, 13/10/2024
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 42 (02/2018)
Trang Tên bài báo Tác giả Tóm tắt I Khoa học Công nghệ T2 MỘT SỐ XU THẾ CƠ BẢN VÀ QUAN ĐIỂM CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG BỀN VỮNG, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Trần Đình Hòa Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng cực Nam của tổ quốc với dân số gần 20 triệu người, tổng diện tích không kể hải đảo, khoảng 4 triệu ha; trong đó khoảng 2,60 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Vùng ĐBSCL có tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển chung của cả nước. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, dưới tác động của sự nóng lên toàn cầu, Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (BĐKH) đã xác định ĐBSCL là một trong ba đồng bằng dễ bị tổn thương nhất do BĐKH, nước biển dâng, sụt lún đất. Mặt khác, tác động khai thác tài nguyên nước của các nước thượng nguồn sông Mêkông đang đặt ra những thách thức rất lớn đến sự phát triển bền vững của vùng. Nhận diện được đúng bản chất, xu thế phát triển của ĐBSCL và những nguy cơ, thách thức mới để từ đó làm cơ sở khoa học cho việc định hướng mô hình và giải pháp phát triển ĐBSCL đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của tự nhiên và thời đại là hết sức quan trọng. Bài báo trình bày một số đánh giá về thách thức và quan điểm chiến lược phát triển ĐBSCL theo hướng bền vững, thích ứng với BĐKH. T8 MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ GIÁ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ THỦY LỢI ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI Đoàn Thế Lợi Lê Thu Phương Viện Kinh tế và Quản lý thủy lợi Luật Thủy lợi đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 3 và Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố có hiệu lực thực thi kể từ ngày 01/7/2018. Luật Thủy lợi được xây dựng theo phương pháp tiếp cận mới, coi sản phẩm dịch vụ thủy lợi là hàng hóa kinh tế và phải quản lý theo cơ chế giá, tổ chức cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi phải trả tiền. Do tính đặc thù của ngành thủy lợi nên sản phẩm dịch vụ thủy lợi vẫn được xếp vào nhóm sản phẩm dịch vụ thiết yếu do Nhà nước định giá. Với cách tiếp cận mới, phù hợp với xu hướng chung của các nước phát triển và thông lệ quốc tế là tiền đề để đổi mới cơ bản cơ chế quản lý khai thác công trình thủy lợi, hy vọng sẽ tạo ra bước đột phá nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi. Tuy vậy, khi triển khai thực hiện cơ chế giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi chắc chắn sẽ có những tác động đến các bên liên quan (Bộ máy quản lý Nhà nước về thủy lợi, các tổ chức cung ứng sản phẩm dịch vụ thủy lợi và các tổ chức cá nhân sử dụng sản phẩm dịch vụ thủy lợi) nhất là những năm đầu thực hiện. Bài viết trình bày tóm tắt một số tác động khi thực hiện cơ chế giá dịch vụ thủy lợi, những vấn đề đặt ra và kiến nghị giải pháp thực hiện. Từ khóa: Giá dịch vụ thủy lợi T18 MỘT SỐ KẾT QUẢ TÍNH TOÁN DÒNG CHẢY TỐI THIỂU CHO HỆ THỐNG SÔNG VU GIA - THU BỒN THEO CÁCH TIẾP CẬN TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ THỦY VĂN, THỦY LỰC VÀ SINH THÁI Nguyễn Thị Kim Dung Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường Nước là nguồn tài nguyên thiết yếu cho sự sống, sức khỏe của con người và hệ sinh thái, là nhân tố quan trọng bậc nhất của mọi quốc gia trong phát triển kinh tế - xã hội. Việc xác định dòng chảy tối thiểu (DCTT) nhằm đảm bảo ở mức thấp nhất cần thiết để duy trì dòng sông/ đoạn sông, bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh và bảo đảm cho hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước là hết sức cần thiết và cấp bách. Trong bài báo này, tác giả trình bày một số kết