, 04/12/2024
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI
SỐ 50 (12/2018)
Trang Tên bài báo Tác giả Tóm tắt I Khoa học Công nghệ 2 VIỆN NƯỚC, TƯỚI TIÊU VÀ MÔI TRƯỜNG - PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong Phó Giám đốc Viện KHTLVN, Viện trưởng Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường 9 DẤU ẤN CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THỦY NÔNG TRONG SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC 60 NĂM QUA GS. TS. Nguyễn Tuấn Anh Nghiên cứu viên cao cấp, chủ nhiệm chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới, nguyên Viện trưởng viện KHTL Việt Nam 19 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ HẠN HÁN VÙNG NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN Nguyễn Tùng Phong Hà Hải Dương, Nguyễn Minh Tiến Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Hạn hán là một loại thiên tai, có thể xảy ra mọi nơi, cả vùng mưa ít và vùng mưa nhiều, cả trong mùa khô và mùa mưa, trên diện rộng hay cục bộ. Ở Việt Nam và đặc biệt là vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thì hạn hán xảy ra tương đối thường xuyên, chỉ sau bão và lũ, với xu thế ngày càng khắc nghiệt do tác động của biến đổi khí hậu.Những năm qua, Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng trong việc thực hiện các giải pháp ứng phó và quản lý hạn, đặc biệt là việc áp dụng các công cụ tiên tiến vào việc giám sát và dự báo hạn hán cũng như các công nghệ hiện đại giám sát thời gian thực tại các hồ chứa, các điểm phân phối nước quan trọng để sẵn sàng ứng phó với hán hạn, thiếu nước. Tuy nhiên, những cố gắng này là chưa đủ để đảm bảo ứng phó có hiệu quả với những tác động trước mắt và tiềm tàng của hạn hán. Vì thế nhu cầu cấp thiết đặt ra là làm sao phải ứng dụng được khoa học công nghệ trong việc ứng phó với hạn hán chủ động và bao gồm từ cảnh báo, dự báo sớm, xây dựng kịch bản, đánh giá thiệt hại, xây dựng danh sách lựa chọn và ưu tiên các giải pháp tổng hợp giảm thiểu những tác động của hạn hán, và đặc biệt tác động của hạn hán đối với cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong khuôn khổ bài báo này sẽ trình bày một số công cụ, kết quả ứng dụng khoa học công nghệ đã và đang được thí điểm tại một số tỉnh vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong việc ứng phó với hạn hán phục vụ sản xuất nông nghiệp. Từ khóa: Hạn hán, kiểm kê nước, quản lý rủi ro, sản xuất nông nghiệp. 28 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNHKIỂM SOÁT MẶN CHO LƯU VỰC SÔNG Nguyễn Xuân Lâm, Nguyễn Thiện Sơn Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường Nguyễn Tùng Phong, Trần Đức Trinh Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Hoàng Thanh Sơn, Vũ Thu Lan Viện Địa lý - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hệ thống hỗ trợ ra quyết định phục vụ công tác quản lý và vận hành kiểm soát mặn (DSS) là một khái niệm tương đối mới tại Việt Nam, mặc dù, khái niệm này đã được giới thiệu và ứng dụng tại nhiều nước trên thế giới. Bài viết giới thiệu về một số kết quả xây xây dựng một DSS cho quy hoạch và vận hành kiểm soát mặn cho hạ du lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn trong bối cảnh suy giảm nguồn nước và tranh chấp trên lưu vực. Từ khóa: Hệ thống hỗ trợ ra quyết định, quản lý và vận hành, kiểm soát mặn, lưu vực sông. 38 Nguyễn Đức Minh, Hà Hải Dương, Nguyễn Minh Tiến Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường