, 23/11/2024
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 44 (06/2018)
Trang Tên bài báo Tác giả Tóm tắt I Khoa học Công nghệ T2 ĐÁNH GIÁ XÂM NHẬP MẶN PHỤC VỤ CẤP NƯỚC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VỤ ĐÔNG XUÂN VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nguyễn Tùng Phong, Nguyễn Đức Phong, Trịnh Ngọc Thắng Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Từ khóa:Xâm nhập mặn. Đồng bằng ven biển Sông Hồng, Biến đổi khí hậu và Nước biển dâng T12 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG DẪN NƯỚC VÀ BIẾN ĐỘNGMỰC NƯỚC SÔNG SÀI GÒN DƯỚI TÁC ĐỘNG XẢ LŨ HỒ CHỨA DẦU TIẾNG Nguyễn Phú Quỳnh, Đỗ Đắc Hải, Đỗ Hồng Lam, Đinh Thị Thùy Trang Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam Khả năng dẫn nước của sông Sài Gòn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố: vận hành hồ chứa ở thượng nguồn, hệ thống công trình thủy lợi, điều kiện địa hình, mưa, triều,…. Bằng việc sử dụng công cụ mô hình toán để mô phỏng chế độ thủy lực dòng chảy trên sông Sài Gòn, nhóm tác giả xin trân trọng gửi đến quí bạn đọc kết quả nghiện cứu đánh giá khả năng tải của sông Sài Gòn, phân vùng ảnh hưởng triều - lũ; định lượng trong những điều kiện khác nhau về địa hình, thủy văn và có đến biến đổi khí hậu. Từ khóa:sông Sài Gòn, hồ Dầu Tiếng, xả lũ. T21 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH LÀM CƠ SỞ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH XÃ HỘI HÓA ĐẦU TƯ VÀ KHAI THÁC HỒ ĐẬP NHỎ Ở MIỀN NÚI VÀ TÂY NGUYÊN Đặng Ngọc Hạnh, Nguyễn Tuấn Anh Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi Phạm Thị Thanh Trang Trường Đại học Thủy lợi Xã hội hóa và sự tham gia của tư nhân trong đầu tư và vận hành hệ thống thủy lợi hồ đập nhỏ ở vùng miền núi và Tây nguyên là xu hướng khách quan. Đã có nhiều chính sách trực tiếp hoặc gián tiếp đề thúc đẩy xã hội hóa nhưng vẫn chưa đi vào thực tế. Trong nghiên cứu này, sẽ phân tích tài chính đầu tư sửa chữa, nâng cấp hồ đập nhỏ làm cơ sở cho đề xuất chính sách. Kết quả nghiên cứu cho thấy: nếu tư nhân hoặc cộng đồng đầu tư sửa chữa, nâng cấp hồ đập nhỏ để tưới nông nghiệp theo quy định hiện hành thì nhà nước cần phải hỗ trợ 90% tổng vốn đầu tư; Nếu có các lợi ích phi nông nghiệp thì mức hỗ trợ sẽ thấp hơn. Trong khi đó, nhiều công trình XHH (theo hình thức tự phát) vẫn đáp ứng mục tiêu cung cấp dịch vụ nước tưới. Do vậy, chính sách cần phải linh hoạt trong thực thi. Không nhất thiết phải cứng nhắc theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn của nhà nước mà chỉ cần làm tốt hơn hiện trạng là cần phải khuyến khích. Từ khóa: Hồ đập nhỏ, Xã hội hóa đầu tư hồ đập nhỏ, Phân tích tài chính đầu tư xã hội hóa. T30 Trần Kim Châu Trường Đại học Thủy Lợi Nguyễn Thị Hoa Văn phòng tư vấn Nippon Koei Đỗ Anh Đức Viện thuỷ điện và năng lượng tái tạo Từ khoá: MIKE FLOOD, Bản Vẽ, Nậm Nơn, hồ chứa, xả lũ, ngập lụt. T36 TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ NƯỚC HỢP LÝ CHO RỪNG TRÀM VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG Phạm VănTùng Viện Kỹ thuật Biển Tính toán xác định chế độ nước hợp lý trên cơ sở điều chỉnh lại phân khu quản lý nước cho rừng tràm ở VQG U Minh Thượng nhằm đáp ứng cho các yêu cầu cụ thể: (i) sinh trưởng của cây tràm; (ii) bảo tồn đa dạng sinh học; và (iii) phòng chống cháy rừng. Trên cơ sở đặc điểm tự nhiên của khu vực, đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây tràm, yêu cầu về sinh cảnh nhằm duy trì hệ sinh thái, bảo vệ lớp than bùn và phòng chống cháy rừng tác giả đã tính toán đề xuất được mực nước cần duy trì trong rừng ở các phân khu theo thời gian trong năm. Từ số liệu mưa 31 năm trạm Rạch Giá, tính toán đề xuất các thời điểm cần tích nước trong năm với năm mưa nhiều, năm mưa ít và năm mưa trung bình đáp ứng yêu cầu duy trì chế độ nước hợp lý cho VQG. Từ khóa:Chế độ nước hợp lý, VQG U Minh Thượng. T51 CÔNG NGHỆ VÀ VẬT LIỆU SỬ DỤNG TRONG XÂY DỰNG ĐẬP Ở VIỆT NAM Phan Đình Vân Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật, nhiều công trình xây dựng áp dụng công nghệ mới đã được thi công tại Việt Nam.. Đập là công trình quan trọng trong lĩnh vực thủy lợi, thủy điện. Vật liệu và công nghệ xây dựng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đập. Bài báo tổng kết một số công nghệ xây dựng và vật liệu đã sử dung làm đập hiện nay và đề suất một công nghệ xây dựng đập mới có thể áp dụng tại Việt Nam đó là công nghệ đập đá đổ chèn vữa bê tông tự lèn. Từ khóa:Đập, đất, đá, bê tông,bê tông tự lèn, xi măng, phụ gia, nước T58 GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH KHAI THÁC NGUỒN NƯỚC MẶT, NƯỚC NGẦM PHỤC VỤ TƯỚI NÔNG NGHIỆP Nguyễn Hồng Trường Trung tâm tư vấn PIM Thành phố Hà Nội có diện tích đất vùng bãi sông lớn và màu mỡ, tuy nhiên cho đến nay tỉ lệ diện tích được tưới mới đạt 66,7% nên chưa phát huy được lợi thế phát triển nông nghiệp của vùng. Điều tra thực trạng sản xuất vùng bãi và đánh giá về khả năng nguồn nước mặt, nước ngầm, từ đó đề xuất giải pháp khai thác hợp lý với cả hai nguồn nước. Giải pháp công trình để có thể khai thác nguồn nước sông trong điều kiện mực nước hạ thấp; Giải pháp khai thác nguồn nước ngầm phù hợp với các quy mô diện tích tưới và đối tượng sản xuất vùng đất bãi. Sử dụng hài hòa nguồn nước mặt và nước ngầm là giải pháp khai thác phát triển bền vững trong bối cảnh khan hiếm, suy giảm nguồn nước như hiện nay. Từ khóa: nước mặt, nước ngầm, giải pháp công trình, khai thác nguồn nước, vùng bãi sông T71 GIÁ NƯỚC VÀ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG NƯỚC KHI THU HÚT KHU VỰC TƯ NHÂN THAM GIA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH TẬP TRUNG NÔNG THÔN Nguyễn Tuấn Anh Viện Kinh tế và quản lý Thủy lợi Nguyễn Hữu Dũng Trường đại học Kinh tế Quốc dân Phạm Thị Thanh Trang Trường Đại học Thủy lợi Bài báo trình bày nghiên cứu, so sánh về giá nước và sự hài lòng khách hàng khi thu hút khu vực tư nhân (KVTN) tham gia đầu tư xây dựng và quản lý các công trình nước sạch tập trung nông thôn, đồng thời chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dùng nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy KVTN thường có giá nước cao hơn so với khu vực khác bình quân khoảng 962 đồng/m, nhưng mức độ hài lòng của người sử dụng nước cao hơn thông qua các tiêu chí đánh giá là: (1) thời gian cấp nước , (2) áp lực cấp nước, (3) chất lượng nước (màu sắc, và mùi vị), (4) vị trí hộ sử dụng và (5) tuổi thọ công trình. Các kết luận rút ra từ nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng giúp các cơ quan nhà nước xây dựng cơ chế chính sách thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn. T82 KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐẬP ĐÁ ĐỔ Đồng Kim Hạnh Trường Đại học Thủy lợi Phan Đình Vân Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam Các công nghệ mới xây dựng đập được áp dụng tại Việt Nam ngày càng rộng rãi. Tại nhiều quốc gia, bê tông tự lèn (SCC) đã được áp dụng trong xây dựng nhiều loại công trình và cho kết quả rất tốt. Đập bê tông độn đá hộc là một công nghệ mới trong xây dựng đập, được gọi là công nghệ độn đá hộc bê tông tự lèn (Rock – filled concrete hay RFC). Loại đập này đã được nghiên cứu và xây dựng nhiều ở Trung Quốc. Thông qua một số phân tích về các thí nghiệm kiểm tra đối với hỗn hợp RFC để có những nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ mới trong xây dựng đập, để các ứng dụng của công nghệ đá đổ chèn vữa bê tông tự lèn RFC sớm được thực hiện trong xây dựng các công trình đập tại Việt Nam. Từ khóa: Bê tông tự lèn, đá đổ bê tông tự lèn, đập đá đổ bê tông tự lèn, đặc tính cơ lý