quả tính toán dòng chảy tối thiểu cho hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn theo cách tiếp cận tổng hợp các yếu tố thủy văn, thủy lực và sinh thái. Từ khóa: Dòng chảy tối thiểu, Vu Gia – Thu Bồn. T27 ĐẶC TRƯNG HÌNH DẠNG VÀ NỐI TIẾP CỦA DÒNG CHẢY QUA TRÀN PIANO Đoàn Thị Minh Yến, Lê Văn Nghị Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển Tràn piano (PKW) là hình thức công trình tháo có đường tràn dạng zic zắc, tạo nên các ô đón nước và ô thoát nước tựa phím đàn piano. Dòng chảy trên các phím nước vào và phím nước ra có đặc điểm khác nhau phụ thuộc vào cột nước tràn, làm ảnh hưởng tới khả năng tháo cũng như nối tiếp hạ lưu. Bài báo này trình bày một số đặc trưng thủy động học dòng chảy qua tràn piano bằng nghiên cứu thí nghiệm mô hình vật lý, mô hình toán 3D. Xác định trạng thái chảy đầy/ không đầy phím ra với ranh giới H0/Wo=0,5, hình thức nối tiếp hạ lưu dọc theo phím vào là nối tiếp dòng phun, dọc theo phím ra là nối tiếp dòng đáy. Lưu lượng dòng đáy chiếm 80%÷90% tổng lượng dòng chảy qua tràn. T37 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM SÓNG CỦA CÁC PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ KHÔNG GIAN ĐÊ PHÁ SÓNG TRONG MÔ HÌNH BỂ SÓNG Lê Thanh Chương, Trần Bá Hoằng Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam Trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp công nghệ chống xói lở bờ biển, cửa sông phù hợp vùng từ TP. Hồ Chí Minh đến Kiên Giang”, nhóm tác giả đã nghiên cứu hiệu quả giảm sóng của các phương án bố trí đê phá sóng xa bờ trong mô hình bể sóng cho khu vực bờ biển Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Trong bài báo này trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu với 78 kịch bản thí nghiệm về các phương án bố trí công trình đê phá sóng xa bờ, các điều kiện mực nước, tham số sóng (sóng ngẫu nhiên) khác nhau. Kết quả thí nghiệm sẽ phục vụ cho việc nghiên cứu phương án bố trí công trình phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực. T46 TƯƠNG QUAN GIỮA CHỈ SỐ CBR VÀ CIV TRONG XÁC ĐỊNH SỨC CHỊU TẢI NỀN ĐƯỜNG TRÊN ĐẤT BAZAN KHU VỰC TÂY NGUYÊN Nguyễn Huy Vượng, Vũ Bá Thao, Đinh Văn Thức Viện Thủy công Thí nghiệm California Bearing Ratio (CBR) được dùng để đánh giá sức chịu tải nền đường hoặc vật liệu làm đường. Thí nghiệm CBR hiện trường hiện đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng kinh phí và thời gian thực hiện thí nghiệm này tương đối cao. Vì vậy thí nghiệm Clegg Impact Soil Tester (CIV) có thiết bị gọn nhẹ, quy trình thực hiện đơn giản, tiết kiệm kinh phí, đảm bảo độ chính xác, đã được đề xuất để thay thế thí nghiệm CBR tại một số quốc gia. Khi áp dụng thí nghiệm CIV tại một khu vực mới, để đáp ứng các yêu cầu trong tiêu chuẩn thiết kế và nghiệm thu đường giao thông, cần phải tìm ra mối tương quan giữa trị số CBR và CIV. Nghiên cứu này so sánh giá trị thí nghiệm CBR và giá trị CIV hiện trường với cùng điều kiện thí nghiệm để tìm được tương quan giữa giá trị CBR và CIV của nền đường giao thông trên đất Bazan trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, CBR=2,024e0,085CIV. Tương quan này có thể áp dụng cho các địa phương có điều kiện địa chất tương tự. Từ khóa: Thí nghiệm CBR, thí nghiệm Clegg Impact Soil Tester CIV, đất Bazan, Tây Nguyên T53 GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI QUY MÔ NHỎ THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM Lê Hạnh Chi Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Ứng Thị Thúy Hà Trường Đại học Xây Dựng Chôn lấp hợp vệ sinh hoặc không hợp vệ sinh hiện vẫn là giải pháp xử lý chất thải rắn phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. Kiểm soát ô nhiễm môi trường gây nên bởi nước rỉ rác từ các bãi chôn lấp vẫn còn là vấn đề nan giải do chi phí