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
 VÀ CÁC THÁCH THỨC AN NINH NƯỚC VÀO KẾ HOẠCH QUẢN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG THỦY LỢI TRẠM BƠM THỐNG NHẤT THUỘC HỆ THỐNG THỦY LỢI NAM THÁI BÌNH

Hà Lương Thuần

Hội Thủy lợi Việt Nam

 Nguyễn Thị Nguyệt

Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

 

Công tác quản lý vận hành hệ thống thủy lợi đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống, tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH). Thông thường quản lý vận hành hệ thống thủy lợi dựa vào bản kế hoạch/đề án thủy nông phục vụ sản xuất nông nghiệp do các công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) lập theo vụ và hầu hết chưa xem xét đến việc lồng ghép các yếu tố BĐKH và an ninh nước (ANN). Do vậy, lồng ghép các giải pháp ứng phó với BĐKH và các thách thức ANN vào kế hoạch quản lý vận hành hệ thống thủy lợi sẽ chủ động ứng phó hiệu quả với BĐKH và thách thức ANN đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu thí điểm “lồng ghép Biến đổi khí hậu và an ninh nước vào kế hoạch quản lý vận hành hệ thống thủy lợi trạm bơm Thống Nhất thuộc hệ thống thủy lợi Nam Thái Bình”. Kết quả đã xây dựng được Kế hoạch quản lý vận hành hệ thủy lợi trạm bơm Thống Nhất đã được lồng ghép BĐKH và ANN. Kế hoạch đã được triển khai năm 2016.

Từ khóa: Hệ thống thủy lợi, lồng ghép an ninh nước và biến đổi khí hậu, kế hoạch quản lý vận hành, biến đổi khí hậu, an ninh nước

T46

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ AN TOÀN ĐÊ, KÈ BIỂN
TỈNH NAM ĐỊNH THEO PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HÀM THỨ CẤP - AHP

Nguyễn Tiến Dương, Nguyễn Văn Hùng

Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển

 

Bài báo nghiên cứu đánh giá mức độ an toàn đê, kè biển trong điều kiện biến đổi khí hậu có xét tới nước biển dâng theo phương pháp phân tích hàm thứ cấp - Analytic Hierarchy Process (AHP). Với cách tiếp cận mới này, cho phép xác định trọng số tác động riêng rẽ và tổ hợp tác động chung tới mức độ an toàn của đê, kè biển của các yếu tố: Tác động của sóng; Kết cấu kè bảo vệ đê, kè; Địa chất nền đê, kè gây xói ngầm, đẩy trồi; Trượt mái phía biển; Trượt mái phía đồng; Hiện tượng xói chân đê, kè biển. Từ đó giúp các nhà quản lý có thể nắm được các trọng điểm xung yếu cần quan tâm của tuyến đê biển và đưa ra các kế hoạch ứng phó thích hợp. 

Từ khóa: Hàm thứ cấp, AHP, Bản đồ rủi ro

T55

TỔNG QUAN CÁC MÔ HÌNH CÓ THỂ ÁP DỤNG ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) VÙNG BẮC TRUNG BỘ

 Hà Văn Thái; Phí Thị Hằng

Viện Nước, Tưới tiêu và môi trường

Phan Thị Ngọc Diệp

Viện Nghiên cứu Kinh tế Thủy Sản.

Trần Trung Dũng

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) góp phần quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng. Tuy nhiên, cùng với vấn đề phát triển kinh tế là vấn đề ô nhiễm môi trường và dịch bệnh tôm do chất thải từ chính hoạt động nuôi tôm. Giải pháp tối ưu cho vấn đề này là xử lý nước thải NTTS. Cho đến nay, có rất nhiều nghiên cứu về công nghề xử chất thải trên thế giới cũng như ở vn. Tuy nhiên, các công nghệ này tản mạn trong các công trình khác nhau. Để nghề NTTS nói chung và nghề nuôi tôm thẻ nói riêng phát triển bền vững, và để bảo vệ môi trường tự nhiên, các mô hình xử lý nước thải được tổng hợp, phân tích nhằm cung cấp cho các nhà quản lý, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các hộ nuôi thủy sản có cái nhìn tổng quát về các công nghệ xử lý nước thải phù hợp với điều kiện VN và có thể áp dụng đặc biệt tại vùng Bắc Trung Bộ. Để từ đó có thể, lựa chọn mô hình xử lý nước thải phù hợp với điều kiện cụ thể của chính mình. Kết quả là, 17 mô hình xử lý nước thải NTTS (gồm 8 công nghệ nước ngoài và 9 mô hình trong nước) đã được lựa chọn.  Các mô hình này phù hợp với điều kiện củaViệt Nam và đều có thể áp dụng để xử lý nước thải nuôi tôm thẻ đặc biệt tại Bắc Trung Bộ. Các mô hình này vận hành đơn giản, hiệu quả xử lý cao, ổn định và chi phí đầu tư thấp,  thân thiện với môi và chất lượng nước đạt tiêu chuẩn trước khi đưa ra môi trường tự nhiên.

