, 04/12/2024
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 48 (10/2018)
Trang | Tên bài báo | Tác giả | Tóm tắt |
I | Khoa học Công nghệ |
|
|
2 | PHÒNG THÍ NGHIỆM TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA VỀ ĐỘNG LỰC HỌC SÔNG BIỂN - CHẶNG ĐƯỜNG 10 NĂM ĐẦY THÁCH THỨC ĐỂ VƯƠN LÊN | Nguyễn Ngọc Quỳnh Giám đốc Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển
|
|
7 | CÁC QUÁ TRÌNH ĐỘNG LỰC VÀ DIỄN BIẾN HÌNH THÁI CỬA ĐẠI VÀ CỬA LỞ TỈNH QUẢNG NGÃI
| Trương Văn Bốn, Vũ Văn Ngọc, Vũ Phương Quỳnh, Trần Mạnh Trường Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển
| Bài báo trình bày các kết quả tính toán sự ảnh hưởng các quá trình động lực sông, biển đến diễn biến bồi/xói cửa Đại và cửa Lở, tỉnh Quảng Ngãi. Phần mềm Mike 21 Couple Model FM, Litpack sau khi đã được kiểm chứng, đã được áp dụng tính toán động lực, diễn biến bồi/xói theo mùa. Các kết quả cho thấy sóng vào mùa gió Đông bắc có vai trò quan trọng trong việc chi phối các quá trình động lực và bồi/xói vùng cửa Đại và cửa Lở. Dòng chảy sóng trong thời kỳ này có thể đạt hơn 1m/s và khu vực tồn tại dòng chảy sóng khá lớn, đặc biệt tại vùng cửa Đại và cửa Lở. Dòng bùn cát mùa gió Đông bắc có vai trò quan trọng trong việc chi phối diễn biến bồi, xói vùng cửa Đại và cửa Lở. Trong năm khi dòng chảy sông không đủ mạnh, việc bồi lấp cả hai cửa sẽ xuất hiện và đặc biệt là về mùa gió Đông bắc nếu không có lũ lớn xuất hiện. Các tính toán phù hợp với diễn biến hình thái thực tế đã diễn ra và sẽ làm cơ sở để đề xuất các giải pháp công trình nhằm mục đích ổn định cửa Đại (sông Trà Khúc và cửa Lở (sông Vệ) tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một phần kết quả trong đề tài độc lập cấp Quốc gia “Nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp quy hoạch và chỉnh trị nhằm ỏn định các cửa sông Trà Khúc và sông Vệ tỉnh Quảng Ngãi”. |
16 | DIỄN BIẾN NGƯỠNG CÁT DI ĐỘNG TẠI CỬA ĐẠI & CỬA LỞ TỈNH QUẢNG NGÃI QUA ẢNH VỆ TINH
| Vũ Phương Quỳnh, Vũ Văn Ngọc, Trương Văn Bốn, Trần Mạnh Trường Phòng TNTĐ Quốc gia về động lực học sông biển
| Bài báo trình bày kết quả ứng dụng công nghệ GIS và ảnh viễn thám từ năm 2012 đến năm 2017 để minh họa diễn biến dịch chuyển bãi cát cửa Đại (sông Trà Khúc) và cửa Lở (sông Vệ) tỉnh Quảng Ngãi. Các kết quả đã làm rõ quá trình diễn biến cửa Đại và cửa Lở tỉnh Quảng Ngãi qua phương pháp phân tích giải đoán ảnh vệ tinh, trên cơ sở xu thế diễn biến cửa Đại và cửa Lở. Đã đánh giá vai trò của các yếu tố thủy động lực bao gồm yếu tố dòng chảy sông, dòng chảy ven biển và sóng tới hình thái cửa Đại và cửa Lở. Kết quả nghiên cứu cho thấy diễn biến chính tuân theo quy luật thu hẹp cửa vào mùa khô và mở rộng cửa vào mùa mưa với vai trò chủ đạo thời gian này là dòng chảy lũ. Mùa lũ tại đây thường kèm theo các cơn bão đổ bộ vào tháng 9-10 với mưa lớn sinh lũ do hoàn lưu bão gây ra dòng chảy đổ mạnh xuống hạ lưu và ra cửa sông.Từ khóa: cửa Đại, cửa Lở, Trà Khúc, Vệ |
25 | NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN VỊ TRÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CỐNG SÔNG LAM ĐỂ NGĂN MẶN, GIỮ NGỌT VÀ CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG
| Nguyễn Ngọc Nam, Bùi Thị Ngân Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển
| Cống sông Lam tại khu vực hạ lưu cầu Bến Thủy, thuộc địa phận xã Hưng Hòa thành phố Vinh tỉnh Nghệ An và thị trấn Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh được lựa chọn như là một giải pháp công trình để chủ động ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đảm bảo chủ động ngăn mặn (ngày càng lấn sâu vào đất liền), lấy nước ngọt phục vụ cho canh tác và cấp nước sinh hoạt cho vùng hạ lưu sông Cả của tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Việc xác định vị trí, quy mô kích thước công trình là một bài toán khó. Trên cơ sở 2 tuyến công trình do tư vấn thiết kế đề xuất ban đầu, trong bài báo này, chúng tôi tóm tắt kết quả nghiên cứu, tính toán mô hình thủy lực nhằm lựa chọn vị trí phù hợp cho xây dựng công trình. Từ khóa: cống, mô hình thủy lực, giải pháp. |
