, 27/12/2024
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 41 (09/2017)
Trang Tên bài báo Tác giả Tóm tắt I Khoa học Công nghệ T2 ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY SUY GIẢM BÙN CÁT ĐẾN HỆ THỐNG SÔNG HỒNG, THỜI KỲ 2000 - 2015 Nguyễn Ngọc Quỳnh Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Quốc Gia về động lực học sông biển Bài báo trình bày kết quả phân tích, đánh giá biến động của bùn cát đến từ thượng lưu ( độ đục và tổng lượng ) trên hệ thống sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay cũng như sự suy giảm mang tính đột biến tổng lượng cát về hạ du sông Hồng trong những năm gần đây, qua đó đã đưa ra các nhận định về nguyên nhân chính gây suy giảm tổng lượng bùn cát về hạ du, làm căn cứ để nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động bất lợi đến hoạt động của các sông trình thủy lợi trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình T9 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TIÊU CHÍ SỐ 17 TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2016-2020 Vũ Thị Thanh Hương; Nguyễn Quang Vinh; Vũ Quốc Chính Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường Nội dung bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường và các mô hình mẫu về xử lý tổng hợp CTR trong xây dựng nông thôn mới” do Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường thực hiện. Cơ sở đề xuất các giải pháp thực hiện Tiêu chí số 17 dựa trên các nội dung và chỉ tiêu đánh giá Tiêu chí số 17 đã được qui định trong quyết định 1980/QĐ-TTg và đã kết quả khảo sát, tham vấn tại 10 tỉnh đại diện cho các vùng sinh thái trong cả nước về những khó khăn, tồn tại, các vấn đề cần được giải quyết trong thực hiện Tiêu chí số 17. Các giải pháp đề xuất trong bài viết bao gồm các giải pháp chung để thực hiện Tiêu chí 17 và các giải pháp cụ thể đối với các nội dung 17.1; 17.2; 17.3; 17.4; 17.5 và 17.6. Trong đó, nhấn mạnh cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp từ tổ chức quản lý, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, giải pháp kỹ thuật phù hợp và sự tham gia của cộng đồng. Với điều kiện nông thôn hiện nay cần ưu tiên các giải pháp đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với chính sách xã hội hóa trong xây dựng NTM. Bài viết tập trung vào các giải pháp chưa được chú ý trong giai đoạn 2011-2015 như cải thiện môi trường khu dân cư, phát triển các khu vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu, cải tạo cảnh quan bằng hàng rào cây xanh... Các giải pháp đề xuất là tài liệu tham khảo cho các địa phương trong triển khai thực hiện Tiêu chí số 17, đồng thời cũng là những kiến nghị đối với các cơ quản lý về chính sách hỗ trợ để thực hiện thành công Tiêu chí số 17 trong xây dựng Nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2016-2020. T19 ỨNG DỤNG ẢNH VIỄN THÁM TRONG VIỆC NÂNG CAO ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA MÔ PHỎNG NGẬP LỤT LƯU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC TỈNH QUẢNG NGÃI Vũ Đình Cương, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thành Luân, Nguyễn Thu Huyền, Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về ĐLHSB Phạm Thanh Tâm Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Nguyễn Hiệp Chi cục Phòng chống thiên tai khu vực Miền trung - Tây nguyên Phân tích ảnh viễn thám phục vụ nâng cao độ chính xác trong bài toán mô phỏng ngập lụt lưu vực được thể hiện trong nghiên cứu này tập trung vào 2 điểm: 1) Ảnh viễn thám giúp xác định được hệ số nhám của từng ô lưới cho vùng nghiên cứu để chính xác hóa số liệu đầu vào; 2) Phạm vi ngập phân tích xác định từ ảnh viễn thám được so sánh với kết quả mô phỏng của mô hình, giúp kiểm nghiệm độ chính xác của mô hình mô phỏng. Ảnh viễn