, 14/10/2024
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 43 (04/2018)
Trang Tên bài báo Tác giả Tóm tắt I Khoa học Công nghệ T2 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY SẠT LỞ BỜ SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU VÀ CÀ MAU Trần Bá Hoằng, Lê Thị Phương Thanh Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Hai tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau có hệ thống sông ngòi, kênh, rạch nội đồng chằng chịt, đan xen nhau. Tổng chiều dài sông ngòi của hai tỉnh khoảng 7700km, rất thuận tiện cho việc cấp nước, thoát lũ, giao thông đường thủy, đa dạng sinh học, du lịch... Trong đó có nhiều sông lớn, mực nước sâu, dẫn phù sa bồi đắp vào sâu trong đất liền như kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, Giá Rai, Gành Hào, Sông Đốc, Đầm Dơi…. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình sạt lở trên hệ thống sông, kênh, rạch tại hai tỉnh xảy ra liên tục, khốc liệt, diễn biến rất bất thường và ngày càng trầm trọng. Bài báo này tập trung vào việc nhận diện các nhân tố có khả năng gây ra và tác động tới sạt lở, trên cơ sở đó phân tích, xác định các nhân tố chính là nguyên nhân gây ra sạt lở cho 4 loại hình sạt lở, với số điểm sạt lở nhỏ dần: chất tải mép bờ (xây nhà lấn chiếm bờ); ngã ba sông (có chế độ dòng chảy phức tạp, hoạt động con người sôi động); Đoạn sông cong; Đoạn sông gần biển (có dòng chảy thủy triều lớn, giao thông vận tải, tàu cao tốc đi lại nhiều). T9 ỨNG DỤNG ẢNH VIỄN THÁM ĐA THỜI GIAN VÀ HỆ CHUYÊN GIA ĐỂ TỰ ĐỘNG HOÁ QUÁ TRÌNH THEO DÕI BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH LỚP THỰC PHỦ Nguyễn Đăng Vỹ Trung tâm Công nghệ phần mềm Thuỷ lợi Bài báo trình bày cách tiếp cận sử dụng ảnh viễn thám đa thời gian để tự động hoá công việc theo dõi biến động diện tích lớp phủ thực vật: Xây dựng phần mềm dưới dạng một hệ chuyên gia mô phỏng suy diễn logic của con người khi quan sát diễn biến trong nhiều năm chuỗi giá trị chỉ số NDVI của từng pixel ảnh viễn thám MODIS để xác định sự tồn tại của thực vật tại đó và phân loại chúng thành cây lâu năm hay cây sinh trưởng theo mùa vụ, phát hiện những thay đổi mang tính đột biến chỉ số NDVI, xác định biến động, nếu có, của lớp phủ thực vật. Kết quả ứng dụng phần mềm vào thực tế của Nam Định, Vĩnh Phúc, Phú Yên cho thấy tính chính xác về không gian và thời gian của thuật toán và phần mềm. Phần mềm là công cụ hỗ trợ công tác theo dõi biến động diện tích rừng cho lực lượng kiểm lâm, cung cấp bản đồ lớp phủ thực vật sát với hiện trạng thực địa cho các mô hình tính thuỷ lực, thuỷ văn: tính toán tác động của sóng biển lên các công trình ven bờ, đánh giá rủi ro do lũ ống và lũ quét gây ra, dự báo dòng chảy về các hồ chứa... T19 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY GOOGLE EARTH ENGINE TRONG NGHIÊN CỨU LŨ LỤT TẠI ĐỒNG THÁP, HẠ LƯU SÔNG MÊ CÔNG Vũ Hữu Long, Nguyễn Vũ Giang, Phạm Việt Hòa, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nguyễn Thanh Hùng Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Công nghệ điện toán đám mây đang là một xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin mới và dần trở thành nền tảng để giải quyết các bài toán dữ liệu lớn. Nghiên cứu này ứng dụng khai thác công nghệ điện toán đám mây Google Earth Engine (GEE) để xử lý chiết tách thông tin diện tích ngập lụt từ dữ liệu ảnh vệ tinh quang học Landsat (TM, ETM, OLI) giai đoạn 1996-2016 và vệ tinh radar Sentinel-1 giai đoạn 2015-2017 cho khu vực tỉnh Đồng Tháp, hạ lưu sông Mê Công. Kết quả chuỗi các bản đồ ngập lụt được thành lập chỉ ra lũ ở khu vực Đồng Tháp gây ra diện ngập lớn nhất vào thời điểm năm 2000 chiếm 77,68% diện tích toàn tỉnh, và giảm rõ rệt những năm gần đây, ngập 27,76 % năm 2015. Ngoài việc sử dụng để hiệu chỉnh mô hình dự báo ngập lụt, kết quả này cung cấp thêm luận cứ khoa học và thông tin tin cậy cho việc quản lý khai thác và sử dụng nguồn nước ở địa phương. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy công cụ GEE có tốc độ truy cập và xử lý ảnh vệ tinh rất nhanh với độ tin cậy cao. Đây là công cụ rất có tiềm năng trong việc khai thác, xử lý, phân tích ảnh vệ tinh và các dữ liệu không gian khác cho nhiều mục tiêu nghiên cứu. T30 ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN MÔ HÌNH, GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ KHAI THÁC SỬ DỤNG BỀN VỮNG NGUỒN NƯỚC KARST Nguyễn Văn Lâm, Đào Đức Bằng ,Vũ Thu Hiền, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Đỗ Ngọc Ánh, Nguyễn Văn Trãi Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam Các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác sử dụng nguồn nước nói chung, nước karst nói riêng bền vững phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là các yếu tố tự nhiên (nguồn nước, sự biến đổi khí hậu…) và các yếu tố nhân tạo (công nghệ áp dụng, ý thức bảo vệ nguồn nước, chế độ duy tu, bảo dưỡng …). Việc lựa chọn được các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nước mới, phù hợp và bền vững lâu dài là một bài toán khó khăn hiện nay, nhất là đối với vùng núi cao khan hiếm nước. Để hóa giải một phần khó khăn của bài toán này, tập thể tác giả đã nghiên cứu và đưa ra 5 nhóm chỉ tiêu: chỉ tiêu về nguồn nước; chỉ tiêu về điều kiện khai thác; chỉ tiêu về kỹ thuật công nghệ; chỉ tiêu về kinh tế và chỉ tiêu về văn hóa xã hội, đánh giá theo cách tính điểm để lựa chọn, áp dụng mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nước bền vững cụ thể cho từng xã khan hiếm nước vùng núi cao khu vực Bắc bộ. T39 NGUYÊN NHÂN SUY THOÁI GIẾNG KHOAN KHU VỰC CÓ Lương Văn Thanh, Phạm Văn Tùng, Nguyễn Trường Thọ, Nguyễn Thanh Tùng,Hà Thị Xuyến, Lương Thu Hương Viện Kỹ thuật Biển Vùng ĐBSCL với mật độ sông, rạch dày đặc, tuy nhiên vào thời điểm mùa khô thì nguồn nước ngọt cung cấp cho sinh hoạt lại khá khan hiếm do ảnh hưởng của xâm nhập mặn (từ biển) và ô nhiễm do nước phèn nội tại. Do nhu cầu cần sử dụng nước ngọt quanh năm nên trên địa bàn ĐBSCL có hàng ngàn các giếng khoan công suất lớn đang hoạt động. Số lượng các giếng khoan ngày càng gia tăng hàng năm theo nhu cầu sử dụng nước. Tuy nhiên, dưới tác động của những tác nhân như ảnh hưởng của mặn, phèn, phiến sét,… và các chất hóa học tồn tại trong nước ngầm rất nhiều các giếng khoan sau một thời gian đưa vào sử dụng đã bị suy thoái làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng khai thác. Báo báo trình bày một số nghiên cứu của nhóm tác giả về những nguyên nhân gây suy thoái do nội tại bản thân các giếng khoan vùng địa chất có thành tạo bở rời của ĐBSCL và đưa ra các giải pháp khoa học công nghệ phù hợp để xử lý nhằm nâng cao hiệu suất khai thác các giếng khoan này. T52 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HÓA CẤP NƯỚC NÔNG THÔN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Đặng Ngọc Hạnh; Phạm Thị Diệp; Nguyễn Thái Hưng Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Nhà nước ban hành các chính sách nhằm xã hội hóa và ưu đãi khuyến khích đầu tư, vận hành và cung ứng dịch vụ cấp nước nông thôn hơn 10 năm1. Kết quả cho thấy, một số tỉnh như Hà Nam, Thái Bình, Hưng Yên, sự tham gia của khu vực tư nhân đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động cấp nước nông thôn. Sự tham gia của khu vực tư nhân về vốn đầu tư, công suất, dịch vụ cấp nước bình quân ở 3 tỉnh này lần lượt đạt lần lượt là 91,4%; 89,4% và 87,1%. Trong khi đó, nhiều tỉnh khác mức độ tham gia xã hội hóa còn rất hạn chế. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, động lực tham gia xã hội hóa cấp nước nông thôn là môi trường đầu tư, thị trường, chính sách hỗ trợ hợp lý, điều hành giá nước và tâm lý nhà đầu tư. Đồng thời đã chỉ ra một số bất cập về chính sách, quản lý giám sát và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân. T59 PHÂN VÙNG Ô NHIỄM NƯỚC TRONG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI BẮC HƯNG HẢI Vũ Thị Thanh Hương; Vũ Quốc Chính; Trần Xuân Tùng Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước trong hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải” do Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường thực hiện, nhóm tác giả đã khảo sát thực tế trên 83 sông, kênh, tham vấn các đơn vị khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) kết hợp với phân tích trong phòng thí nghiệm để đánh tình hình ô nhiễm nước. Nội dung bài viết về kết quả tổng hợp quan trắc chất lượng nước từ 2005 đến 2016 đã đánh giá được các chỉ tiêu ô nhiễm nước trong CTTL BHH bao gồm: COD, BOD5, NH4+, NO2-, PO43- và Coliform. Sau hơn 10 năm, hàm lượng COD tăng 8,6 lần, NH4+ tăng 2,48 lần; PO43- tăng 4,15 lần và Coliform tăng 91,6 lần. Các chỉ tiêu kim loại nặng (As, Cr, Pb, Cd) mặc dù chưa vượt QCVN nhưng có xu hướng tăng dần qua các năm. Kết quả phân vùng ô nhiễm nước của 83 sông, kênh dựa trên các tiêu chí về chỉ số chất lượng nước (WQI), mô tả thực địa về màu, mùi và mức độ ảnh hưởng đến sự sống của các loài sinh vật trên sông, kênh cho thấy, tất cả các dòng sông đều đã bị ô nhiễm ở mức độ khác nhau, trong đó, 19/83 sông, kênh bị ô nhiễm rất nghiêm trọng, 21/83 sông, kênh bị ô nhiễm nghiêm trọng, 23/83 sông, kênh bị ô nhiễm ở mức trung bình và 20/83 sông, kênh bị ô nhiễm nhẹ. Đồng thời các phân tích còn chỉ ra các nguyên nhân gây ô nhiễm nước và những tác động của ô nhiễm nước đến phát triển Kinh tế Xã hội (KTXH) và đời sống nhân dân trong vùng. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để Tổng cục Thủy lợi phối hợp với các địa phương trong triển khai các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước trong CTTL BHH theo qui định của Luật Thủy lợi và phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững. T69 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN TỪ VŨNG TÀU TỚI TRÀ VINH Viện Kỹ Thuật Biển Dựa trên kết quả phân tích và tính toán của đề tài nghiên cứu giải pháp thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, giảm thiểu ô nhiễm môi trường vùng nuôi ven biển từ Vũng Tàu đến Trà Vinh các tác giả đã đánh giá hiện trạng chất lượng nước vùng cửa sông và ven bờ biển nhằm xác định được các tác nhân cũng như nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Bài báo đã đề xuất được các giải pháp khả thi nhằm giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm nước vùng nghiên cứu góp phần từng bước cải thiện chất lượng nước của phục vụ phát triển nông nghiệp, nuôi thủy sản và cấp nước sinh hoạt cho khu vực nghiên cứu mà đặc biệt quan trọng cho vùng vịnh Gành Rái nơi có nhiều ảnh hưởng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh bà Rịa Vũng Tàu và là cửa ngõ ra biển của miền Đông Nam bộ nói riêng và của miền Nam nói chung. T77 KINH NGHIỆM VỀ CÁCH TIẾP CẬN VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ THỦY LỢI Ở ÚC Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi Nguyễn Thái Hưng Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Sự hình thành và phát triển giá dịch vụ thủy lợi (giá nước) ở Úc theo hướng tính toán đầy đủ các chi phí đã góp phần thúc đẩy đầu tư và quản lý hiệu quả, bền vững nguồn nước và phát triển kinh tế xã hội. Bài viết chỉ ra cách tiếp cận, tổ chức quản và cơ chế tham gia xác định, tính toán đầy đủ chi phí trong giá nước. Phương pháp tiếp cận hình khối đã chỉ ra các nhóm chi phí cần thiết bao gồm chi phí vận hành và bảo dưỡng, chi phí khấu hao, chi phí vốn và các loại thuế. Phân bổ chi phí cho các đối tượng sử dụng trên cơ sở ma trận đánh giá tỷ lệ chi phí mỗi đối tượng phải thanh toán để xác định chi phí đầy đủ trong giá nước của từng đối tượng. Nội hàm các khoản mục chi cũng đã được phân tích gồm chi phí cố định và biến đổi. Cụ thể các khoản chi phí vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, tiền điện và các chi phí khác trong đó bao gồm mục chi lao động, vật tư, vật liệu, chi phí quản lý hay chi phí gián tiếp khác. Quy trình xác định giá nước xuất phát từ các IMC trong đó vai trò thẩm tra có sự tham gia của các người sử dụng nước, tư vấn và cơ quan đại diện nhà nước. Kết quả thảo luận chỉ ra tính phù hợp với điều kiện quản lý thủy lợi và là cơ sở để đề xuất giá nước ở Việt Nam. T85 NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ NƯỚC CHO RỪNG TRÀM Ở VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG TRONG ĐIỂU KIỆN HIỆN NAY Phạm Văn Tùng Viện Kỹ thuật biển Từ sau khi xảy ra cháy rừng năm 2002 đến nay, do tâm lý e ngại cháy rừng có thể xảy ra nên quản lý nước trong hồ rừng luôn được giữ ở mức cao nên ảnh hưởng tới sự phát triển của cây tràm. Mặc dù từ năm 2010 vường quốc gia (VQG) U Minh Thượng (UMT) đã có những điều chỉnh phân khu quản lý nước trong rừng, bước đầu đã mang lại hiệu quả cho khu A và khu B, nhưng khu C là vùng quan trọng nhất của rừng tràm U Minh thì chưa được cải thiện đáng kể. Như vậy, cần phải có những điều chỉnh trong quản lý nước cho từng phân khu cũng như cho cả vùng lòng hồ. Kết quả nghiên cứu dựa trên hiện trạng hệ thống công trình hiện có, căn cứ một phần vào quy hoạch VQG đã được phê duyệt để đưa ra quan điểm điều chỉnh lại phân khu quản lý nước trong rừng tràm với 5 khu. Tác giả đề xuất khu D có địa hình cao với lớp than bùn dày được bảo vệ nghiêm ngặt để quản lý môi trường và tăng cường khả năng phát triển của cây tràm. Tăng khả năng phục hồi tái sinh rừng tràm ở các khu có địa hình thấp hơn mà vẫn đảm bảo duy trì đầy đủ các sinh cảnh đặc trưng của rừng tràm phục vụ cho bảo tồn đa dạng sinh học theo đặc trưng tự nhiên vốn có của nó. T95 NGHIÊN CỨU DÒNG THẤM KHÔNG ỔN ĐỊNH TRONG BỜ SÔNG: CÁC LỜI GIẢI GIẢI TÍCH VÀ TOÁN SỐ Huỳnh Thanh Sơn Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Bài báo trình bày một mô hình toán về dòng thấm không ổn định trong bờ sông trong vùng chịu ảnh hưởng triều, bao gồm hai phương trình đạo hàm riêng với hai lời giải giải tích nhận được từ phương pháp phân ly biến số và phương pháp toán tử phức, cùng với hai lời giải số nhận được từ phương pháp sai phân hữu hạn ẩn. Kết quả từ các lời giải được so sánh thông qua một số ví dụ số T101 TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH MIỄN GIẢM THUỶ LỢI