36 | NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH RANH GIỚI CHẢY VÀ HỆ SỐ NGẬP CỦA TRÀN PIANO | Đoàn Thị Minh Yến, Lê Văn Nghị Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển | Tràn piano (PKW) là kiểu công trình tháo có đường tràn bố trí hình zic zắc nhằm tăng chiều dài thoát nước,tăng khả năng tháo so với tràn truyền thống. Khả năng tháo qua PKW sẽ giảm khi tràn chảy ngập, biểu thị bởi hệ số ngập n. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình mặt cắt, xác định ranh giới quá độ từ chảy tự do hoàn toàn sang chảy ngập hoàn toàn; thiết lập công thức xác định hệ số ngập qua tràn piano. Kết quả tính toán theo công thức thiết lập so sánh với kết quả thực nghiệm cho sai số nhỏ, áp dụng cho dải cột nước rộng, xu hướng phân bố phù hợp với quy luật đặc trưng thủy lực. Từ khóa: Dòng chảy ngập; Mô hình thí nghiệm; Tràn piano. |
43 | KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH THỦY LỰC TRÀN XẢ LŨ BẢN LẢI | Lê Văn Nghị , Đặng Thị Hồng Huệ, Đoàn Thị Minh Yến, Nguyễn Tiến Hải, Lê Tiến Trọng Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển | Tràn xả lũ Bản Lải là công trình có chế độ vận hành phức tạp gồm tràn tường ngực bố trí ở giữa lòng sông và hai khoang tràn xả mặt bố trí 2 bên. Cột nước trên tràn lớn nhất khoảng 10m phía tràn xả mặt và gần 20m với tràn tường ngực. Khi xả lũ thiết kế, công trình cần đảm bảo lưu lượng về hạ lưu không gây ngập lụt thành phố Lạng Sơn. Do đó việc bố trí tổng thể công trình, vấn đề dòng chảy bám biên trụ pin, mặt tràn, đáy tường ngực và nối tiếp, tiêu năng ở hạ lưu là rất phức tạp. Bài báo này trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình tổng thể, các kiến nghị sửa đổi hợp lý đảm bảo mục tiêu và sự vận hành an toàn, hiệu quả của công trình khi đi vào hoạt động. Từ khóa: Tràn xả lũ; Mô hình thí nghiệm |
52 | LỰA CHỌN KẾT CẤU TIÊU NĂNG HỢP LÝ CHO TRÀN XẢ LŨ SÔNG THAN | Nguyễn Ngọc Nam, Bùi Văn Hữu, Nguyễn Thanh Khởi, Bùi Hữu Anh Tuấn Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển | Hồ chứa nước Sông Than, tỉnh Ninh Thuận là công trình cấp II, được đầu tư xây dựng đa mục tiêu bao gồm cấp nước tưới, cấp nước sinh hoạt; cấp nước cho các ngành kinh tế và các nhiệm vụ kết hợp cắt lũ, nuôi trồng thủy sản, kết hợp giao thông…Do đó, an toàn của công trình được đặt lên hàng đầu. Bài báo trình bày tóm tắt các kết quả chính các phương án nghiên cứu để lựa chọn kết cấu tiêu năng hợp lý. Phương án đã đề xuất khả thi về kỹ thuật, cho kết quả tốt về mặt thủy lực công trình và đã được kiến nghị áp dụng vào bản vẽ thi công xây dựng công trình. Từ khóa: Tràn xả lũ sông Than, mũi phun, tiêu năng, |
61 | KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐIỀU TIẾT NHIỀU NĂM LIÊN HỒ CHỨA HỦA NA VÀ CỬA ĐẠT CHO MỤC ĐÍCH CẤP NƯỚC VÀ PHÁT ĐIỆN | Lê Quốc Hưng Ban Đầu tư xây dựng, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Lê Văn Nghị Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển Phan Trần Hồng Long Đại học Thủy lợi | Việt Nam là quốc gia có nhiều hệ thống sông ngòi với tiềm năng lớn về phát triển thủy điện. Tuy nhiên nước ta vẫn là một nước nông nghiệp nên nhu cầu đảm bảo cung cấp nước tưới và sinh hoạt về hạ du luôn là một yêu cầu cấp thiết. Lưu vực sông Chu với hai hồ chứa thủy điện tương đối lớn là Hủa Na và Cửa Đạt cần phải phối hợp điều tiết để đảm bảo an toàn cung cấp nước cho hạ lưu trong mùa cạn, phòng chống lũ lụt trong mùa mưa và nâng cao khả năng cung cấp điện lên lưới điện quốc gia. Bài báo trình bày cách phối hợp điều tiết liên hồ nhiều năm nhằm giảm bớt số năm không đảm bảo cung cấp nước hoặc hạn chế lượng nước cung cấp bị thiếu là ít nhất. Từ khóa: bậc thang hồ chứa, NMTĐ Hủa Na, NMTĐ Cửa Đạt, Chu River |