thám có độ phân giải không gian khá chi tiết phản ánh khách quan được những biến động của các đối tượng trên bề mặt lưu vực và cho phép cập nhật kịp thời những biến động này cho mô hình mô phỏng. Diện ngập xác từ kết quả phân tích ảnh viễn thám có tính khách quan và là nguồn dữ liệu độc lập để so sánh đối chiều với kết quả tính toán từ mô hình. Sự kết hợp giữa mô hình mô phỏng ngập lụt Mike Flood và ảnh viễn thám được thực hiện trong nghiên cứu ngập lụt lưu vực sông Trà Khúc tỉnh Quảng Ngãi đã cho thấy sự hỗ trợ rất hữu hiệu của ảnh viễn thám để nâng cao độ chính xác của mô hình mô phỏng và là một hướng nghiên cứu đúng đắn cần phát huy nhân rộng. T31 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH ĐẬP DÂNG KHU VỰC TÂY BẮC Đinh Xuân Trọng, Nguyễn Chí Thanh, Đỗ Thị Thùy Dung, Nguyễn Văn Long, Trần Thị Tuyên Viện Thủy công Với 11.339 công trình đập dâng các loại đang vận hành, khai thác đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt; sự xuống cấp, lão hóa, kết cấu vật liệu không bền vững của công trình và những hạn chế trong công tác quản lý vận hành đã làm suy giảm hiệu quả của các công trình đập dâng. Bài viết trình bày nội dung, phương pháp đánh giá hiện trạng và hiệu quả cho một công trình đập dâng đang khai thác, vận hành. Trên cơ sở đó, đánh giá hiệu quả của công trình qua các chỉ số kinh tế, xã hội ở mức độ khác nhau và từ đó đưa ra những giải pháp, ứng xử phù hợp, kịp thời T40 XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ VẬN HÀNH KHẨN CẤP KIỂM SOÁT LŨ HỒ CHỨA NƯỚC VỰC MẤU TỈNH NGHỆ AN Nguyễn Đăng Giáp, Nguyễn Tài Trí Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển Vận hành khẩn cấp kiểm soát lũ cần đạt hai mục tiêu chính là bảo đảm an toàn đập và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể vùng hạ lưu. Vận hành khẩn cấp kiểm soát lũ có hiệu quả thường được dựa vào biểu đồ vận hành khẩn cấp. Biểu đồ vận hành khẩn cấp được biểu diễn dưới dạng họ các đường cong quy tắc. Các đường cong này biểu diễn lưu lượng xả của hồ chứa là hàm của trạng thái hồ (thường là dòng chảy đến hồ và mực nước hồ). Biểu đồ vận hành khẩn cấp không phụ thuộc vào kết quả dự báo lượng mưa và dự báo lưu lượng đến hồ chứa và điều kiện lũ hạ lưu hoặc các dữ liệu khác. Các biểu đồ vận hành khẩn cấp kiểm soát lũ hướng dẫn người vận hành hoạt động trong điều kiện khẩn cấp. Cơ sở lý thuyết của phương pháp xây dựng biểu đồ vận hành khẩn cấp kiểm soát lũ và kết quả áp dụng cho hồ chứa Vực Mấu, tỉnh Nghệ An được trình bày trong bài báo này. T46 KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM SÓNG CỦA CẤU KIỆN LĂNG TRỤ MẶT BÊN KHOÉT LỖ RỖNG TRÒN Lê Thanh Chương, Trần Bá Hoằng Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam Tình trạng sạt lở bờ biển, suy thoái rừng ngập mặn vùng ĐBSCL đang diễn ra rất phức tạp và ngày một gia tang. Một trong những nguyên nhân chính là do sóng biển, nước biển dâng … gây ra. Để ngăn chặn sạt lở, khôi phục lại rừng ngập mặn dải ven biển ĐBSCL, đã có nhiều loại dạng công trình bảo vệ trực tiếp, công trình giảm sóng gây bồi xa bờ. Mặc dù nhiều công trình đã mang lại hiệu quả tốt, xong khả năng nhân rộng còn rất hạn chế, do thiếu cơ sở khoa học. Với mục đích đánh giá hiệu quả giảm sóng của cấu kiện lăng trụ mặt bên khoét lỗ rỗng tròn, làm cơ sở cho việc tính toán thiết kế đê ngầm giảm sóng bằng cấu kiện này, tập thể tác giả đã tiến hành thí nghiệm mô hình vật lý trên bể sóng của Viện Khoa Học Thủy Lợi Miền Nam. Kết quả bước đầu thu được từ thí nghiệm là nội dung chính được trình bày trong bài báo. T53 BÀI TOÁN XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ VẬN HÀNH HỒ CHỨA TRONG ĐIỀU KIỆN MƯA, LŨ LỚN CỰC ĐOAN Nguyễn Ngọc Nam, Lê Văn Nghị, Bùi Thị Ngân, Hoàng Đức