, 14/10/2024
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 47 (09/2018)
Trang Tên bài báo Tác giả Tóm tắt I Khoa học Công nghệ 2 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN PIM VÀ GIẢI PHÁP THÀNH LẬP, CỦNG CỐ TỔ CHỨC THỦY LỢI CƠ SỞ Trần Chí Trung, Trần Mạnh Trường Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Các tổ chức thủy lợi cơ sở có vai trò quan trọng trong quản lý khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Bài báo này đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng ở các vùng miền, kết quả nghiên cứu phát triển PIM, các mô hình PIM hiệu quả, từ đó đề xuất một số giải pháp thành lập củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở. Các giải pháp thành lập củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở được rút ra từ cơ sở khoa học và thực tiễn sẽ giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi, các địa phương thành lập, củng cố kiện toàn các tổ chức thủy lợi cơ sở phù hợp với Luật thủy lợi. Từ khóa: Tổ chức thủy lợi cơ sở, thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, mô hình PIM 10 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE BASIN TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG SÊ SAN HIỆN TẠI, 2030, 2050 Nguyễn Vũ Việt Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Phạm Thị Hoài, Trần Thị Nhung Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo Sông Sê San là một trong 4 con sông lớn ở Tây Nguyên, cung cấp nước tưới cho khoảng 25 nghìn hecta đất canh tác. Hơn nữa, nó là nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt và hỗ trợ cho sự phát triển công nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Gần đây, với sự xuất hiện của một số hồ thủy điện lớn ở thượng nguồn như thủy điện PleiKrong, thủy điện Thượng Kon Tum, thủy điện Ialy,…đã ảnh hưởng không nhỏ đến dòng chảy hạ lưu. Để kiểm soát việc sử dụng nước hiệu quả, việc cân bằng nguồn nước là hết sức quan trọng. Các tác giả đã thiết lập một tập hợp các thông số mô hình Mike Basin phù hợp với lưu vực sông Sê San và áp dụng nó để kiểm soát cân bằng nước đến năm 2030, 2050 dưới tác động của BĐKH. Kết quả sẽ là cơ sở dữ liệu để đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ về hiệu quả và tính bền vững trong kiểm soát và khai thác tài nguyên nước mặt ở Tây Nguyên. 19 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHUYẾN KHÍCH CƠ CHẾ HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG LĨNH VỰC THỦY LỢI Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Văn Chiến Trung tâm Đào tạo và Hợp tác quốc tế Cơ chế hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và thủy lợi nói riêng được xem là một giải pháp quan trọng hiện nay nhằm huy động nguồn lực đầu tư, giảm gánh nặng ngân sách nhà nước và hướng đến phát triển bền vững. Thực tế cho thấy nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực thủy lợi hiện nay là rất lớn mà ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính ưu đãi đang bị cắt giảm không thể đáp ứng được. Bên cạnh đó, những hạn chế nội tại của lĩnh vực đầu tư, khai thác và vận hành công trình thủy lợi hiện nay cũng đặt ra nhu cầu phải cấu trúc lại để hoạt động hiệu quả hơn. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang quan tâm và thúc đẩy phát triển cơ chế PPP trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi. Các văn bản pháp lý, cơ chế chính sách được xây dựng và cụ thể hóa theo hướng khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực này. Mặc dù vậy, những hạn chế về cơ sở pháp lý, cơ chế hợp tác giữa các bên, nhận thức và môi trường đầu tư vẫn là rào cản quá trình áp dụng cơ chế PPP trong lĩnh vực thủy lợi. Những kết quả bước đầu trong áp dụng cơ chế PPP mới chỉ dừng lại ở một số dự án phát triển cơ sở hạ tầng mà chưa hướng đến sự đa dạng các lĩnh vực trong chuỗi sản xuất nông nhiệp. Bài viết phân tích những khía cạnh trong việc thực thi chính sách PPP trong lĩnh vực thủy lợi, chỉ ra những kết quả, hạn chế, khó khăn hiện đang gặp phải cũng như đưa ra đề xuất, kiến nghị để thúc đẩy hơn nữa cơ chế PPP trong thời