66 | ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐIỀU TIẾT CỦA CÁC HỒ CHỨA LỚN TRÊN HỆ THỐNG SÔNG ĐÀ KHI XẢY RA SỰ CỐ VỠ ĐẬP ĐỐI VỚI CÁC BẬC THANG PHÍA TRÊN | Nguyễn Đức Diện Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển | Các hồ chứa trên hệ thống sông Đà có vai trò quan trọng trong điều tiết chống lũ cho đồng bằng Bắc Bộ. Các nghiên cứu khi tính toán thiết kế đã tính đến các khả năng xả lũ, dung tích trữ lũ với các mức lũ lớn (lũ thiết kế, lũ PMF). Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, chưa đánh giá khả năng điều tiết của các hồ nếu xảy ra sự cố vỡ đập đối với các bậc thang phía trên. Bài báo trình bày kết quả phân tích, đánh giá một vài kịch bản vỡ đập đối với các bậc thang phía trên và xem xét mức độ ảnh hưởng của nó đối với các bậc thang phía dưới. Các kết quả đã chỉ ra rằng, không phải trong trường hợp vỡ đập nào của các bậc thang phía trên cũng có thể gây nguy hại đối với các bậc thang phía dưới, mà nó phụ thuộc vào dung tích trữ lũ, khả năng xả lũ và đặc trưng quá trình lũ do vỡ đập. Từ khóa: Dung tích trữ, Điều tiết lũ, Hồ bậc thang, Hồ chứa, Vỡ đập |
73 | DỰ BÁO XU THẾ DIỄN BIẾN LÒNG DẪN VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN SÔNG HỒNG | Nguyễn Mạnh Linh, Bùi Huy Hiếu, Nguyễn Ngọc Quỳnh Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực sông biển | Tác động của diễn biến hạ thấp lòng dẫn và mực nước mùa kiệt trên sông Hồng những năm qua không chỉ làm thay đổi chế độ thủy động lực mà còn gây nên các tác động bất lợi đối với hoạt động của các công trình thủy lợi trên sông Hồng. Để có thể đề xuất kế hoạch ứng phó, giảm thiểu tác động bất lợi nếu quá trình diến biến trên tiếp tục xảy ra, cần thiết phải có các dự báo. Bài báo này phân tích và đưa ra một số kết quả dự báo mới nhất về xu thế diễn biến lòng dẫn và mực nước kiệt trên sông Hồng trong các năm tới trong điều kiện bất lợi nhất, đó là suy giảm bùn cát đến đồng thời quá trình khai thác cát hiện nay vẫn ở quy mô lớn và không được kiểm soát. |
82 | ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN XÓI LỞ, BỒI TỤ VÙNG BỜ BIỂN, CỬA SÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
| Vũ Đình Cương, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Thành Luân Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển
| Xói lở bờ biển và bồi tụ các cửa sông là một vấn đề lớn có ảnh hưởng đến sự ổn định dân cư và phát triển kinh tế vùng ven biển nói chung và vùng cửa sông, bờ biển Thừa Thiên Huế nói riêng. Các biến động dọc bờ biển Thừa Thiên Huế theo thời gian đã được phân tích đánh giá trên nguồn dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat đa thời gian và xử lý bằng phần mềm phân tích bờ biển (DSAS) phiên bản 4.3. Nghiên cứu này đã xác định được những đoạn bờ biển bị xói lở nghiêm trọng trên dải bờ biển Thừa Thiên Huế như Quang Công, Quảng Ngạn (Quảng Điền); Hải Dương (Hương Trà); Thị xã Thuận An, Phú Thuận (Phú Vang); Vinh Hải, Vinh Hiền (Phú Lộc); Xói lở bờ biển và bồi tụ luồng lạch ở các cửa sông Thuận An và Tư Hiền đe dọa sự ổn định tự nhiên của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Kết quả nghiên cứu giúp công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai ở vùng ven biển được hiệu quả hơn. Từ khóa: Xói lở, Bồi tụ, Thừa Thiên Huế, Viễn thám, DSAS. |