Từ khóa:Hạn Hán, Hạn Nông Nghiệp, Viễn Thám, Ninh Thuận, ASIS, VHI, FAO 45 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NĂNG SUẤT NƯỚC TƯỚI Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Xuân Lâm, Nguyễn Thiện Sơn Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường Nông nghiệp là ngành sử dụng nước nhiều nhất, nhưng cũng là ngành có hiệu quả sử dụng nước rất thấp. Từ đó, việc nghiên cứu năng suất nước tướitrong bối cảnh ngày càng căng thẳng về nguồn nước sẽgóp phần giải quyết bài toán phát triển ngành nông nghiệp bền vững và hiệu quả. Bài báo tập trung đánh giá các phương pháp xác định năng suất nước tưới; các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và đề xuất các biện pháp cải thiện năng suất nước tưới. Từ khóa:Hiệu quả sử dụng nước, năng suất nước, nông nghiệp có tưới, công nghệ tưới tiết kiệm nước, năng suất nước tưới. 51 TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC KẾT HỢP CANH TÁC TIÊN TIẾN - GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHO CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VÙNG KHAN HIẾM NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nguyễn Tùng Phong Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Trần Hùng, Nguyễn Xuân Kiều Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường Biến đối khí hậu không chỉ làm gia tăng hạn hán, suy kiệt nguồn nước tưới mà còn làm thay đổi điều kiện canh tác cũng như điều kiện sinh trưởng của cây trồng. Tưới tiết kiệm nước là công cụ thực thi các giải pháp khoa học giúp sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên trong sản xuất nông nghiệp như nước tưới, đất, phân bón nhân công…tăng khả năng thích ứng với các bất thường về khí hậu gây ra từ đó giúp gia tăng bền vững giá trị sản xuất nông nghiệp. Bài báo giới thiệu một số kết quả nghiên cứu khảo nghiệm áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước kết hợp với các giải pháp canh tác tiên tiến cho một số cây trồng chủ lực tại các vùng khô hạn, vùng đất dốc khan hiếm nguồn nước 60 QUY TRÌNH TƯỚI TIÊU KHOA HỌC CHO LÚA, GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH (CH4, N2O) VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Lê Xuân Quang Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường Quy trình tưới tiêu khoa học cho lúa, tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính theo kinh nghiệm từ Nhật Bản là kết quả nghiên cứu từ đề tài hợp tác quốc tế theo nghị định thư với Nhật Bản, đề tài được nghiên cứu thử nghiệm trong 6 vụ (2015÷2017) tại xã Phú Thịnh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên theo 3 công thức tưới: công thức tưới khô kiệt (giai đoạn rút nước khi mực nước ruộng ở mức -15 cm so với mặt ruộng mới tưới lại), công thức tưới khô vừa (giai đoạn rút nước khi mực nước ruộng ở mức -5 cm so với mặt ruộng mới tưới lại) và công thức tưới truyền thống có tổng diện tích khu thí nghiệm 50,2 ha. Kết quả cho lượng nước tưới trung bình của khô kiệt bằng 65,7% và khô vừa và bằng 74,2% so với khu truyền thống. Khu khô vừa cho năng suất cao nhất 7,60 tấn/ha. Lượng phát thải khí nhà kính trong 3 năm công thức tưới khô kiệt thấp nhất, tiết kiệm được 35,47% và công thức tưới khô vừa giảm được 30,21% so với công thức tưới truyền thống; lượng phát thải khí CH4 vụ Mùa gấp từ 1,97 đến 7,13 lần vụ xuân. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất quy trình tưới tiêu khoa học cho lúa áp dụng cho vùng ĐBSH là kết hợp giữa công thức tưới khô vừa và khô kiệt (giai đoạn rút nước khi mực nước ruộng ở mức -10 cm so với mặt ruộng thì mới tưới lại); quy trình có tổng lượng nước tưới vụ Xuân từ 3100÷3900 m3/ha; vụ Mùa từ 2500÷3400 m3/ha. Từ khóa:Quản lý nước mặt ruộng lúa, kỹ thuật tưới khô ướt xen kẽ, giảm phát thải khí nhà kính 74 HỆ THỐNG CẤP, THOÁT NƯỚC CHO NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VÙNG VEN BIỂN Hà Văn Thái, Phạm Văn Đông Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường Tôm thẻ chân trắng hiện nay là đối tượng nuôi chủ lực của các tỉnh khu vực ven biển Bắc Trung bộ. Với năng suất đạt trung bình 10 – 20 tấn/ha/vụ, lợi nhuận thu được từ 600 triệu đến 1000 triệu/ha/vụ, nhiều vùng đất bạc màu, hoang hóa đã trở thành “đất vàng” cho nghề nuôi tôm. Thực tiễn cho thấy bên cạnh những thành công vẫn còn nhiều yếu tố bất cập: Quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi không đồng bộ; các hộ nuôi nhỏ lẻ, tự phát và thiếu kinh nghiệm trong bố trí hệ thống cấp, thoát nước; các khu nuôi không bố trí các ao chứa xử lý nước cấp, nước thải… mà hệ lụy gây nên là môi trường đất, nước bị ô nhiễm, dịch bệnh lây lan nhiều dẫn đến rủi ro cao trong nuôi trồng và phá vỡ hệ sinh thái ven biển. Nội dung bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu đề xuất giải pháp bố trí hệ thống cấp, thoát nước cho cho khu nuôi vùng triều và khu nuôi trên cát với 4 trường hợp: (1) Mô hình có kênh cấp và kênh tiêu riêng biệt có ao lắng và ao xử lý bố trí tập trung; (2) Mô hình nuôi bố trí ao trữ lắng tập trung, ao xử lý phân tán; (3) Mô hình nuôi bố trí ao lắng và ao xử lý phân tán; (4) Ao trữ, lắng phân tán và ao xử lý tập trung. Nghiên cứu sẽ góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và hướng tới sản xuất nuôi trồng bên vững, có khả năng nhân rộng cho nhiều vùng khác. Từ khóa:Hệ thống cấp thoát nước, tôm thẻ chân trắng, ven biển, Bắc Trung Bộ 81 CẢI THIỆN PHƯƠNG PHÁP TƯỚI TIÊU ĐỂ GIẢM THIỂU ĐỘ MẶN TRONG VÙNG RỄ NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT LÚA Ở VÙNG VEN BIỂN PHÍA BẮC VIỆT NAM THÔNG QUA KỸ THUẬT ĐỒNG VỊ VÀ CÁC KỸ THUẬT KHÁC LIÊN QUAN Dương Hải Sinh, Khương Minh Cường Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường Đặng Đức Nhận Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam Hà Lan Anh Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân L.K. Heng Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, IAEA Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu tìm kiếm một phương pháp tưới tiêu phù hợp thay thế phương pháp truyền thống để giảm thiểu độ mặn trong vùng rễ nhằm cải thiện năng suất của các giống lúa “thơm” đặc biệt được trồng trên Đất mặn nhiều ở vùng ven biển Hải Huyện Hậu, tỉnh Nam Định, miền Bắc Việt Nam. Đối với nghiên cứu này, kỹ thuật đồng vị kết hợp với các kỹ thuật thủy văn đã được áp dụng để điều tra nguồn gốc của độ mặn trong nước tại vùng rễ. Các kỹ thuật bao gồm: i) xác định mối liên hệ giữa tỷ lệ đơterivà oxy-18 ký hiệu(2H và18O) trong lượng mưa cục bộ, trong nước tưới và trong nước tại vùng rễ; ii)điều tra mối liên hệ giữa hàm lượngion Ca2+, Mg2+ and Na+trao đổi và nồng độ clorua trong nước lỗ rỗng; iii)điều tra mối liên hệ của18O vànồng độ clorua trong nước tại vùng rễ. Biết được nguồn gốc của độ mặn trong vùng rễ, người ta có thể đề xuất một phương pháp tưới tiêu mới nhằm giảm thiểu độ mặn trong đất trồng trọt. Từ khóa: xâm nhập nước mặn; tưới tiêu; tỷ lệ oxy-18, trao