Vinh Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển Vận hành hồ chứa trong điều kiện mưa, lũ lớn cực đoan là bài toán phức tạp vì phải đảm bảo các yêu cầu an toàn hồ chứa, an toàn hạ du và vẫn phải giữ được lượng nước trong hồ cho các mục đích cấp nước, phát điện trong mùa kiệt. Trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay mưa, lũ lớn cực đoan xảy ra thường xuyên hơn trong khi công tác dự báo còn nhiều hạn chế nên cần thiết có một phương pháp xác định các tiêu chí vận hành hồ đơn giản, dễ áp dụng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiếp cận vấn đề từ bài toán cực đoan tổng quát là hồ chứa đang ở mực nước cao (trong thời kỳ lũ chính vụ hoặc đầu kỳ lũ muộn) thì có lũ lớn đến hồ. Dùng phương pháp giải tích kết hợp mô phỏng dòng chảy lũ bằng mô hình toán và phương pháp thử dần, chúng tôi xác định được các thông số quan trọng là thời điểm bắt đầu xả nước T0; cường suất xả lũ Qi; lưu lượng xả lũ thời đoạn Qxả; mực nước đón lũ Zdl; thời điểm kết thúc vận hành Tat và tổng lượng xả Wx. Phương pháp này được áp dụng tính thử cho hồ chứa Suối Hành ở Khánh Hòa và Sông Sào ở Nghệ An cho kết quả tốt. Những thông số này có ý nghĩa quan trọng để vận hành hồ chứa an toàn và hiệu quả. T62 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐẶC TRƯNG HÌNH HỌC ĐẾN KHẢ NĂNG THÁO VÀ LỰA CHỌN MẶT CẮT TIÊU CHUẨN CHO TRÀN PIANO Đoàn Thị Minh Yến Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển Tràn piano tiền thân là tràn Labyrinth kiểu cung cải tiến móng thu nhỏ nhằm xây dựng trên địa hình chật hẹp. Lưu lượng qua tràn piano tăng từ 3 đến 5 lần so với tràn truyền thống do tăng về chiều dài thoát nước dạng zic zắc, đặc biệt khi cột nước nhỏ. Tràn có cấu tạo phức tạp, khả năng tháo qua tràn phụ thuộc vào nhiều thông số hình dạng. Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu và đi đến lựa chọn mặt cắt tiêu chuẩn cho tràn piano nhằm tối ưu về khả năng tháo và kinh tế. Mặt cắt tràn piano tiêu chuẩn được xác định bởi các tỷ số tỷ lệ chiều dài tràn/chiều rộng tràn từ 4 tới 6 (N=L/W=4÷6); tỷ lệ chiều rộng phím nước vào/phím nước ra từ 1,2 đến 1,5 (Wi/Wo=1,2÷1,5); tỷ lệ giữa chiều cao tràn và chiều rộng đơn phím P/Wu=0,5÷1,3; Độ dốc phím nước vào Si=0,4÷0,8. T71 KẾT QUẢ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ DỮ LIỆU CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Nguyễn Anh Tuấn Trung tâm Công nghệ phần mềm Thuỷ lợi Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới là một chương trình lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào xây dựng nông thôn mới. Tin học hoá quản lý cơ sở dữ liệu của Chương trình là một nhiệm vụ cấp thiết nhằm hỗ trợ việc quản lý hoạt động của Chương trình, của các đề tài, dự án, truyền tải đến lãnh đạo các địa phương, bà con nông dân những thông tin thiết thực, các giải pháp khoa học công nghệ và hiệu quả ứng dụng chúng vào xây dựng nông thôn mới. Bài viết này phân tích sự cần thiết đó, trình bày giải pháp công nghệ để xây dựng và kết quả xây dựng hệ thống thông tin quản lý dữ liệu cho Chương trình. T81 NGHIÊN CỨU ĐẬP BẢN LẬT TỰ ĐỘNG BẰNG THỰC NGHIỆM Bài báo giới thiệu về một loại đập bản lật (dạng cửa van tự lật) trục dưới làm việc theo nguyên lý tự động cân bằng lực đóng mở để dâng nước và tháo lũ. Đây là kết quả nghiên cứu mới khi kết hợp thủy động lực và cơ khí chế tạo. Với việc sử dụng hệ lò xo để tạo mô men chống lật nên có thể đáp ứng các mực nước khác nhau khi sử dụng lò xo có độ cứng tương đương, đây là ưu điểm chính của loại cửa van này. Dạng cửa van này có thể chế tạo sẵn theo từng đơn nguyên nên dễ dàng cho việc vận chuyển, lắp đặt và thay thế. T90 TÍNH TOÁN VÀ KHÔI PHỤC CHUỖI SỐ LIỆU DÒNG CHẢY CHO Hồ Việt Cường, Nguyễn Ngọc Quỳnh Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Trịnh