Từ khóa: Bắc Trung Bộ, nuôi trồng thủy sản, tôm thẻ chân trắng, xử lý nước thải nuôi tôm.

T64

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẤT LOẠI SÉT YẾU VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIA CỐ BẰNG XI MĂNG

Vũ Ngọc Bình

Viện Thủy công

Đất loại sét yếu vùng ĐBSCL là các trầm tích trẻ có tuổi Holoxen, được hình thành với nhiều nguồn gốc và điều kiện khác nhau do vậy trong đất có chứa nhiều thành phần gây ảnh hưởng đến chất lượng đất gia cố. Kết quả nghiên cứu cải tạo đất cho thấy trong đất có nhiều hạt thô, ôxit silic, khoáng vật thạch anh có tác động tích cực cho cải tạo đất còn với đất có nhiều nhóm khoáng vật sét, hữu cơ gây bất lợi. Khi hàm lượng hữu cơ lớn trên 20% sẽ làm cường độ mẫu ban đầu tăng sau đó suy giảm theo thời gian bảo dưỡng, với đất nhiễm mặn dùng loại  xi măng chứa nhiều ôxit calci (CaO) phù hợp hơn với xi măng chứa ít CaO.

Từ khóa: Thành phần, cải tạo đất, đất sét yếu, thời gian bảo dưỡng, cường độ kháng nén.

T72

MÔ PHỎNG TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG CHẢY QUA TUYNEL TN1 TỚI ỔN ĐỊNH LÒNG DẪN VÀ TRỤ CẦU NGÀN TRƯƠI TRÊN
 ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH BẰNG MÔ HÌNH TOÁN 3D

Lê Văn Nghị, Phạm Hồng Cường,

 Đoàn Thị Minh Yến

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Dòng chảy sau tuynel tháo lũ có áp mang đặc tính của dòng tia với mức độ rối rất cao, việc mô phỏng hoặc tính toán năng lượng thừa sau cửa ra tuynel nhằm xác định mức độ tác đông tới lòng dẫn và các công trình ở hạ lưu là rất cần thiết. Bài báo trình bày kết quả mô phỏng tác động của dòng chảy sau tuynel TN1 - dự án hồ chứa nước Ngàn Trươi, tỉnh Hà Tĩnh tới lòng dẫn và cầu Ngàn Trươi bằng mô hình toán 3D. Mô hình được kiểm định, hiệu chỉnh qua mô hình vật lý, xác định được phân bố vận tốc lớn nhất trên sông Ngàn Trươi là 2.5÷3.2m/s, qua đó kiến nghị giải pháp gia cố bảo vệ bờ và trụ cầu Ngàn Trươi bằng rọ đá.

Từ khóa: Tuynel, trụ cầu, mô hình vật lý, mô hình toán (Flow 3D).

T82

GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC HỆ THỐNG THỦY LỢI THÁC HUỐNG

Nguyễn Thanh Hiền

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Nguyễn Văn Tỉnh

Viện Quy hoạch Thủy lợi

Hoạt động phát triển kinh tế-xã hội tác động bất lợi đến nguồn nước lưu vực sông Cầu, sông Thương dẫn đến nguồn nước cấp cho hệ thống thủy lợi Thác Huống bị suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng. Hệ thống thủy lợi Thác Huống nhận nước thải không qua xử lý từ khu đô thị, dân cư (Thành phố Thái Nguyên, Bắc Giang, các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, v.v…) xả trực tiếp xuống hệ thống kênh tiêu gây ra ô nhiễm cục bộ, cùng với điều kiện nguồn nước cạn kiệt vào mùa khô đã làm ô nhiễm trầm trọng nguồn nước trong hệ thống thủy lợi Thác Huống, chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Nghiên cứu kết hợp kết quả giám sát chất lượng nước từ năm 2016 đến nay với tính toán các phương án cân bằng nước đã đề xuất giải pháp tổng thể cấp nước, cải thiện môi trường nước hệ thống thủy lợi Thác Huống, bao gồm giải pháp xử lý nguồn thải, giải pháp công trình thủy lợi và giải pháp quản lý để giảm thiểu ô nhiễm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội trong vùng.