đổi ion Ca-Na 93 Lê Xuân Quang Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường Miền Trung là khu vực hạn hán nhất cả nước, có tiềm năng đất cát ven biển rộng lớn đang được sử dụng để phát triển nông nghiệp. Với tính hiệu quả về nhiều mặt đã được nghiên cứu và kiểm chứng trong thực tiễn ở nước ta thời gian qua (tiết kiệm nước, giảm đáng kể công chăm sóc và chi phí tưới nước, góp phần gia tăng thu nhập,vv...so với các kỹ thuật tưới truyền thống), việc áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước (tưới phun mưa) cho cây trồng cạn nói chung và cho cây hành nói riêng là rất cần thiết, cần được nhân rộng. Quy trình tưới phun mưa cho cây hành khu vực miền Trung là một trong các sản phẩm chính của Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ “Hoàn thiện giải pháp công nghệ và tích hợp thiết bị tưới tiên tiến, tiết kiệm nước chi phí thấp cho các vùng cây trồng ngắn ngày rau màu, cây công nghiệp”. Mô hình để hoàn thiện quy trình tưới phun mưa cho cây hành được bố trí tại xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An có quy mô 2 ha, được theo dõi đo đạc từ năm 2016÷2017, kết quả đã hoàn thiện được quy trình tưới cho cây hành khu vực miền Trung với mức tưới mỗi lần từ 20÷35 m3/ha; tổng lượng nước tưới vụ Xuân 1060÷1250 m3/ha-vụ; vụ Hè 860÷1015 m3/ha-vụ; vụ Thu 840÷990 m3/ha-vụ; vụ Đông 640÷755 m3/ha-vụ, đây là cơ sở khoa học để Tổng cục Thủy lợi ra quyết định ban hành và áp dụng tại khu vực miền Trung. Từ khóa:Quy trình tưới phun mưa cho hành, tưới tiết kiệm nước cho rau màu 101 NGHIÊN CỨU KHẢO NGHIỆM CHẾ ĐỘ TƯỚI, ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC CHO CÂY TIÊU VÙNG TÂY NGUYÊN BẰNG KỸ THUẬT TƯỚI NHỎ GIỌT VÀ PHUN MƯA TẠI GỐC Bùi Công Kiên Trung tâm Tư vấn Quản lý Thủy nông có sự tham gia của người dân Hồ tiêu là một trong những cây trồng chủ lực của các tỉnh Tây Nguyên (TN). Với diện tích chiếm hơn 50% diện tích hồ tiêu của cả nước, cây hồ tiêu đã và đang trở thành cây “mũi nhọn chiến lược”, cây làm giàu của nông dân trong vùng. Mặc dù việc cung cấp đủ nước và kịp thời mang tính quyết định đến năng xuất, sản lượng cây hồ tiêu, hiện nay, nông dân trông tiêu tưới nước chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của bản thân, dẫn đến năng xuất thấp, cây suy yếu, dễ nhiễm bệnh dịch. Bài báo này, trên cơ sở phân tích nghiên cứu khảo nghiệm chế độ tưới cho cây hồ tiêu vùng Tây Nguyên, cung cấp quy trình tưới cây hồ tiêu bằng kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước nhằm góp phần phát triển bền vững cây hồ tiêu ở nước ta. 109 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÃ HỘI HÓA ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN VÙNG TÂY BẮC Phạm Văn Ban Trung tâm Tư vấn Quản lý Thủy nông có sự tham gia của người dân Trong những năm qua Chính phủ đã tập trung nhiều nguồn lực kinh tế và ban hành nhiều chính sách để phát triển mạng lưới cấp nước sạch nông thôn, nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, công tác quản lý vận hành sau đầu tư thì chưa được quan tâm thích đáng, dẫn đến công trình hoạt động kém hiệu quả, thậm chí ngừng hoạt động sau một thời gian ngắn, vùng Tây Bắc là một ví dụ. Phần lớn công trình cấp nước tập trung vùng Tây Bắc sau khi xây dựng xong được bàn giao cho người dân, chính quyền xã tự quản lý vận hành. Công tác tổ chức thiếu chuyên nghiệp do không được đào tạo, tập huấn chuyên môn. Bên cạnh đó, cấp nước sạch nông thôn tại vùng