, 22/11/2024
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 5 + SỐ 6 - 2011
TT | Tên bài báo | Tác giả | Tóm tắt |
I | Khoa học công nghệ |
|
|
1 | Khoa học công nghệ nâng cao hiệu quả khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi | PGS.TS. Lê Thị Kim Cúc | Nâng cao hiệu quả khai thác công trình thủy lợi là một trong những mục tiêu quan trọng trong Chiến lược thủy lợi đến năm 2020. Nhân dịp xuất bản số xuân, chào mừng năm mới 2012, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam có cuộc trao đổi với GS.TS Đào Xuân Học, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT về công tác khoa học công nghệ trong quản lý khai thác công trình thủy lợi sau 02 năm thực hiện mục tiêu chiến lược này. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. |
2 | Một vài nét về khả năng ứng dụng hệ thống bể sóng triều kết hợp trong nghiên cứu ổn định vật thể nổi | PGS.TS. Trịnh Việt An, | Bài báo giới thiệu khả năng sử dụng và làm chủ hệ thống bể nghiên cứu sóng triều hiện đại của Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia và Động lực học sông biển (TNTĐ) - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam qua việc nghiên cứu ổn định của vật thể nổi trên biển |
3 | Nghiên cứu thực nghiệm sức chịu tải của dầm bê tông cốt thép chịu uốn gia cường bằng tấm composite | ThS. Nguyễn Chí Thanh | Dưới tác dụng của tải trọng như hoạt tải, tác động xâm thực và ăn mòn của môi trường, kết cấu chịu lực bằng bê tông cốt thép bị suy giảm khả năng chịu tải. Phương pháp gia cường sức chịu tải cho kết cấu chịu lực sử dụng tấm composite có thể khôi phục hoặc nâng cao sức chịu tải của kết cấu. Để đánh giá hiệu quả của giải pháp này, một loạt các dầm bê tông chịu uốn gia cường bằng tấm composite với các mức độ khác nhau được thí nghiệm. Trong bài báo này, một số kết quả thí nghiệm sẽ được phân tích và thảo luận. |
4 | Ứng dụng công nghệ bê tông tự lèn trong thi công đập xà lan di động cho các công trình thủy lợi | PGS.TS. Hoàng Phó Uyên | Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu sử dụng công nghệ bê tông tự lèn để thi công đập xà lan di động trong các dự án ngăn mặn giữ ngọt của Viện Thủy công tại vùng triều thuộc Đồng bằng sông Cửu long. |
5 | Một số kinh nghiệm trong tổ chức thi công nhằm nâng cao an toàn đập đất | TS. Nguyễn Trung Anh | An toàn đập là vấn đề từ lâu đã được nhiều quốc gia quan tâm. Đập đất chiếm tỷ lệ cao trong số các đập ngăn sông để tạo hồ chứa ở Việt Nam. Hư hỏng của đập đất thường tiềm ẩn sự mất an toàn, nhiều trường hợp đã gây ra thảm họa vỡ đập. Chất lượng đắp đập chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố kỹ thuật và thời tiết, nên ngoài nguyên nhân do khảo sát, thiết kế, công tác tổ chức thi công cũng góp phần không nhỏ đến vấn đề an toàn đập. |
6 | Một số ý kiến về giải pháp xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã | ThS. Đặng Minh Tuyến PGS.TS. Trần Chí Trung | Chương trình thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới (NTM) cấp xã tại 11 xã điểm đã đi đến giai đoạn kết thúc. Để rút ra bài học kinh nghiệm, triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, việc nghiên cứu đánh giá kết quả chương trình thí điểm là hết sức cần thiết. Bài báo này giới thiệu những kết quả và hạn chế trong quá trình thực hiện thí điểm với phương pháp đánh giá có sự tham gia (PRA) và đề xuất một số ý kiến về giải pháp xây dựng NTM. |
7 | Giải pháp kiểm soát ngập cho thành phố Hồ Chí Minh | ThS. Phạm Thế Vinh & nnk | Thành phố Hồ Chí Minh có cao trình mặt đất tự nhiên thấp, nằm sát biển, là hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn. Do quá trình xây dựng và đô thị hóa nhanh chóng, cơ sở hạ tầng phục vụ tiêu thoát nước không đáp ứng kịp và do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu - nước biển dâng nên thành phố thường xuyên bị ngập do lũ, mưa, triều. Tình trạng ngập của thành phố đã gây ảnh hưởng lớn tới phát triển thành phố. Để giảm bớt tình trạng ngập thường xuyên, kéo dài, bài báo xin giới thiệu giải pháp kiểm soát ngập cho thành phố Hồ Chí Minh. |
8 | Xây dựng phần mềm tính toán phú dưỡng nước hồ chứa | TS. Nguyễn Thanh Hùng | Phần mềm tính toán phú dưỡng nước hồ được xây dựng với phương pháp tiếp cận giản lược là hướng nghiên cứu mới trong xây dựng công cụ tính toán chất lượng nước hồ chứa. Bài báo trình bày lý thuyết mô hình dạng giản lược và áp dụng với bộ số liệu đo đạc tại hồ Đại Lải, Vĩnh Phúc và hồ Tây, Hà Nội. Kết quả cho thấy mô hình bước đầu đã mô phỏng được xu thế diễn biến chất lượng nước của các hồ theo thời gian. Như vậy, với phần mềm vừa xây dựng, các nhà quản lý hồ có thêm một công cụ để đưa ra các giải pháp quản lý chất lượng nước hồ tiện lợi với số liệu đầu vào giản lược. |
9 | Đặc tính thấm và hút ẩm của đất trồng lúa ở trạng thái không bão hòa nước vùng đồng bằng Bắc Bộ | ThS. Trần Văn Đạt | Qua thí nghiệm hiện trường, tác giả bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về đặc tính thấm và hút ẩm của đất trồng lúa ở trạng thái không báo hoà nước, vùng đồng bằng Bắc Bộ. Theo đó, đất ải có tốc độ thấm hút rất lớn xảy ra ở thời gian đầu sau khi đất được cấp nước (tưới hoặc mưa) sau đó giảm dần và chuyển sang trạng thái thấm ổn định ở ngày cấp nước thứ 3. Cũng có đặc tính này nhưng đất đang canh tác có tốc độ thấm nhỏ hơn so với đất ải. Mặc dù vậy thành phần hao nước này cũng cần được xem xét trong khi tính toán vận hành hệ thống tưới ở các giai đoạn tưới dưỡng cho lúa để kế hoạch vận hành sát thực tế hơn. Khả năng hút ẩm của đất trong thời gian phơi ruộng nhỏ nhưng cũng cần được tính đến trong một số trường hợp cần đánh giá độ suy giảm năng suất của lúa khi thiếu nước tưới. |
10 | Chế độ tưới cho cây bưởi đặc sản Đoan Hùng - Phú Thọ | PGS.TS. Lê Thị Nguyên, PGS.TS. Đoàn Doãn Tuấn, KS. Trần Việt Dũng, | Nghiên cứu biện pháp canh tác và chế độ tưới cho các loại cây trồng nhằm đạt năng suất và chất lượng sản phẩm cao nhất, tiết kiệm nước tưới, thực hiện được chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, nâng cao thu nhập, từng bước hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp là vấn đề cần thiết hiện nay. Bài báo này nhằm giới thiệu kết quả bước đầu nghiên cứu về chế độ tưới, kỹ thuật tưới hợp lý cho cây Bưởi ở Đoan Hùng - Phú Thọ. Qua đó nhằm đưa ra quy trình tưới nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm và hiệu quả sản xuất bưởi trên vùng núi trung du phía Bắc. |
11 | Phương pháp phù hợp để lập mô hình tính toán hệ thống bơm tiêu vùng đồng bằng sông Hồng | ThS. Đặng Ngọc Hạnh, PGS.TS. Nguyễn Thế Quảng | Bài viết này giới thiệu phương pháp sử dụng phần mềm Duflow kết hợp với khảo sát phân chia ô tiêu trên nền bản đồ ảnh viễn thám độ phân giải 0,5m để thiết lập mô hình tính toán tiêu nước từ mặt ruộng đến đầu mối phù hợp với hệ thống bơm tiêu vùng đồng bằng sông Hồng. Phương pháp này được áp dụng tại hệ thống bơm tiêu Triều Dương. Kết quả kiểm định trong 3 năm cho thấy mực nước giữa tính toán và thực đo chỉ sai lệch từ 2-3cm. Kết quả tính toán xác định được độ sâu ngập, thời gian ngập và diện tích bị úng ngập của tất cả các đối tượng tiêu nước trên hệ thống. |