đầu tư và vận hành công nghệ quá cao. Các công nghệ xử lý hiện đang được áp dụng hầu như chưa đạt yêu cầu, công tác quản lý, vận hành hệ thống còn nhiều bất cập do chi phí năng lượng và hóa chất cao không hiệu quả kinh tế.... Bãi chôn lấp sinh học áp dụng cách tiếp cận “không phát thải”chất ô nhiễm ra môi trường đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công ở một số nước như Mỹ, Nhật, Đan Mạch hay Slovevnia. Tại nghiên cứu này, việc kết hợp bãi chôn lấp sinh học với công nghệ xử lý bằng phương pháp hấp thụ và thoát hơi nước hoàn toàn vào không khí sử dụng các loại thực vật trồng phủ trên bề mặt các ô chôn lấp theo mô hình đề xuất “Bãi chôn lấp xanh” đã được thực hiện nghiên cứu trong điều kiện phòng thí nghiệm và triển khai thí điểm thực tế tại Đại Đồng, Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ tính ưu việt và khả năng ứng dụng mô hình bãi chôn lấp xanh cho các đô thị nhỏ ở Việt Nam vì chi phí thấp, hiệu quả cao và giảm thiểu hoặc “không phát thải” ô nhiễm ra môi trường. Từ khóa: Bãi chôn lấp xanh, chất thải rắn sinh hoạt, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, Xử lý rác thải. T65 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ĐỘNG THÁI ẨM CỦA ĐẤT TRONG KỸ THUẬTTƯỚI NHỎ GIỌT ĐỂ XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ TƯỚI HỢP LÝCHO CÂY NHO LẤY LÁ VÙNG KHAN HIẾM NƯỚC (VÙNG KHÔ HẠN) Trần Thái Hùng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Nghiên cứu thực nghiệm động thái ẩm của đất trong kỹ thuật tưới nhỏ giọt cho cây nho lấy lá trong 3 mùa vụ với 3 chu kỳ tưới: 2 ngày (CK2), 3 ngày (CK3), và 4 ngày (CK4), tại vùng khan hiếm nước, tỉnh Bình Thuận. Động thái ẩm theo các tầng đất có sự khác biệt rõ ràng, cuối chu kỳ tưới độ ẩm tầng chứa bộ rễ hoạt động 5÷20cm nhỏ hơn tầng mặt 0÷5cm và tầng 20÷30cm phía dưới, nhỏ nhất là tầng 10÷15cm: từ 11,8÷12,5% (CK2-V3), 8,1÷8,2% (CK3-V3), 4,7÷4,9% (CK4-V3). Thời điểm cuối chu kỳ tưới, độ ẩm CK2 vẫn lớn hơn độ ẩm tại điểm stress nước của cây (θp), cuối CK3 (trừ tầng mặt và tầng đáy không chứa bộ rễ) và cuối CK4 có độ ẩm giảm xuống thấp hơn giá trị độ ẩm θp, đôi khi nằm sát giá trị độ ẩm tại điểm héo, làm cho cây trồng bị thiếu nước. Động thái ẩm của đất trong ngày là rất khác nhau, sự giảm độ ẩm vào ban ngày lớn hơn buổi tối và đêm, buổi chiều giảm nhiều hơn buổi sáng. Hao tụt độ ẩm thời đoạn 9÷15g có giá trị lớn nhất, kế đến là từ 15÷21g, 3÷9g và thấp nhất là từ 21÷3g sáng hôm sau. Các kết quả nghiên cứu này là cơ sở quan trọng để ứng dụng xác định chế độ tưới tiết kiệm nước hợp lý cho cây nho lấy lá nói riêng và các cây trồng cạn (có đặc điểm tương tự) nói chung thuộc vùng khan hiếm nước (vùng khô hạn) Nam Trung Bộ. Từ khóa: Cây nho lấy lá, chu kỳ tưới, độ ẩm của đất, tầng đất, tưới nhỏ giọt. T78 XÂY DỰNG MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỰ BIẾN ĐỔI BỀ DÀY BÃI BỒI [MR1] VEN BIỂN TRÀ VINH VỚI CHẾ ĐỘ PHÙ SA SÔNG MEKONG[MR2] VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG Nguyễn Thị Phương Thảo Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Tp. HCM Hoàng Văn Huân Viện Kỹ thuật Biển Bờ biển Trà Vinh (BBTV) với vị trí đặc biệt nằm ở hạ nguồn sông Mekong, nơi giao thoa với Biển Đông, nên chịu sự chi phối mạnh mẽ của sự biến động lượng bùn cát từ sông Mekong và ảnh hưởng từ sự thay đổi mực nước biển trước tác động của biến đổi khí hậu. Với giả sử về sự không thay đổi của các yếu tố tác động khác như sóng, gió, điều kiện tự nhiên, tác động của con người, ..., nghiên cứu sử dụng phần mềm Mike 21C F/M tính toán chế độ thủy thạch động lực vùng BBTV với 5 kịch bản (hiện trạng, nước biển dâng theo năm 2030, 2050 và sự suy giảm bùn cát từ sông Mekong 20% - 30%). Lựa chọn một số khu vực biến động đặc biệt của ven biển Trà Vinh, bài báo đã