PHÍ ĐẾN HIỆU QUẢ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI, HIỆU QUẢ TƯỚI MẶT RUỘNG VÀ KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH Ở LƯU VỰC SÔNG HỒNG Lê Văn Chính Trường Đại học Thủy lợi Hàng năm, khu vực nông nghiệp được tưới là hộ sử dụng nước lớn nhất trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng. Cải thiện hiệu quả sử dụng nước trong khu vực nông nghiệp đã và đang được quan tâm ở nhiều nước. Thuỷ lợi phí đã và đang được coi là công cụ có hiệu quả trong việc cải thiện hiệu quả sử dụng nước trong khu vực nông nghiệp được tưới, đặc biệt là trong bối cảnh biến đối khí hậu và khan hiếm nước ngày càng gia tăng trong mùa khô ở Lưu vực sông Hồng. Thuỷ lợi phí được áp dụng ở Việt Nam từ những năm 1960s. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2008, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí cho người dân trên toàn quốc. Tác động của chính sách này đến hiệu quả quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và hiệu quả sử dụng nước ở Lưu vực sông Hồng chưa được các nghiên cứu chỉ ra rõ. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách miễn giảm Thuỷ lợi phí ở Lưu vực sông Hồng và chỉ rõ tầm quan trọng và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả tưới ở các cấp độ quản lý khác nhau từ nội đồng đến hệ thống và toàn bộ lưu vực sông. Đồng thời, nghiên cứu này cũng đề xuất một số khuyến nghị cho việc thực hiện chính sách giá dịch vụ thuỷ lợi theo Luật Thuỷ lợi bắt đầu từ 1/7/2018. T113 NGHIÊN CỨU ĐIỀU HÀNH HỒ CHỨA CHỐNG LŨ Nguyễn Việt Tổng cục thủy Lợi - Bộ NN và PTNT Nguyễn Tiền Giang; Nguyễn Hữu Khải Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội Điều hành hồ chứa chống lũ luôn là vấn đề được quan tâm, nhiều nghiên cứu về vận hành hồ và hệ thống hồ chứa chống lũ cho hạ du đã được triển khai. Nhìn chung các phương pháp tiếp cận thường theo hướng sử dụng mô hình mô phỏng kết hợp với một số kỹ thuật tối ưu để lựa chọn phương án vận hành hợp lý. Cho đến nay, tuy đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong nghiên cứu vận hành hệ thống hồ chứa, nhưng vẫn chưa có một lời giải chung cho mọi hệ thống mà tùy đặc thù của từng hệ thống để đưa ra các lời giải phù hợp. Thời gian gần đây, lý thuyết tập mờ đã được ứng dụng khá phổ biến và tỏ hữu hiệu trong việc xử lý các giá trị không chính xác. Tuy nhiên, việc ứng dụng thuật toán Fuzzy logic trong vận hành hồ chứa chống lũ, đặc biệt là ở Việt Nam, vẫn còn ở mức hạn chế. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu sử dụng thuật toán fuzzy logic trong điều hành hồ chứa Ka Nak, thuộc hệ thống liên hồ chứa sông Ba, để cắt giảm lũ cho hạ du. T120 NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HỒ ĐIỀU TIẾT CẦN GIỜ (DỰ KIẾN) ĐẾN MỰC NƯỚC TRÊN SÔNG SÀI GÒN (TP. HCM) Võ Quang Tường Trường ĐH Mở TP. HCM Phạm Thế Vinh Viện KHTL Miền Nam Nguyễn Quý Công ty EPT Huỳnh Thanh Sơn Trường ĐH Bách khoa – ĐHQG TP. HCM Bài báo trình bày việc áp dụng hai phần mềm SOBEK và MIKE11 để xem xét khả năng giảm mực nước sông Sài Gòn khi xây dựng một số hồ điều tiết ở huyện Cần Giờ (TP. HCM). Kết quả tính toán cho thấy diện tích hồ càng lớn thì mực nước max của sông Sài Gòn càng giảm, nghĩa là khả năng thoát nước mưa trong nội thành TP. HCM càng tăng.
VÙNG NÚI CAO, KHAN HIẾM NƯỚC KHU VỰC BẮC BỘ
THÀNH TẠO BỞ RỜI VÙNG ĐBSCL - ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
PHỤC HỒI NÂNG CAO HIỆU SUẤT GIẾNG KHOANLương Văn Thanh, Lương Văn Khanh
Đinh Văn Đạo
SỬ DỤNG THUẬT TOÁN FUZZY LOGIC