12 | Đánh giá nguyên nhân hư hỏng các công trình kè bảo vệ bờ trên hệ thống sông ở đồng bằng sông Cửu Long và hạ du sông Đồng Nai - Sài Gòn | PGS.TS. Đinh Công Sản | Trong khuôn khổ của dự án cấp Bộ “Điều tra đánh giá các công trình bảo vệ bờ trên hệ thống sông Cửu Long và hệ thống sông Sài Gòn- Đồng Nai” thực hiện từ năm 2008-2009 và cùng với kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án có liên quan, bài báo đã phân tích đánh giá tóm tắt các loại công trình kè bảo vệ bờ sông (kênh, rạch) và đánh giá nguyên nhân gây hư hỏng các loại công trình đã xây dựng trên hệ thống sông ở ĐBSCL và hạ du sông Đồng Nai - Sài Gòn. Việc đánh giá được nguyên nhân gây hư hỏng sẽ bổ sung cơ sở khoa học cho các giải pháp khắc phục đồng thời kiến nghị các nghiên cứu bổ sung quy trình quy phạm phù hợp để giúp cho công tác quy hoạch, khảo sát, thiết kế, thi công và quản lý công trình ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần bảo đảm ổn định phát triển kinh tế xã hội trong vùng. |
13 | Thí nghiệm xác định cơ sở khoa học và các đặc trưng kỹ thuật hệ thống công trình hoàn lưu | ThS. Nguyễn Đăng Giáp | Công trình đảo chiều hoàn lưu là một sáng tạo đã được ứng dụng thành công trong thực tế, nhưng chưa xác lập được cơ sở khoa học công nghệ một cách hoàn thiện để có thể ứng dụng kết cấu này ra các vùng miền khác. Do đó, nhiệm vụ thí nghiệm là xác định mối quan hệ giữa các tham số bố trí công trình với hiệu quả bồi lắng, để ứng dụng trong công trình bảo vệ bờ đối với những khúc sông cong ở các vùng miền khác. Hiện tượng vật lý chủ yếu cần nghiên cứu là dòng bùn cát đi vào khu vực công trình sau khi dòng hoàn lưu khúc sông cong được đảo chiều. Nghiên cứu mang tính tổng quát, tìm ra quy luật chung, không dựa trên một đoạn sông cụ thể nào. |
14 | Kết quả nghiên cứu phân loại địa chất nền đê tỉnh Hà Nam theo quan điểm an toàn ổn định về thấm | ThS. Nguyễn Quốc Đạt | Hệ thống đê vùng đồng bằng Bắc Bộ được xây dựng trên nền trầm tích Haloxen thấm nước mạnh. Về mùa lũ khi nước sông lên cao thường xuất hiện mạch đùn, mạch sủi đê dọa an toàn của đê. Khả năng xảy ra biến dạng thấm khi nước sông lên cao phụ thuộc cấu trúc địa chất nền đê (chiều dày tầng thấm mạnh, chiều dày lớp phủ phía trên mặt và khoảng cách từ sông đến đê). Dựa vào tài liệu thu thập được và cách tiếp cận mới trong đánh giá an toàn về biến dạng thấm của nền đê, bài báo đã phân tích và đánh giá an toàn về thấm cho các tuyến đê chính của tỉnh Hà Nam, phục vụ cho công tác quản lý đê điều trên địa bàn tỉnh. |
15 | Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông Hồng và đề xuất giải pháp ổn định khu vực cửa vào sông Đáy | TS. Phạm Đình, | Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông Hồng qua cửa Đáy; Xây dựng mô hình toán sử dụng phần mềm MIKE 21FM-ST là mô hình 2D lòng động làm công cụ nghiên cứu, đề xuất và đánh giá hiệu quả giải pháp chỉnh trị ổn định đoạn sông Hồng qua cửa Đáy |
16 | Đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng kênh Tân Thành - Lò Gạch giai đoạn 2 | ThS. Trương Đức Toàn, | Đánh giá dự án với mục tiêu chính là nhằm xem xét các kết quả đạt được của dự án sau khi hoàn thành so với các mục tiêu đã đề ra trong giai đoạn lập và phê duyệt dự án, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý đầu tư nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả đâu tư. Đánh giá dự án ở nước ta là nội dung còn mới cả về phương pháp luận cũng như triển khai thực hiện. Trong bài báo này tác giả trao đổi và thảo luận một số nội dung về đánh giá đối với các dự án đầu tư thủy lợi từ đó kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đánh giá kết thúc dự án đầu tư thủy lợi. |
17 | Quy trình và chi phí thành lập, củng cố tổ chức hợp tác dùng nước trong hoạt động đầu tư thủy lợi | KS. Võ Thị Kim Dung, PGS.TS. Trần Chí Trung, PGS.TS. Đoàn Doãn Tuấn | Trong nhiều năm gần đây, các dự án đầu tư công trình thủy lợi (CTTL) ở Việt Nam bắt đầu quan tâm đến việc thành lập, củng cố Tổ chức hợp tác dùng nước (TC HTDN)- nội dung chủ yếu khi thực hiện quản lý tưới có sự tham gia (PIM). Đặc biệt, các dự án do nước ngoài tài trợ đều coi PIM là điều kiện tiên quyết để đầu tư vốn xây dựng, nâng cấp, khôi phục CTTL. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện PIM, hầu hết các địa phương đều gặp khó khăn vì quy trình thành lập, củng cố TC HTDN chưa thống nhất, chi phí thực hiện PIM chưa được đề cập và xác định trong tổng mức đầu tư của các dự án đầu tư CTTL. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu quy trình và chi phí thực hiện thành lập, củng cố TC HTDN. |
