, 12/10/2024
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 40 (09/2017)
Trang Tên bài báo Tác giả Tóm tắt I Khoa học Công nghệ T2 ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU GIẢM PHÁT THẢI KHÍ ĐINITƠ OXIT (N2O) ĐỐI VỚI CÁC KHU VỰC CANH TÁC LÚA NƯỚC TẠI VIỆT NAM Nguyễn Tùng Phong Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Hiện nay, biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất mà thế giới sẽ phải đối mặt trong những năm tiếp theo. Nguyên nhân của vấn đề này là do sự gia tăng nhanh chóng nồng độ khí nhà kính (GHGs) trong khí quyển. Carbonic (CO2), Metan (CH4) và Đinitơ Oxit (N2O) là 3 loại khí nhà kính chính sinh ra trong quá trình sản xuất nông nghiệp, tỉ lệ phát thải của các khí nhà kính này lần lượt là 9% CO2, 45% CH4, 46% các khí chuyển hoá từ Nitơ và canh tác lúa nước là một nguồn chính của các loại khí này. Trong đó, khí N2O được biết đến như là một loại khí nhà kính mạnh gấp 12 lần khí CH4 và 296 lần khí CO2 và nó đang góp phần phá huỷ mạnh mẽ tầng Ôzôn trong suốt 100 năm qua (IPCC, 2010). Việt Nam là một đất nước có 4,1 triệu ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp là canh tác lúa nước (Bộ TNMT, 2011) nên cần thiết phải nghiên cứu các giải pháp về khoa học công nghệ nhằm giảm thiểu phát thải khí N2O trong ngành nông nghiệp, cụ thể hơn là nghiên cứu một phương pháp quản lý nước một cách hợp lý đi kèm với chất dinh dưỡng mặt ruộng tốt để có thể duy trì sản lượng mà vẫn giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính từ ruộng lúa. Bài báo này xin cùng được bàn luận và chia sẻ một số các nội dung cần thực hiện cho hướng nghiên cứu này. T10 CHẾ ĐỘ THỦY THẠCH ĐỘNG LỰC KHU VỰC CỬA SÔNG, VEN BIỂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Lê Thanh Chương, Trần Bá Hoằng Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá chế độ thủy, thạch động lực khu vực cửa sông, ven biển vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Các mô hình toán 1D (MIKE11) và 2D (MIKE21 Coupled FM) với tỉ lệ chi tiết khác nhau được sử dụng để mô phỏng chế độ thủy động lực, vận chuyển bùn cát, và diễn biến hình thái trong một năm khí hậu (từ 5/2009 - 4/2010) trong điều kiện hiện tại. Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực cửa sông ven biển vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long chịu tác động của chế độ gió mùa đó là thời kỳ gió mùa Tây Nam đây cũng là mùa lũ và gió mùa Đông Bắc đây cũng chính là mùa khô. Trong thời kỳ gió mùa Tây Nam vùng cửa sông, ven biển phía biển Đông xu thế bồi tụ là chủ yếu, hiện tượng xói lở ít xảy ra. Hiện tượng xói lở khu vực này bắt đầu vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc. Điều này thì ngược lại đối với vùng cửa sông ven biển phía biển Tây. T23 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH THỦY LỢI THEO LÝ THUYẾT ĐỘ TIN CẬY Phạm Hồng Cường Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Bài báo giới thiệu một cách tiếp cận lý thuyết độ tin cậy để tính toán kết cấu công trình thủy lợi theo chỉ số độ tin cậy. Bao gồm từ phương pháp lựa chọn mô hình lực tác dụng lên kết cấu công trình thủy lợi và các phương pháp tính toán chỉ số độ tin cậy từ trường hợp từ đơn giản đến phức tạp. Đồng thời, đã xây dựng các bước xác định độ tin cậy cho phép và đề xuất giá trị phù hợp để ứng dụng tính toán trong điều kiện Việt Nam. T28 NHẬN DIỆN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢNH BÁO LŨ QUÉT DỰA TRÊN CHỈ SỐ MƯA TÍCH LŨY Ở THƯỢNG LƯU THỜI ĐOẠN NGẮN CHO LƯU VỰC SÔNG CẢ Đỗ Hoài Nam Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Phương pháp nhận diện và cảnh báo lũ, lũ quét dựa trên những phân tích về mưa lớn đã cho thấy một số ưu điểm nổi bật, đặc biệt khi sử dụng các bộ dữ liệu phân bố không gian ở phạm vi khu vực hay toàn cầu, giúp giải quyết những khó khăn về thu thập dữ liệu ở các lưu vực sông chảy qua nhiều quốc gia. Bài báo giới thiệu một cách tiếp cận đơn giản để xác rủi ro lũ quét cho sông, suối khu vực miền núi dựa trên chỉ số lượng mưa tích lũy ở thượng lưu thời đoạn ngắn được phân tích từ bộ dữ liệu mưa ngày, tái tạo cho khu vực gió mùa châu Á trong giai đoạn khí hậu 1961-2007 (APHRODITE). Nghiên cứu điển hình được áp dụng cho lưu vực sông Cả và đã xác định được mức độ rủi ro lũ quét cho toàn bộ mạng lưới sông, suối. Kết quả nghiên cứu đã sơ bộ được kiểm nghiệm, phản ánh sự phù hợp với thực tế và cho thấy khả năng ứng dụng để cảnh báo lũ sớm. T34 NGHIÊN CỨU DỰ BÁO DÒNG CHẢY LŨ VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG QUÁ TRÌNH XẢ LŨ VỀ HẠ DU CHO CÁC HỒ CHỨA THUỘC LƯU VỰC SÔNG BA TỈNH ĐẮK LẮK ỨNG VỚI CÁC CẤP ĐỘ MƯA, ÁP DỤNG ĐIỂN HÌNH CHO HỒ CHỨA NƯỚC EA KNOP HUYỆN EA KAR Hoàng Ngọc Tuấn Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên Biến đổi khí hậu tạo ra những hình thái thời tiết cực đoan dẫn đến lưu lượng lũ, đường quá trình lũ cũng như lưu lượng xả lũ về hạ du trong thực tế vận hành khác nhiều so với thiết kế ban đầu theo hướng bất lợi làm cho công trình có nguy cơ mất an toàn.Với mong muốn có thể dự báo được lưu lượng, mực nước hồ cũng như xây dựng quá trình xả lũ về hạ du tương ứng sát với thực tế giúp các cơ quan quản lý, vận hành hồ đập cũng như các cấp chính quyền địa phương có thể chủ động ứng phó khi xảy ra mưa lũ . Trong bài báo này giới thiệu ứng dụng phần mềm HEC-HMS để tính toán cho 1 hồ chứa điển hình thuộc lưu vực Sông Ba tỉnh Đăk Lắk làm cơ sở để áp dụng cho các hồ chứa khác của khu vực T41 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NGUỒN NƯỚC NGỌT SÔNG HẬU PHỤC VỤ CẤP NƯỚC CHO VÙNG SẢN XUẤT TÔM - LÚA TỈNH BẠC LIÊU Nguyễn Đình Vượng, Huỳnh Ngọc Tuyên, Lê Văn Thịnh Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Nguyễn Quang Phi Trường Đại học Thủy lợi Mô hình trồng lúa trên nền đất nuôi tôm, gọi tắt là mô hình Tôm - Lúa đang được coi là loại hình sản xuất bền vững ở Bạc Liêu nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung. Trong đó nguồn nước ngọt cấp cho việc rửa mặn để trồng lúa là vấn đề hết sức quan trọng, góp phần quyết định đến năng suất và chất lượng của vụ lúa. Tuy nhiên, nguồn nước ngọt để rửa mặn cho các vùng này ngoài nước mưa (nước trời), còn phải phụ thuộc vào nguồn nước mặt từ sông Hậu. Trong khuôn khổ của nghiên cứu này nhóm tác giả bước đầu đánh giá khả năng cấp ngọt từ sông Hậu cho vùng sản xuất Tôm - Lúa tỉnh Bạc Liêu thông qua kết quả mô phỏng bài toán thành phần nguồn nước xét ở trường hợp hiện trạng và khi đã xây dựng cống Cái Lớn, Cái Bé. T50 TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Văn Chiến Trung tâm Đào tạo và Hợp tác quốc tế Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu ngày càng có chiều hướng tăng lên và tác động lớn đến các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là ngành nông nghiệp. Trong bối cảnh đó, tái cơ cấu ngành nông nghiệp vừa là giải pháp để thúc đẩy sản xuất, tăng giá trị kinh tế, đồng thời cũng là giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Bài viết đề cập đến các tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp trong một số lĩnh vực cơ bản và chủ yếu dễ bị ảnh hưởng nhất. Bên cạnh đó, bài viết chỉ ra những kết quả bước đầu của việc triển khai chính sách tái cơ cấu ngành trong giai đoạn vừa qua cùng với những hạn chế và nguyên nhân của kết quả tái cơ cấu trong bối cảnh đòi hỏi phải thích ứng với những diễn biến của biến đổi khí hậu. Cuối cùng, bài viết đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành theo hướng bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. T59 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIẢI PHÁP KÈ MỎ HÀN CỌC ỨNG DỤNG ĐỂ CHỈNH TRỊ SÔNG TIỀN VÀ SÔNG HẬU Nguyễn Nghĩa Hùng Viện khoa học Thủy lợi miền Nam Sông Mê Công đoạn chảy qua Việt Nam có chiều dài khoảng 250km, có các nhánh sông chảy trực tiếp qua 9/13 tỉnh thành của ĐBSCL. Hiện nay, sạt lở bờ sông đang diễn ra với mức rất nghiêm trọng uy hiếp đến sự ổn định của hành lang dân sinh ven sông. Đã có nhiều nghiên cứu và có một số giải pháp kỹ thuật bảo vệ bờ được sử dụng, tuy nhiên vì lòng sông rộng, đất bờ yếu, dân cư tập trung ven sông, các giải pháp kỹ thuật thường có giá thành cao, do vậy chỉ được áp dụng ở một số vị trí sạt lở trọng yếu. Bài báo giới thiệu giải pháp kè mỏ hàn cọc, có giá thành rẻ hơn và có tính vượt trội về kỹ thuật để góp phần bổ sung thêm lựa chọn giải pháp cho việc phòng chống sạt lở đối với sông Tiền và sông Hậu hiện nay. Kết quả đã được ứng dụng và cho thấy sau 15 năm kè vẫn hoạt động tốt, đồng thời trên cơ sở mô hình toán MIKE 3, tác giả đã làm rõ hơn tính năng của loại kè này T68 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ ĐÊ PHÁ SÓNG XA BỜ ĐẾN HIỆU QUẢ GIẢM SÓNG BẰNG MÔ HÌNH VẬT LÝ Lê Thanh Chương, Trần Bá Hoằng Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam Giải pháp công trình đê phá sóng xa bờ là giải pháp mang tính chủ động trong việc giảm sóng. Đây là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu tình trạng xói lở bờ, nhất là trong trường hợp các giải pháp mềm hoặc các giải pháp mang tính bị động không khả thi hoặc hiệu quả thấp. Trong bài báo này trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu với 78 kịch bản thí nghiệm về các phương án bố trí công trình đê phá sóng xa bờ, các điều kiện mực nước, tham số sóng (sóng ngẫu nhiên) khác nhau. Kết quả thí nghiệm sẽ phục vụ cho việc nghiên cứu phương án bố trí công trình phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực T76 DỰ TÍNH SỨC KHÁNG CẮT KHÔNG THOÁT NƯỚC CỦA ĐẤT DÍNH ĐƯỢC GIA TẢI TRƯỚC KẾT HỢP THOÁT NƯỚC THẲNG ĐỨNG Nguyễn Hồng Trường, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Nguyễn Hữu Thái, Trường Đại học Thủy lợi Đặng Thị Hải Vân Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc Bài báo giới thiệu các hàm dự báo sức kháng cắt không thoát nước của đất được gia tải trước đang được dùng phổ biến trên thế giới. Trên cơ sở phân tích sức kháng cắt theo lý thuyết biến đổi của độ bền không thoát nước, nghiên cứu đã đề xuất công thức dự báo sức kháng cắt không thoát nước áp dụng phù hợp tại mọi thời điểm cố kết. Công thức đề xuất đã được khẳng định tính đúng đắn thông qua kiểm nghiệm với kết quả nghiên cứu mô hình vật lý và kết quả thí nghiệm cắt cánh hiện trường của một số công trình thực tế. T87 ỨNG DỤNG GIS VÀ MÔ HÌNH THỦY VĂN THỦY LỰC MIKE TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT VÙNG HẠ DU HỒ CHỨA PLEIPAI KẾT HỢP ĐẬP DÂNG IALỐP TỈNH GIA LAI Nguyễn Phú Quỳnh Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Cảnh báo ngập lụt vùng hạ du hồ chứa và các thiệt hại rủi ro từ xả lũ và sự cố vỡ đập đang là vấn đề được các cấp chính quyền, các ngành quan tâm. Để chủ động ứng phó và giảm nhẹ thiên tai cho vùng hạ du thì công tác cảnh báo là không thể thiếu. Bài báo này xin trân trọng gửi đến quí bạn đọc phương pháp ứng dụng GIS và mô hình thủy văn thủy lực MIKE trong công tác xây dựng bản đồ ngập lụt cho vùng hạ du hồ chứa Plei Pai kết hợp đập dâng Ia Lốp. T95 GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI HỒ CHỨA NƯỚC HÒA TRUNG KHI XẢY RA LŨ CỰC HẠN PMF Hoàng Ngọc Tuấn Viện KHTL miền Trung và Tây Nguyên An toàn hồ chứa luôn là vấn đề nóng, mang tính thời sự đặc biệt là trong điều kiện biến đổi