gian tới. 28 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐẲNG TRỊ MƯA NĂM KHU VỰC TÂY NGUYÊN PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN Trần Thiết Hùng Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo Nguyễn Vũ Việt Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Đối với các lưu vực kín, đặc biệt là phần thượng nguồn các lưu vực sông, lượng mưa trên lên vực phản ánh được mức độ giàu, nghèo về tài nguyên nước của lưu vực. Khu vực Tây Nguyên bao gồm phần thượng lưu của 4 lưu vực sông lớn, tài nguyên nước ở khu vực này gắn với tài nguyên nước mưa. Diện tích Tây Nguyên khá rộng lớn với các dạng địa hình khác nhau, lượng mưa năm cũng có sự phân bố rõ rệt theo không gian. Việc thể hiện sự phân bố lượng mưa theo không gian trên bản đồ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về tài nguyên nước của vùng và là cơ sở tính toán tài nguyên nước cho từng lưu vực cụ thể trong phạm vi nghiên cứu. Từ số liệu quan trắc của các đo mưa trong vùng, bằng các phương pháp và công cụ khoa học, bài báo đã xây dựng bản đồ đẳng trị mưa năm vùng Tây nguyên phục vụ các nghiên cứu, tính toán các đặc trưng khí tượng thủy văn, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp lưu giữ nguồn nước cho khu vực Tây Nguyên. 36 Trần Văn Đạt, Nguyễn Tuấn Anh, Giang Như Chăm, Đào Thị Thu Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi Thu hút đầu tư của khu vực tư nhân vào các hoạt động xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội là chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ nhằm hiện thực hóa thể chế kinh tế thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững. Quy định hiện hành của Chính phủ yêu cầu tất cả các Bộ, Ngành và địa phương phải lập và công bố danh mục dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư nhưng dường như chưa được thực hiện. Một trong số các lý do dẫn đến thực trạng trên là phương pháp xác định dự án tiềm năng chưa được rõ ràng, thống nhất. Nhằm tăng cường tính minh bạch trong chủ trương đầu tư và tạo điều kiện để các nhà đầu tư tư nhân tham gia quản lý vận hành công trình thủy lợi trên địa bàn cả nước, bài báo này sẽ trình bày, thảo luận phương pháp và kết quả đánh giá tiềm năng thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào quản lý vận hành công trình thủy lợi. Thông qua phân tích số liệu dự án thu thập được ở 7 vùng kinh tế, nghiên cứu đã xác lập được các nhóm dự án có tiềm năng hấp dẫn tư nhân đầu tư và sơ bộ đặc tả những nét cơ bản của từng nhóm dự án. Từ khóa: đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án tiềm năng, quản lý vận hành công trình thủy lợi. 47 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM DIỄN BIẾN THẤM TRONG ĐẤT CỦA KỸ THUẬT TƯỚI NHỎ GIỌT PHỤC VỤ TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC HỢP LÝ CHO CÂY TRỒNG CẠN TẠI VÙNG KHÔ HẠN NAM TRUNG BỘ Trần Thái Hùng, Trần Mạnh Trường Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Trong quá trình thực nghiệm xác định chế độ tưới hợp lý cho cây nho lấy lá, tác giả đã khảo nghiệm diễn biến thấm của kỹ thuật tưới nhỏ giọt đồng thời tại 2 vị trí: (1) Đất tự nhiên (không trồng cây) và (2) Đất trồng cây nho lấy lá. Bài viết này trình bày kết quả thực nghiệm tại khu vực đất tự nhiên (không trồng cây). Qua đó, tác giả đã phân tích quan hệ tương quan giữa: độ sâu thấm (Z), bán kính trung bình của vùng đất ướt theo phương ngang (R), lượng nước (W) và thời gian tưới (t), tốc độ thấm đứng và thấm ngang (Vz và VR) của kỹ thuật tưới nhỏ giọt. Các biểu đồ biểu thị tương quan giữa các đại lượng có hệ số R2 khá cao (từ 0,90 ÷ 0,99). Thiết lập hệ phương trình hồi quy truyến tính giữa các nhân tố với kết quả kiểm định đều đảm bảo yêu cầu, phù hợp và có ý nghĩa suy ra tổng thể để ứng dụng cho việc tưới tiết kiệm nước hợp lý cho cây trồng cạn (có bộ rễ nông 0 ÷ 45cm) tại vùng khô hạn Nam Trung Bộ. Từ khóa:Diễn biến thấm, hồi quy, tốc độ thấm, tưới nhỏ giọt, tương quan 60 TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC VÙNG BẢY NÚI LÀM CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRỮ NƯỚC VÙNG CAO TỈNH AN GIANG Nguyễn Đình Vượng, Huỳnh Ngọc Tuyên, Đoàn Trọng Khôi Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam Vùng cao Bảy Núi tỉnh An Giang gồm 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, đây là nơi có tiềm năng rất lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp (rau màu, cây ăn trái, cây dược liệu theo hướng công nghệ cao,…) và chăn nuôi gia súc tập trung. Tuy nhiên, do thời tiết biến động phức tạp đồng thời nguồn nước trong vùng phân bố không đều theo không gian và thời gian, chế độ dòng chảy thay đổi mang tính bất thường, khắc nghiệt hơn so với trước đây dẫn đến tình trạng lũ lụt vào mùa mưa, trong khi mùa khô thì hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạt. Hiện nay, ngành nông nghiệp của 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên nói riêng và tỉnh An Giang nói chung đang phát triển tái cơ cấu mạnh và hướng đến nền nông nghiệp công nghệ cao. Bài này trình bày kết quả tính toán cân bằng nước trong vùng nhằm đánh giá thực trạng nguồn nước, khả năng đáp ứng nhu cầu nước của các công trình thủy lợi làm cơ sở để đề xuất các giải pháp thu trữ nước cho vùng đồi núi phục vụ sản xuất nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống người dân địa phương. Từ khóa: Cân bằng nước, nhu cầu nước, hạn hán, Bảy Núi, Tri Tôn, Tịnh Biên. 72 NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ SÓNG VÙNG BIỂN TỪ MŨI CÀ MAU ĐẾN KIÊN GIANG Lê Đức Vĩnh, Nguyễn Anh Tiến Viện Kỹ thuật Biển Lieou Kiến Chính Trường Đại Học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh Sóng biển là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ lên khu vực bờ biển, gây nên các quá trình xói lở và làm thay đổi hình dạng đường bờ. Hiện nay khu bờ biển và vành đai rừng ngập mặn trải dài từ Mũi Cà Mau đến Kiên Giang đang xảy ra hiện tượng xói lở ngày càng tăng, trong đó nguyên nhân chính là do tác động của sóng . Do đó việc phân tích chế độ sóng tại khu vực nghiên cứu là cần thiết để làm cơ sở khoa học phục vụ việc nghiên cứu tìm ra các giải phải bảo vệ đường bờ. Nghiên cứu này ứng dụng mô hình sóng TOMAWAC để mô phỏng sóng liên tục trong 10 năm (2008 -2017). Kết quả mô phỏng được sử dụng để phân tích các đặc trưng sóng như chiều cao sóng; hướng sóng; chu kỳ sóng cho vùng biển nghiên cứu. 87 GIẢI PHÁP TẠO NGUỒN, TRỮ VÀ CẤP NƯỚC NGỌT PHỤC VỤ DÂN SINH KINH TẾ CHO ĐẢO HÒN TRE TỈNH KIÊN GIANG Phạm Văn Tùng, Nguyễn Trường Thọ Viện Kỹ thuật Biển Hòn Tre là đảo có địa hình dốc, vật liệu chủ yếu là đá bở rời và suối chỉ có nước vào mùa mưa còn mùa khô không có dòng chảy. Nước ngọt để cung cấp cho dân trên đảo Hòn Tre đang khan hiếm và cạn kiệt dần do diện tích rừng ngày càng suy giảm. Các nguồn nước khai thác chính cho cấp nước dân sinh là nước mưa; nước giếng đào; nước mạch ngầm trong hang động, dưới các tảng đá lăn. Việc cấp nước phục vụ dân sinh kinh tế gặp nhiều khó khăn do khả năng khai thác nguồn nước có hạn, địa hình dốc và nước ngầm rất hạn chế. Giải pháp của các tác giả đề xuất là kết hợp nhiều nguồn nước khác nhau để cùng khai thác cấp nước, không nên xây hệ thống cấp nước tập trung quy mô lớn mà chia ra thành nhiều hệ thống cấp nước phân tán quy mô nhỏ theo cụm hộ gia đình. Ưu tiên giải pháp khai thác nước trong các mạch ngầm, mạch lộ trên núi do nguồn nước này thường ổn định quanh năm nhưng với lưu lượng không nhiều phù hợp cho quy mô nhỏ. Từ khóa:Đảo Hòn Tre, Giải pháp cấp nước, Nước mạch ngầm, Mạch lộ. 98 PHÂN TÍCH HOẠT TÍNH VÀ KHẢ NĂNG GIA CỐ ĐẤT CỦA PUZOLAN TỰ NHIÊN TỈNH ĐẮK NÔNG Nguyễn Hữu Năm Viện Thuỷ điện và Năng lượng tái tạo Phạm Văn Minh, Vũ Bá Thao, Nguyễn Huy Vượng, Đinh Văn Thức Viện Thủy công Nguồn puzolan tự nhiên tồn tại ở dạng đá bazan tại khu vực Tây Nguyên rất dồi dào, đã được sử dụng để sản xuất xi măng poóc lăng puzolan, thay thế một phần xi măng trong bê tông đầm lăn, gạch không nung. Tuy nhiên, việc sử dụng puzolan tự nhiên kết hợp với một số chất kết dính như xi măng, vôi, phụ gia để gia cố đất đã được nghiên cứu và áp dụng ở một số quốc gia nhưng chưa được nghiên cứu