Quang Toàn Đại học tổng hợp California, Davis - Hoa Kỳ Bài báo trình bày kết quả tính toán khôi phục dữ liệu dòng chảy cho lưu vực sông Thao, sử dụng bộ công cụ mô hình khí tượng thủy văn kết hợp WEHY-WRF với số liệu đầu vào là dữ liệu khí tượng toàn cầu ERA-20C. Mô hình khí tượng WRF được thiết lập dựa trên các đặc tính vật lý của lưu vực và được kiểm định với các chuỗi số liệu mưa thực đo của các trạm khí tượng mặt đất, kết hợp với bộ số liệu mưa toàn cầu APH của Nhật Bản. Mô hình thủy văn lưu vực WEHY được xây dựng dựa trên các thông số lưu vực như: địa hình, thảm phủ, thổ nhưỡng, v.v... Mô hình được kiểm định dựa trên các chuỗi số liệu thực đo thu thập được ở cả phần lãnh thổ Việt Nam và Trung Quốc. Kết quả số liệu dòng chảy sông Thao được khôi phục từ năm 1950-2008 có độ tin cậy khá tốt và có thể sử dụng để tính toán, phân tích, nghiên cứu về các đặc trưng thủy văn, dòng chảy trên lưu vực. T101 MÔ PHỎNG LAN TRUYỀN Ô NHIỄM AMONI TỪ NGHĨA TRANG CÔN ĐẢO ĐẾN CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC DƯỚI ĐẤT ĐẢO CÔN SƠN Nguyễn Thị Minh Trang; Nguyễn Lê Duy Luân Đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh Đánh giá tiềm năng phát thải ô nhiễm của nghĩa trang đến các tầng chứa nước dưới đất bên dưới là một bài toán phức tạp. Bên cạnh các công tác quan trắc lấy mẫu, phân tích nồng độ ô nhiễm trong đất và nước dưới đất và định vị vùng ô nhiễm thì việc ứng dụng mô hình toán nhằm mô phỏng và dự báo khả năng lan truyền chất ô nhiễm từ nghĩa trang là một cách tiếp cận và giải quyết vấn đề có ý nghĩa thực tiễn. Trong bài báo này, mô hình MT3DMS thuộc phần mềm GMS 10. được đề xuất sử dụng nhằm mô phỏng và xác định khả năng lan truyền ô nhiễm NH4+- một trong các chất gây ô nhiễm nước dưới đất, có nguồn gốc từ quá trình phân hủy xác người ở nghĩa trang lâu năm Côn Đảo. Kết quả cho thấy, sự lan truyền amoni từ nghĩa trang Côn Đảo đến tầng chứa nước dưới đất của Thung lũng Côn Sơn, huyện Côn Đảo đã xảy ra. T111 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VEN BIỂN TỈNH NINH THUẬN BẰNG CHỈ SỐ MỜ Bùi Việt Hưng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh Chỉ số mờ (Fuzzy Comprehensive Evaluation – FCE) dựa trên cơ sở lý thuyết mờ của giáo sư L.A. Zadeh, Mỹ (1965), được áp dụng cho việc đánh giá chất lượng nguồn nước do nó đánh giá được tính không chắc chắn của các chỉ số chất lượng đo đạc và cho kết luận khá khách quan về chất lượng nguồn nước của khu vực. Điều này rất hữu ích cho các nhà quản lý môi trường. Với việc sử dụng bộ số liệu quan trắc chất lượng nguồn nước ven biển tỉnh Ninh Thuận làm ví dụ cho việc áp dụng chỉ số mờ trong đánh giá mức độ ô nhiễm, điều này sẽ phần nào làm sáng tỏ tính logic và tính phù hợp của chỉ số. Đồng thời qua việc áp dụng chỉ số mờ trong đánh giá chất lượng nguồn nước sẽ giúp các nhà quản lý thêm thông tin đánh giá môi trường đáng tin cậy hơn. T120 NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN QUY TRÌNH VẬN HÀNH PHÁT ĐIỆN HỢP LÝ CHO BẬC THANG THỦY ĐIỆN KRÔNG NÔ 2&3 Nguyễn Văn Nghĩa Trường Đại học Thủy lợi Trạm thủy điện nhỏ đang được xây dựng và đưa vào vận hành nhiều, phần lớn các trạm thủy điện này có hồ điều tiết ngày đêm và làm việc trong hệ thống bậc thang, do vậy cần lựa chọn phối hợp vận hành các trạm thủy điện này một cách hợp lý nhằm mang lại doanh thu cao nhất. Bài báo phân tích các phương án vận hành của hai trạm thủy điện Krông Nô 2&3 trên cùng bậc thang, từ đó tìm ra trường hợp vận hành hiệu quả nhất. Kết quả cho thấy, cả hai trạm thủy điện này đều vận hành theo phương án 2 sẽ cho doanh thu cao nhất cho chủ đầu tư.
LƯU VỰC SÔNG THAO (BAO GỒM CẢ PHẦN LÃNH THỔ TRUNG QUỐC) BẰNG BỘ MÔ HÌNH KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
KẾT HỢP WEHY-WRF