khí hậu, thoái hóa mặt đệm lưu vực đã làm thay đổi theo hướng bất lợi làm cho lũ lên nhanh, lưu lượng đỉnh lũ lớn hơn thiết kế; cùng với đó là công trình xây dựng đã lâu, thiết kế, thi công có nhiều bất cập không đáp ứng được yêu cầu mới hiện nay làm cho công trình có nguy cơ mất an toàn cao. Chính vì vậy khi sữa chữa, nâng cấp công trình đầu mối cần phải xem xét kỹ các phương án như: nâng cao đỉnh đập, gia cố đập hoặc tăng khả năng tháo của tràn bằng cách mở rộng tràn, làm tràn xả sâu. Bài báo này giới thiệu một số phương án điển hình nhằm đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối hồ chứa nước Hòa Trung khi xảy ra lũ cực hạn PMF làm cơ sở tham khảo cho các hồ chứa khác có điều kiện tương tự. T107 ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH THƯỚC Ô LƯỚI TỚI KẾT QUẢ TÍNH TOÁN THỦY LỰC DÒNG CHẢY LŨ Lê Thị Thu Hiền, Lê Thanh Hùng Trường đại học Thủy Lợi Kích thước ô lưới là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tính chính xác của kết quả tính thủy lực bằng mô hình toán. Sử dụng phần mềm tính toán thủy lực 2D-FV do các tác giả tự xây dựng dựa trên phương pháp thể tích hữu hạn để giải hệ phương trình nước nông phi tuyến hai chiều (2D-NSWE) trên lưới có cấu trúc. Bài báo phân tích, đánh giá ảnh hưởng của kích thước ô lưới tới kết quả tính toán thủy lực như: độ sâu, lưu lượng của dòng chảy lũ trên địa hình phức tạp. T114 GIẢI PHÁP TÍCH GIỮ VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC NGỌT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Bùi Quang Nhung Viện Thủy lợi và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi Biển đối khí hậu là một thách thức lớn đối với loài người. Với trí thức và hành động của nhân loại, chúng ta đã từng bước chinh phục các nguy cơ gây hại, ngày càng làm cho đời sống con người và xã hội không ngừng phát triển vững mạnh. Trong điều kiện biến đổi khí hậu, ở ĐBSCL nước ta phải chịu ảnh hưởng rất nặng nề khi các nước thượng nguồn sử dụng quá nhiều nước để phát triển kinh tế, nên đã và sẽ xẩy ra thiếu nnước nghiêm trọng. Để chủ động ngăn chặn và ứng phó các nhân tố thảm họa hiệu quả, chúng ta phải xây dựng các công trình thủy lợi kiểm soát mặn, bảo vệ và tăng cường nguồn nước ngọt và môi trường sinh thái, khai thác hiệu quả tiềm năng của khu vực. T120 ĐÁNH GIÁ CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI DỰA TRÊN THIỆT HẠI Lê Hải Trung Trường Đại học Thủy lợi Việt Nam là một trong những nước hứng chịu thiên tai nhiều nhất thế giới, thiệt hại có thể chiếm tới 1,5% GDP hàng năm. Tuy nhiên, hậu quả thường chỉ được xác định sau khi thiên tai xảy ra, phục vụ công tác khắc phục hậu quả. Bài báo nghiên cứu mức độ hiểm họa thiên tai thông qua đánh giá thiệt hại có thể xảy ra về con người và vật chất. Tương ứng với 5 cấp độ rủi ro theo qui định của nhà nước, mức hiểm họa được phân thành 5 cấp độ phụ thuộc vào tỉ lệ thiệt hại do thiên tai tính theo GDP và tổng dân số. Cùng với các đặc trưng vật lí của các hiện tượng thời tiết cực đoan, 5 cấp độ hiểm họa này sẽ góp phần tạo cơ sở để cảnh báo, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. T126 NGHIÊN CỨU DÒNG CHẢY TRÊN DỐC NƯỚC SAU TRÀN CÓ TRỤ PIN BẰNG MÔ HÌNH TOÁN KẾT HỢP THỰC NGHIỆM Nguyễn Văn Tài, Lê Thị Thu Hiền Trường Đại học Thủy Lợi Dòng chảy trên dốc nước sau trụ pin xuất hiện các gân nước nổi cao, các gân nước này va chạm nhau, va chạm vào tường bên tạo nên một lưới chuyển động của các gân nước. Bài báo này sử dụng mô hình số trị 2D-FV mô phỏng dòng chảy 3 chiều này trên dốc nước, áp dụng cho dòng chảy trên dốc nước của tràn xả lũ hồ chứa nước Tà Rục, tỉnh Khánh Hòa. Kết quả này được kiểm định bằng mô hình vật lý được thực hiện ở Phòng Thí nghiệm Thủy lực, Trường Đại học Thủy lợi.