Tây Bắc đa số tập trung vào mục đích đảm bảo an sinh xã hội nên mang tính bao cấp và phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước, chưa phát huy được xã hội hóa. Do vậy, cấp nước sạch nông thôn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt trong công tác quản lý, vận hành. Bài báo này, đánh giá kết quả thực trạng sự tham gia của các bên trong đầu tư, quản lý công trình cấp nước sạch, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công trình cấp nước sạch vùng Tây Bắc. Từ khóa: xã hội hóa, công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, quản lý công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, đầu tư, cộng đồng 118 NGHIÊN CỨU DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG HỆ THỐNG THỦY LỢI BẮC HƯNG HẢI THEO CÁC KỊCH BẢN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020 Vũ Thị Thanh Hương Nguyễn Đức Phong Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường Nguyễn Xuân Khôi Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường Nội dung bài viết về kết quả dự báo chất lượng nước trong HTTL Bắc Hưng Hải theo các kịch bản phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020. Kết quả dự báo cho thấy các chỉ tiêu DO, BOD5, NH4+ ở kịch bản PT2 và PT3 không được cải thiện nhiều so với kịch bản PT1. Ở kịch bản PT4 chất lượng nước được cải thiện tốt nhất. Tại 12 vị trí dự báo, chỉ còn 1 vị trí có các chỉ tiêu DO, BOD5, NH4+ không đạt tiêu chuẩn của nước tưới. Ở kịch bản PT5, mức độ ô nhiễm nước rất nghiêm trọng, 11/12 vị trí quan trắc có hàm lượng DO, BOD5, NH4+ vượt tiêu chuẩn nước tưới. Từ kết quả dự báo đã khuyến cáo đến 2020 tỷ lệ nước thải được xử lý phải đạt ≥ 90% mới đảm báo chất lượng nước phục vụ tưới tiêu. Trường hợp đặt mục tiêu tỷ lệ nước thải được xử lý 50-70% cần phải kết hợp với nhiều biện pháp hỗ trợ như: Cải tạo, xây mới các công trình tưới, tiêu để tăng nguồn cấp nước, cải thiện dòng chảy môi trường; Vận hành các công trình xả nước thải để giảm thiểu ô nhiễm nước. Từ khóa: dự báo, chất lượng nước, kịch bản, phát triển KTXH, Bắc Hưng Hải 129 NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VỀ Vũ Thị Thanh Hương, Vũ Quốc Chính,Phạm Thị Phương Thảo Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường Trên cơ sở kết quả khảo sát tại 13 hệ thống thủy lợi (HTTL) đại diện cho các vùng Bắc, Trung, Nam, nội dung bài viết đánh giá về hiện trạng quản lý môi trường nước (QLMTN) trong HTTL bao gồm từ năng lực quản lý, nguồn tài chính, các văn bản quản lý, các hoạt động triển khai như công tác giám sát, dự báo chất lượng nước, vận hành tưới tiêu để giảm thiểu ô nhiễm nước, cải tạo, xây mới các công trình tưới, tiêu để cải thiện dòng chảy môi trường, quản lý nguồn thải, cấp phép xả nước thải vào HTTL. Những tồn tại trong công tác QLMTN trong HTTL là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước như hiện nay và xu hướng sẽ ngày càng gia tăng. Để quản lý môi trường nước trong HTTL đòi hỏi phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và ngành Nông nghiệp và PTNT cần phải coi đây là nhiệm vụ ưu tiên bởi tình trạng ô nhiễm nước không được giải quyết sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, ảnh hưởng đến dân sinh và các ngành kinh tế. Từ khóa: Quản lý, Môi trường nước, hệ thống thủy lợi 139 GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC MƯA VÀ NƯỚC MẶT Trần Hưng, Phạm Đình Kiên, Lê Xuân Quang, Ngô MinhĐức Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường Phạm Văn Ban Trung tâm tư vấn quản lý thủy nông có sự tham gia của người dân Tình trạng thiếu nước sạch phục vụ sinh hoạt làm cho đời sống của người dân vùng Tây Bắc gặp thêm nhiều khó khăn. Đã có khá nhiều công trình cấp nước, giải pháp xử lý nước được ứng dụng, nhưng tình trạng nhiều công trình sau khi đưa vào sử dụng được thời gian ngắn đã không phát huy được hiệu quả, đặc biệt là chất lượng nước chưa đạt QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. Từ kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng tại 6 tỉnh trong vùng Tây Bắc, các cơ sở khoa học và nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực xử lý nước sạch, nhóm tác giả đã nghiên cứu và đề xuất 03 giải pháp công nghệxử lý nước mưa, nước mặt (quy mô hộ gia đình, tổ chức và cụm dân cư) phục vụ sinh hoạt cho người dân và dự kiến xây dựng 6 mô hình tại Lào Cai và Bắc Kạn. Từ khóa: nước sạch, nước mặt, nước mưa, công nghệ xử lý, giải pháp xử lý nước
10 NĂM HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN
VU GIA - THU BỒNXÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT HẠN NÔNG NGHIỆP BẰNG DỮ LIỆU VỆ TINH, THÍ ĐIỂM TẠI TỈNH NINH THUẬN, VIỆT NAM
Hạn hán được dự báo sẽ sẽ nghiêm trọng hơn và thường xuyên hơn trong tương lai ở nhiều nơi trên thế giới theo các kịch bản khí hậu cũng như mô hình khí hậu toàn cầu. Các nước đang phát triển như Việt Nam cần nhiều công cụ hỗ trợ để nhanh chóng xác định điểm nóng hạn hán và giúp đưa ra quyết định tốt hơn, đặc biệt là trong điều kiện khí hậu biến đổi bất thường như hiện nay. Hệ thống Chỉ số căng thẳng nông nghiệp dựa trên ảnh vệ tinh AVHRR (ASIS) do FAO phát triển đã được hiệu chỉnh riêng cho Ninh Thuận để tính toán sự phân bố hạn hán theo không gian và thời gian trong lịch sử 30 năm liên tục từ 1985 đến 2015. Phiên bản ASIS độc lập cho Ninh Thuận được hiệu chỉnh bằng cách sử dụng (1) giới hạn vùng nông nghiệp các cây lúa, mùa và cây lâu năm để đảm bảo chỉ có các pixel cây trồng được tính toán, (2) giới hạn lịch thời vụ qua đó các tính toán chỉ được thực hiện trong thời gian mùa vụ và (3) hệ số cây trồng (Kc) được tích hợp vào chỉ số hạn VHI qua đó nhấn mạnh sự nhạy cảm của từng giai đoạn phát triển sự thiếu nước. Kết quả cho thấy những năm hạn hán khắc nghiệt nhất xảy ra ở Ninh Thuận là năm 1986, 1992, 1998, 2002, 2005 và 2015 tương quan mạnh với các sự kiện El Nino. Hệ thống ASIS phát triển độc lập cho tỉnh Ninh Thuận đã cho kết quả giám sát hạn hán có độ chính xác cao phù hợp với các sự kiện hạn đã xảy ra trong lịch sử ở Ninh Thuận. Hệ thống này có thể giúp hỗ trợ ra quyết định trong việc vận hành tối ưu hệ thống tưới tiêu ở Ninh Thuận cũng như khắc phục sự cố do hạn hán gây ra. Qua đó có thể làm tiền đề để xây dựng cho một hệ thống giám sát và cảnh báo sớm hạn hán cho toàn Việt Nam
QUY TRÌNH TƯỚI PHUN MƯA CHO CÂY HÀNH
KHU VỰC MIỀN TRUNGĐẩy mạnh áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn là một trong những nhiệm vụ quan trọng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt ra trong quá trình triển khai thực hiện các đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thủy lợi với mục tiêu đến năm 2020 có 500.000 ha cây trồng cạn được áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
Đoàn Doãn Tuấn
Phạm Văn Ban
Đoàn Doãn Tuấn
Trần Việt Dũng
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG HỆ THỐNG THỦY LỢI
PHỤC VỤ SINH HOẠT CHO NGƯỜI DÂN VÙNG TÂY BẮC