18 | Hiện trạng hệ thực vật bán ngập nước và lựa chọn các loài cây để trồng trên đất bán ngập ven hồ chứa thủy lợi khu vực ngoại thành Hà Nội | TS. Nguyễn Tân Vương, | Hệ thực vật ngập nước ven hồ chứa thủy lợi khu vực ngoại thành Hà Nội nghèo nàn, mật độ thưa thớt, bao gồm: Cỏ lá gừng (Axonopus sp.), Sậy (Phragmites sp.), Cói (Cyperus sp.), Thủy tràng (Salix sp.), Gáo nước (Cephalanthus sp.), Và khô (Rhamnaceae sp.), Sen (Nelumbo sp.) và Súng (Nympheaceae sp.). Ngoài cây bản địa, còn có cây nhập ngoại là Tràm Úc (Melaleuca leucadedra) và cây xâm hại Mai dương (Mimosa sp.). Dựa trên 6 tiêu chí trong biện pháp sinh học bảo vệ bờ đã được tổng kết trên thế giới và kết quả trồng thử nghiệm, 9 loài cây đã được lựa chọn để xây dựng mô hình thử nghiệm, bao gồm Vàng anh, Lộc vừng, Nhội, Liễu trắng, Tràm Úc, Thủy tràng, Gáo nước, Và khô, Sậy. |
19 | Các cơ sở khoa học chế độ ngập lụt do xả lũ hồ thủy điện Srok Phu Miêng trên sông Bé tỉnh Bình Phước | TS. Nguyễn Hữu Nhân | Bài viết này mô tả kết quả sử dụng phương pháp phân tích các điều kiện tự nhiên, kết quả khảo sát thực địa và mô hình tích hợp HydroGis để xác lập các cơ sở khoa khoa học mới và đặc trưng cho chế độ ngập lụt do xả lũ hồ thủy điện Srok Phu Miêng tại vùng hạ du trong các tổ hợp nhiều kịch bản xả lũ, mưa rào, trước và sau khi có hồ Phước Hòa, có tính đến hoạt động của hệ thống các công trình thủy-lợi thủy điện trên dòng chính sông Bé. Các kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với việc cảnh báo lũ, phân vùng ngập lụt, quy hoạch phát triển hạ tầng, xây dựng hệ thống cột mốc cảnh báo ngập do xả lũ của hồ thủy điện Srok Phu Miêng - một ví dụ điển hình về vấn đề ngập lụt tại hạ du các hồ chứa thủy điện có khả năng điều tiết lũ nhỏ ở Việt Nam |
20 | Xây dựng phần mềm phục vụ điều hành hồ chứa trong điều kiện hạn hán miền Trung - nghiên cứu điển hình cho hồ chứa Tân Giang, Ninh Thuận | KS. Nguyễn Xuân Lâm, | Trong những năm gần đây do những biến động bất thường về thời tiết cùng với các nguyên nhân khác do con người đã làm cho tình trạng thiếu nước và hạn hán ở các tỉnh miền Trung xảy ra ngày càng trở nên nghiêm trọng và thường xuyên hơn. Ninh Thuận là một tỉnh miền Trung được xếp vào khô hạn nhất toàn quốc. Điển hình là năm 2005, diện tích cây nông nghiệp bị hạn trong tỉnh đã lên tới 20- 25 %. Qua nghiên cứu đánh giá đã cho thấy công tác vận hành hồ chứa ở Ninh Thuận còn tồn tại nhiều hạn chế, đặc biệt là trong công tác đối phó với hạn hán. Lựa chọn hồ chứa Tân Giang trên sông Lu cho nghiên cứu điển hình, bài báo này sẽ phân tích hiện trạng vận hành hồ Tân Giang và đề xuất một giải pháp vận hành hồ trong điều kiện hạn hán trên cơ sở xây dựng Hệ thống hỗ trợ ra quyết đinh vận hành hồ (DSS-RO). Các kết quả tính toán của phần mềm đã được kiểm nghiệm với năm điển hình hạn 2005, so sánh cho thấy việc áp dụng DSS-RO có thể đem lại nhiều cải thiện cho công tác vận hành hồ chứa nước Tân Giang. |
II | Chuyển giao công nghệ |
|
|
1 | Hệ thống thông tin giám sát điều khiển, dự báo lũ và điều hành hồ chứa theo thời gian thực - Giải pháp nâng cao an toàn hồ chứa Việt Nam | ThS. Nguyễn Quốc Hiệp |
|
III | Chân dung, nghiên cứu điển hình |
|
|
1 | Tư vấn kỹ thuật xây dựng công trình thủy điện Sông Côn 2 - Một mô hình tư vấn chuyển giao công nghệ gắn với hợp tác quốc tế | ThS. Nguyễn Minh Việt |
|
IV | Thông tin hoạt động |
|
|