tại Việt Nam. Bài báo trình bày kết quả thí nghiệm thành phần hóa học, khoáng vật, độ hút vôi của puzolan tự nhiên khai thác tại huyện K’rông Nô tỉnh Đắk Nông, từ đó phân tích và đánh giá khả năng ứng dụng chúng trong gia cố đất. Kết quả cho thấy chất lượng của puzolan tự nhiên tại khu vực nghiên cứu đáp ứng các yêu cầu quy định trong TCVN 6882:2001, TCVN 3735:1982 và ASTM C618-89. Sử dụng thành công puzolan tự nhiên gia cố đất để xây dựng công trình giao thông, thủy lợi không chỉ giảm giá thành mà còn giảm thiểu tác hại môi trường do giảm lượng dùng xi măng và các vật liệu cát, đá, sỏi. Từ khóa: Puzolan tự nhiên, gia cố đất,độ hút vôi, tỉnh Đắk Nông, Tây Nguyên. 107 HỆ THỐNG THỦY LỢI CÁI LỚN - CÁI BÉ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Trần Đình Hòa Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và vùng dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé (HTTL CLCB) nói riêng có tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt trong xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, nơi đây đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức và tác động bất lợi từ thiên nhiên cũng như từ các hoạt động của con người. Quan điểm và định hướng nhiệm vụ đối với các công trình và hệ thống công trình thủy lợi nhằm mục tiêu phát triển bền vững là vấn đề cần được xem xét một cách toàn diện và thận trọng. Bài viết đưa ra một số phân tích, đánh giá các tác động bất lợi; mối quan hệ giữa nhiệm vụ của HTTL CLCB với yêu cầu phát triển bền vững của vùng. Từ khóa: đồng bằng sông Cửu Long, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, thiên tai, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, sông Cái Lớn, Cái Bé. 114 GIÁ NƯỚC VÀ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG NƯỚC KHI THU HÚT KHU VỰC TƯ NHÂN THAM GIA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH TẬP TRUNG NÔNG THÔN Nguyễn Tuấn Anh Viện Kinh tế và quản lý Thủy lợi Nguyễn Hữu Dũng Trường đại học Kinh tế Quốc dân Bài báo trình bày nghiên cứu, so sánh về giá nước và sự hài lòng khách hàng khi thu hút khu vực tư nhân (KVTN) tham gia đầu tư xây dựng và quản lý các công trình nước sạch tập trung nông thôn, đồng thời chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dùng nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy KVTN thường có giá nước cao hơn so với khu vực khác bình quân khoảng 962 đồng/m, nhưng mức độ hài lòng của người sử dụng nước cao hơn thông qua các tiêu chí đánh giá là: (1) thời gian cấp nước , (2) áp lực cấp nước, (3) chất lượng nước (màu sắc, và mùi vị), (4) vị trí hộ sử dụng và (5) tuổi thọ công trình. Các kết luận rút ra từ nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng giúp các cơ quan nhà nước xây dựng cơ chế chính sách thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn. 126 PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐƯỜNG BAO TẢI TRỌNG GIỚI HẠN CHO MÓNG ĐẬP XÀ LAN TRÊN NỀN ĐẤT YẾU CHỊU TẢI TRỌNG PHỨC HỢP Nguyễn Hải Hà Viện Thủy Công, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Trần Đình Hòa Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Trong những năm gần đây, đập xà lan đã được nghiên cứu và áp dụng rất hiệu quả cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên lý ổn định của đập là mở rộng diện tích đáy móng nhằm giảm ứng suất nền để có thể đặt trực tiếp trên nền đất yếu mà không phải gia cố hoặc gia cố rất ít. Đặc điểm của đập xà lan là chiụ tải trọng ngang và mô men lớn hơn so với tải trọng đứng. Do đó, vấn đề ổn định trượt của đập xà lan là rất quan trọng. Bài báo trình bày phương pháp xây dựng đường bao tải trọng giới hạn của của móng đập xà lan trên nền đất yếu. Đường bao tải trọng giới hạn không thứ nguyên của đập xà lan được sử dụng trong tính toán ổn định đập trên nền đất yếu. Từ khóa:đập xà lan, tải trọng phức hợp, đường bao tải trọng giới hạn.
TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG THU HÚT SỰ THAM GIA CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN VÀO QUẢN LÝ VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH THỦY LỢI