của đá đổ bê tông tự lèn T89 CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ TRỞ NGẠI ĐỐI VỚI KHU VỰC TƯ NHÂN THAM GIA ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH THỦY LỢI Trần Văn Đạt, Nguyễn Tuấn Anh, Ngô Quý Phú Viện Kinh tế và Quản lý thủy lợi Phát triển kinh tế tư nhân là xu hướng phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, chủ trương thu hút tư nhân đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng và tham gia cung ứng các dịch vụ công ích đã được quan tâm ngay sau khi tiến hành đổi mới quản lý kinh tế (1986). Trong nhiều năm sau đó, Chính phủ đã liên tục điều chỉnh chính sách nhằm thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPPs) và xem đó là một trong số các giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng. Mặc dù vậy, đến nay mức độ tham gia đầu tư của khu vực tư nhân vẫn còn rất hạn chế so với nhu cầu và tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư, quản lý vận hành công trình thủy lợi. Thông qua các phương pháp chuyên gia và phân tích tổng hợp, bài báo này tập trung đánh giá những trở ngại và bất cập về chính sách, kinh nghiệm rút ra trong từng giai đoạn phát triển. Trên cơ sở đó nhóm tác giả đề xuất hoàn thiện chính sách để hấp dẫn nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng và quản lý vận hành công trình thủy lợi. Từ khóa:chính sách; đầu tư theo hình thức PPPs; xây dựng và quản lý vận hành công trình thủy lợi. T99 GiẢi pháp tính bÊn nhiỆt cỦa bê tông tro trẤu VỀ an toàn phòng cháy cho các công trình xây dỰng Đặng Sỹ Lân Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy Bài báo trình bày một số thí nghiệm mẫu bê tông tro trấu M300, nghiên cứu ảnh hưởng tro trấu đến cường độ chịu nén, hệ số dẫn nhiệt và khả năng chịu lửa của bê tông tại phòng thí nghiệm của Viện khoa học công nghệ bê tông và kết cấu xây dựng trong điều kiện cháy. Kết quả nghiên cứu cho thấy bê tông tro trấu có thể cải thiện tính chất về cường độ khi tiếp xúc ở nhiệt độ cao. Tính dẫn nhiệt thấp hơn với mẫu không sử dụng tro trấu, do vậy cải thiện tính cách nhiệt khi tiếp xúc nhiệt độ quá cao xuất hiện khi hoả hoạn. Hệ số dẫn nhiệt thấp còn có tác dụng làm giảm sự lan truyền nhiệt từ mặt tiếp xúc cháy sang mặt đối diện, giảm chênh lệch nhiệt độ giữa khối bê tông và thời gian tiếp xúc nhiệt độ được kéo dài. Xu thế này có tác dụng hạn chế ứng suất nhiệt trong khối bê tông và từ đó làm giảm nứt trong bê tông khối lớn, đồng nghĩa với việc kéo dài thời gian an toàn khi xảy ra cháy. Việc ứng dụng vật liệu cách nhiệt làm bằng bê tông tro trấu rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng công trình, giảm tối đa rủi ro trong trường hợp xảy ra hoả hoạn. T108 NGHIÊN CỨU DÒNG THẤM KHÔNG ỔN ĐỊNH TRONG BỜ SÔNG(2)THÍ NGHIỆM Huỳnh Thanh Sơn Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Bài báo trình bày trình bày một số kết quả thí nghiệm được thực hiện với thiết bị thấm và thoát nước S1 do công ty Armfield (Anh) sản xuất. Những kết quả này được so sánh với các kết quả lý thuyết đã trình bày trong một bài báo trước. Chiều cao nước rỉ ở biên hạ lưu là điều đáng chú ý nhất trong thí nghiệm này, đòi hỏi một sự lưu ý và hiệu chỉnh trong các mô hình toán lý thuyết. Từ khóa:dòng thấm, thiết bị thí nghiệm, kết quả thí nghiệm, chiều cao nước rò rỉ T113 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÃ HỘI HÓA ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH AO, HỒ NHỎ THU TRỮ NƯỚC PHỤC VỤ SẢN XUẤT VÙNG TÂY NGUYÊN Nguyễn Vũ Việt, Đoàn Doãn Tuấn, Trần Việt Dũng Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Các tổ chức quản lý thủy lợi nội đồng ở Tây Nguyên hiện nay đa số chưa phù hợp với luật thủy lợi và các nghị định, thông tư dưới luật, có hiệu lực từ tháng 7/2018. Nhiều nơi việc quản lý thủy nông cơ sở trên địa bàn xã