Từ khóa: Hệ thống thủy lợi Thác Huống, chất thải, ô nhiễm nguồn nước, môi trường nước, giám sát chất lượng nước, giải pháp giảm thiểu

T87

NGHIÊN CỨU SỰ LAN TRUYỀN SÓNG LŨ TỚI HẠ LƯU CÔNG TRÌNH TRONG TÌNH HUỐNG VỠ ĐẬP VÒM NẬM CHIẾN
BẰNG MÔ HÌNH TOÁN

Lê Thanh Hùng

Trường đại học Thủy lợi

Đập vòm Nậm Chiến trên suối Chiến thuộc huyện Mường La, tỉnh Sơn La, hiện nay là đập vòm mỏng cong hai chiều duy nhất được xây dựng ở Việt Nam. Với chiều cao đập 135m, nếu đập vòm Nậm Chiến bị vỡ sẽ gây những hậu quả khôn lường cho phía hạ lưu đập. Phương pháp số giải hệ phương trình nước nông phi tuyến hai chiều (2D – SWE)  được coi là phương pháp hữu hiệu trong mô phỏng sự lan truyền sóng gián đoạn. Với kịch bản đập vòm vỡ tức thời, hoàn toàn, kết quả tính toán bằng mô hình số trị bao gồm: quá trình mực nước lưu lượng, thời gian lũ đến, thời gian đạt độ sâu lớn nhất các điểm nghiên cứu; bản đồ ngập lụt tại các thời điểm. Bản đồ địa hình DEM90 lưu vực Nậm Chiến được sử dụng và sử dụng các kích thước lưới khác nhau để khảo sát sự phù hợp của lưới tính toán mô phỏng.

Từ khóa: Đập vòm, dòng chảy lũ, phương pháp số, kích thước lưới.

T95

NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN TRẠNG THÁI ỨNG SUẤT
TRONG HỆ BẢN CỌC LÀM VIỆC ĐỒNG THỜI

Đào Văn Hưng

Đại học Thủy lợi Hà Nội

Phùng Văn Ngọc

Đại học Bách khoa Hà Nội

Phạm Thanh Tâm

Viện Khoa học Thủy lợi Việt N am

Nghiên cứu trạng thái ứng suất của hệ bản cọc trong từng điều kiện chịu lực khác nhau khi xét đến sự làm việc đồng thời của hệ bản và cọc nhằm tận dụng tối đa khả năng làm việc của hệ cọc, tiết kiệm về mặt kinh tế và nâng cao chất lượng về mặt kỹ thuật đảm bảo công trình làm việc ổn định, bền vững. Trong bài báo này nhóm tác giả nghiên cứu sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn với sự hỗ trợ của phần mềm SAP 2000, mô hình hóa phần tử theo mô hình không gian ba chiều, có xét tới tương tác giữa cọc và nền để phân tích trạng thái ứng suất của hệ bản cọc khi làm việc đồng thời với các tổ hợp tải trọng khác nhau. Kết quả nghiên cứu về trạng thái ứng suất của hệ bản cọc khi làm việc đồng thời, phân bố ứng suất trên đầu cọc trong các trường hợp sử dụng sơ đồ hệ cọc.

Từ khóa: Công trình, cọc bê tông, mô hình, tải trong, ứng suất.

T103

PHÂN TÍCH KẾT CẤU THÁP CỐNG LẮP GHÉP ỨNG SUẤT TRƯỚC - ÁP DỤNG CHO THÁP CỐNG VĨNH TRINH

 

Hồ Sỹ Tâm

 Trường Đại học Thủy Lợi

Do yêu cầu khai thác và chống lũ nên việc thi công tháp cống đổ liền khối truyền thống khi sửa chữa, nâng cấp cống dưới đập gặp nhiều khó khăn. Giải pháp sử dụng tháp cống dạng đúc sẵn, lắp ghép ứng suất trước căng sau sẽ giải quyết được vấn đề này. Xuất phát từ điều kiện làm việc của cống lấy nước hồ chứa Vĩnh Trinh, bài báo giới thiệu kết quả tính toán và so sánh trạng thái ứng suất biến dạng giữa hình thức tháp cống lắp ghép và tháp cống liền khối truyền thống. Kết quả tính toán cho thầy việc mô phỏng ứng suất biến dạng trong điều kiện làm việc bình thường đã thành công. Cống lắp ghép ứng suất trước căng sau thể hiện nhiều ưu điểm về phân bố ứng suất và chuyển vị, đặc biệt là hầu như không có ứng suất kéo, giúp phát huy tối đa hiệu quả làm việc của vật liệu bê tông.  

Từ khoá: Cống lấy nước, phân tích kết cấu, kết cấu lắp ghép ứng suất trước.