91 | NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG THEO MÙA CỦA CHẾ ĐỘ THỦY ĐỘNG LỰC KHU VỰC CỬA SÔNG NHẬT LỆ TỈNH QUẢNG BÌNH | Nguyễn Thanh Hùng, Vũ Đình Cương, Nguyễn Văn Hùng Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển Nguyễn Quang Minh Viện địa lý | Cửa sông Nhật Lệ nằm ở phía Đông Nam thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình, trong những năm gần đây đang có những biến động lớn: bồi lấp, biến đổi luồng lạch vào cửa sông, xói lở bờ biển phía Bắc và Nam cửa. Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm thủy hải văn và chế độ thủy động lực khu vực ven bờ cửa sông Nhật Lệ trên cơ sở phân tích số liệu thực đo và tính toán mô phỏng bằng mô hình thủy động lực hai chiều. Kết quả cho thấy chế độ thủy động lực khu vực ven bờ cửa sông Nhật Lệ có sự biến động theo mùa rất rõ rệt với gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Hai yếu tố sóng, thuỷ triều gây ra dòng chảy ven bờ và biến đổi hình thái vùng cửa sông Nhật Lệ, trong đó sóng có vai trò chi phối lớn nhất. Yếu tố dòng chảy sông chỉ chi phối trong những thời điểm khi có lưu lượng dòng chảy lũ lớn. Từ khóa: Mô hình thủy động lực, cửa sông Nhật Lệ, bờ biển Quảng Bình |
105 | NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG DÒNG CHẢY, BÙN CÁT TRÊN LƯU VỰC SÔNG NHẬT LỆ TỈNH QUẢNG BÌNH | Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Thanh Hùng, Vũ Đình Cương Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển Hoàng Mạnh Cường Viện Kinh tế xây dựng
| Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ứng dụng mô hình thủy văn SWAT để đánh giá dòng chảy và xói mòn lưu vực sông Nhật Lệ tỉnh Quảng Bình. Nghiên cứu đã thiết lập được mô hình SWAT cho kết quả tính toán mô phỏng khá tốt so với số liệu đo thực tế và mô phỏng với một số kịch bản dòng chảy có xem xét đến sự biến đổi của điều kiện thảm phủ trên lưu vực trong giai đoạn 1994-2018. Kết quả tính toán đã xác định được xu thế thay đổi về dòng chảy và lượng trầm tích đưa ra cửa sông Nhật Lệ khi có sự biến đổi về điều kiện thảm phủ (rừng) trên lưu vực: khi diện tích rừng thượng nguồn giảm thì tổng lượng dòng chảy năm không có sự thay đổi đáng kể, xói mòn trên lưu vực gia tăng ở phần thượng lưu nhưng về đến khu vực cửa sông không có sự thay đổi lớn. Từ khóa: mô hình SWAT, mô hình phân bố, xói mòn lưu vực, sông Nhật Lệ.
|
115 | NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN XÂM NHẬP MẶN Ở VÙNG HẠ DU ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - THÁI BÌNH CÓ XÉT TỚI TÁC ĐỘNG | Hồ Việt Cường, Nguyễn Thị Ngọc Nhẫn Phạm Thị Lan Hương, Nguyễn Quang Chiến Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực học sông biển | Vấn đề biến đổi khí hậu - nước biển dâng cùng với mực nước các sông hạ thấp, xâm nhập mặn ngày càng gia tăng về mùa kiệt ở đồng bằng sông Hồng - Thái Bình trong những năm gần đây đang là thách thức rất lớn cho ngành thủy lợi và các đối tượng sử dụng nước trong khu vực. Bài báo trình bày kết quả ứng dụng mô hình kết nối 1-2D (Couple Model) giữa MIKE11 và MIKE21 để tính toán mô phỏng đồng thời các quá trình tương tác động lực sông - biển và diễn biến xâm nhập mặn tại khu vực cửa sông ven biển và trên các tuyến sông chính ở vùng hạ du đồng bằng sông Hồng - Thái Bình ứng với kịch bản nghiên cứu hiện trạng, kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến năm 2030, 2050. Từ khóa: Xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đồng bằng sông Hồng - Thái Bình, MIKE11, MIKE21. |
II | Thông tin KHCN & Hoạt động |
|
|
129 | DỰ ÁN KHÔI PHỤC 4 CON SÔNG Ở HÀN QUỐC TẠO RA SỰ HỒI SINH CỦA CÁC DÒNG SÔNG VÀ MỘT NƯỚC HÀN QUỐC MỚI
| Tổng hợp và biên tập Nguyễn Ngọc Quỳnh Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực sông biển |
|