chỉ do một cán bộ giao thông, xây dựng hoạt động kiêm nhiệm. Tổ chức thủy lợi cơ sở theo mô hình hợp tác xã hoặc tổ hợp tác, với toàn bộ người dùng nước trong thôn, buôn là thành viên của tổ chức, cần sớm được thành lập để việc nhận kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng dịch vụ công ích thủy lợi của nhà nước được thuận lợi, nâng cao hiệu quả sử dụng nước và sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây hiện tượng hạn hán thiếu nước của Tây Nguyên ngày càng gia tăng mạnh mẽ về thời gian cũng như mức độ gây thiếu nước nghiêm trọng, đe dọa đến sản xuất và đời sống của người dân. Việc đầu tư các công trình thủy lợi lớn để phủ diện tích tưới vùng xa hồ đòi hỏi nguồn vốn lớn. Trong tình hình ngân sách có hạn hiện nay cần phát động chương trình phát triển hệ thống ao, hồ nhỏ nhằm giải quyết tình trạng thiếu nước, khắc phục hạn hán, tăng năng suất cây trồng, nâng cao đời sống nhân dân. Xây dựng việc đào ao trở thành phong trào quần chúng rộng lớn, mang tính xã hội hóa cao và là mô hình thủy lợi theo phương thức nhân dân làm nhà nước hỗ trợ có suất đầu tư nhỏ nhưng mang lại hiệu quả lớn được nhân dân đồng thuận. Từ khóa: xã hội hóa quản lý thủy lợi, quản lý thủy lợi nội đồng, ao hồ nhỏ Đối với vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, các vùng ở thượng nguồn có địa hình cao việc lấy được nước phụ thuộc chủ yếu vào mực nước sông Hồng, các tỉnh hạ lưu ven biển việc lấy nước phụ thuộc vào thủy triều và lượng nước xả hồ để đẩy mặn. Tuy nhiên, dưới tác động của của BĐKH và nước biển dâng mực nước trong mùa kiệt trên hầu hết các sông chịu ảnh hưởng của thủy triều trong vùng ĐBSH đều thể hiện xu thế tăng so với trường hợp không xét đến kịch bản BĐKH. Để xây dựng được các kế hoạch dài hạn và chủ động trong việc chỉ đạo lấy nước phục vụ sản xuất vụ đông xuân hằng năm thì việc dự báo mặn hạ du hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình là rất quan trọng. Nội dung bài báo đưa ra được kết quả mô phỏng xâm nhập mặn hiện trạng và trong tương lai đến năm 2050 nhằm xác định được diễn biến xâm nhập mặn và chiều dài xâm nhập mặn dọc theo các sông chính trong vùng nghiên cứu. Việc này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chỉ đạo việc lấy nước dọc trên các sông, phục vụ cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân khu vực ven biển Đồng bằng sông Hồng dưới tác động của Biến đổi Khí hậu làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý và ứng phó với xâm nhập mặn cho các tỉnh ven biển Đồng bằng Sông Hồng.
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KHU VỰC HẠ LƯU THỦY ĐIỆN BẢN VẼ KHI XẢ LŨ THIẾT KẾ CÓ QUAN TÂM ĐẾN ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN NẬM NƠN
Sông Cả là một con sông có tiềm năng thủy điện lớn ở Việt Nam, nơi mà rất nhiều các thủy điện bậc thang đã và đang được xây dựng. Ảnh hưởng của việc xả lũ của các hồ chứa ở thượng lưu sẽ bị tác động mạnh bởi các công trình hạ lưu. Đây là một vấn đề cần được đánh giá chi tiết để có câu trả lời cụ thể. Trong bài báo này, các tác giả trình bày kết quả tính toán mức độ ngập lụt hạ lưu thủy điện Bản Vẽ khi xả lũ có xét đến ảnh hưởng của nhà máy thủy điện Nậm Nơn ở phía hạ lưu. Mô hình thủy lực 1 và 2 chiều kết hợp MIKE FLOOD được sử dụng nhằm mô phỏng quá trình thủy động lực học kết hợp với công cụ GIS để đánh giá mức độ ảnh hưởng do ngập lụt. Kết quả của nghiên cứu cho thấy mực nước trong các trường hợp hồ Bản Vẽ xả lũ 0,02%,0,1% hay 0,5% đều gây ngập lụt cho một số khu dân cư phía thượng lưu, trong khi đó trường hợp xả lũ 0,02% mức nước không vượt quá cao trình đỉnh đập Nậm Nơn. Đây là những kết quả mang tính định lượng phục vụ cho các nhà ra quyết định có những phương án phòng chống phù hợp.
VÙNG ĐẤT BÃI SÔNG HÀ NỘI
CHÈN VỮA BÊ TÔNG TỰ LÈN TẠI VIỆT NAM