trích xuất kết quả tính toán và tìm ra mối liên hệ giữa sự biến đổi bề dày bãi bồi phụ thuộc vào: thời gian, sự tăng – giảm lượng phù sa sông Mekong và mực nước biển dâng. T88 ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA RHIZOPHORA APICULATA VÀ Lã Vĩnh Trung Đại học Thủy lợi Cơ sở 2 - Tp. Hồ Chí Minh Sóng tàu có khả năng gây mất ổn định và sạt lở bờ sông, đặc biệt ở những nơi có mật độ giao thông thủy tấp nập. Trong khi đó, hệ thực vật ven bờ lại có khả năng bảo vệ bờ khỏi mối đe dọa này. Chuyến khảo sát được thực hiện ở tỉnh Cà Mau, Việt Nam nhằm phục vụ cho việc đánh giá khả năng tiêu sóng của hai loài thực vật, Rhizophora apiculata, một loài thuộc họ Đước với bộ rễ chống đặc biệt, và Nypa fruticans, loài dừa nước, qua đó làm sáng rõ sự tương tác giữa sóng tàu và rừng cây ven bờ. Kết quả cho thấy cả R. apiculata và N. fruticans đều đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu sóng, và do đó, có khả năng bảo vệ bờ. Điểm đáng chú ý là chiều cao sóng có thể giảm hơn 50% ngay sau khi sóng lan truyền trong rừng cây một đoạn ngắn. Hệ số rỗng thực vật có ảnh hưởng rất lớn đến sự suy giảm sóng. Kết quả cũng cho thấy loài R. apiculata tiêu sóng hiệu quả hơn loài N. fruticans mặc dù hệ số rỗng lớn hơn. Cấu trúc bộ rễ đặc biệt của R. apiculata giúp sinh ra lực cản lớn hơn có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. T96 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦADAO ĐỘNG MỰC NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN TIẾP ĐẾN KẾT QUẢ PHÂN TÍCH KẾT CẤU THÁP ĐIỀU ÁP-ÁP DỤNG CHO TRẠM THỦY ĐIỆN SUỐI CHĂN 1 Nguyễn Văn Nghĩa Trường Đại học Thủy lợi Lý Khắc Điệp Viện Thủy điện và Năng lượng tái tạo Thủy điện nhỏ, nhất là thủy điện dạng đường dẫn có áp đang được đầu tư xây dựng nhiều tại Việt Nam, đối với dạng thủy điện này việc xây dựng tháp điều áp (TĐA) là cần thiết để nâng cao chất lượng điều chỉnh tổ máy và hạn chế áp lực nước va trong quá trình chuyển tiếp tổ máy. Việc xác định hợp lý kích thước và kết cấu của TĐA sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho dự án do vậy cần được phân tích lựa chọn một cách chính xác. Hiện nay khi phân tích kết cấu TĐA, người ta thường coi áp lực nước trong tháp là dạng áp lực thủy tĩnh mà không xét đến sự dao động của mực nước trong TĐA. Trong bài báo này, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của dao động mực nước đến kết quả phân tích kết cấu của TĐA. Mô hình bài toán được xây dựng có xét đến ảnh hưởng của môi trường xung quanh đến TĐA. Từ khóa:Trạm thủy điện, tháp điều áp, áp lực thủy tĩnh, dao động mực nước, quá trình chuyển tiếp. T106 MÔ PHỎNG XỬ LÝ AMONI PHÁT THẢI TỪ NGHĨA TRANG CÔN ĐẢO ĐẾN TẦNG CHỨA NƯỚC PLEISTOCEN CỦA ĐẢO CÔN SƠN Nguyễn Thị Minh Trang, Nguyễn Lê Duy Luân Đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh Sự phát thải liên tục tại các nghĩa trang lâu năm (hay tại các bãi chôn lấp) cùng với sự thiếu vắng các giải pháp ngăn chặn và xử lý lan truyền ô nhiễm xuống các tầng chứa nước dưới đất bên dưới đã và đang gây ra những mối lo ngại về chất lượng nước dưới đất. Trong bài báo này, với mục tiêu chính là loại bỏ NH4+ phát thải từ nghĩa trang Côn Đảo đến tầng chứa nước Pleistocen của Thung lũng Côn Sơn, đề xuất ứng dụng biện pháp xử lý ô nhiễm tại nguồn (bơm và xử lý NH4+ ngay tại nghĩa trang Côn Đảo) và quá trình xử lý NH4+ được mô phỏng trên mô hình RT3D thuộc phần mềm GMS 10. Kết quả mô phỏng cho thấy hiệu quả xử lý ô nhiễm NH4+ trong tầng Pleistocen không chỉ tùy thuộc vào vị trí, số lượng và lưu lượng của các giếng bơm hút và bơm đẩy mà còn liên quan đến sự dao động mực nước dưới đất, cụ thể là độ hạ thấp mực nước dưới đất. Từ khóa: Mô hình nước dưới đất, GMS, lan truyền ô nhiễm.
NYPA FRUTICANS TRONG GIẢM SÓNG DO TÀU THUYỀN GÂY RA